Nhưng khoản phụ phí 3D đó có đáng không? Đó là lý do chúng tôi ở đây trong bài viết mới nhất của mục
3D hay không 3D, trong đó chúng tôi phân tích hiệu ứng 3D của
World War Z
thành từng phần riêng biệt và giúp bạn quyết định mua vé xem bản nào.
Trước khi đến rạp cuối tuần này, hãy xem qua hướng dẫn của chúng tôi cái
đã.
Tính phù hợp
Không còn giới hạn những bộ phim tìm kiếm những màn câu khách thị giác và
hoành tráng, 3D được áp dụng gần như vào mọi thể loại phim ngày nay,
nhưng xem ra 3D có tác dụng nhất ở một vài loại đặc thù: phim hành động
đại cảnh, phim hoạt hình, hoặc bất kỳ phim nào muốn có một chút sợ hãi
giả tạo.
World War Z phù hợp với hai trong những thể loại này
(dù cũng có rất nhiều hoạt hình), và giữa những đại cảnh zombie giày xéo
các thành phố, những khoảnh khắc cận cảnh với những gương mặt gây kinh
hoàng của zombie, có rất nhiều tiềm năng để 3D bổ sung hiệu ứng vào bộ
phim kinh dị và căng thẳng tăng dần dần này.
Điểm: 5/5Kế hoạch & Công sức
Đáng tiếc, phim có mọi tiềm năng trên đời để phát huy tác dụng 3D và sẽ tả tơi manh mún nếu bạn không dồn công sức vào.
World War Z
có một trong những quá trình chế tác trắc trở khét tiếng nhất trong ký
ức gần đây, và khi bạn có mặt trên một phim trường mà người ta đồn đãi
rằng đạo diễn và diễn viên chính thậm chí không nói đến mặt nhau, khó mà
lên hoạch được gì, chưa kể một quá trình chuyển đổi 3D xảy ra nhiều
tháng sau đó. Không rõ chính xác khi nào Paramount chọn chuyển đổi phim
này sang 3D, nhưng công chúng không hay biết gì cho đến khi một quảng
cáo trên truyền hình trong giải đấu Super Bowl chào hàng 3D. Hồi tháng
rồi, khi phim được trình chiếu những phần khác nhau cho đủ loại nhân vật
quan trọng, đạo diễn Marc Forster vẫn còn đang làm việc với quá trình
chuyển đổi. Tác giả bài viết này không biết liệu có phải có khả năng là
không hề có kế hoạch 3D cho một phim lớn như thế này không.
Điểm: 1/5Trước màn ảnh
Hạng mục này, đề cập đến khoảng không đằng trước "khung cửa sổ" màn ảnh
cho những vật thể 3D có thể xồ vào mặt khán giả, là chỗ mà những phim
zombie thông thường có thể rất thú vị, quẳng các thứ vũ khí hoặc các bộ
phận cơ thể vào mặt khán giả khiến họ phải thét lên. Nhưng
World War Z,
với nhãn phân loại PG-13 và quy mô toàn cầu, nào phải phim zombie thông
thường, và giọng điệu u ám của phim nghĩa là các nhà làm phim không hề
có ý định làm cái gì phô trương cường điệu thực sự có với 3D. Tuy nhiên
đây là một hiệu ứng khó mà đạt được bằng hậu chuyển đổi, nên chẳng có gì
ngạc nhiên khi ít thấy hiệu ứng này trong phim.
Điểm: 1/5Sâu trong màn ảnh
Tình thật mà nói, có rất nhiều hiệu ứng sâu trong màn ảnh xảy ra hơn là
tác giả tưởng, và một số đại cảnh trong phim liên quan đến việc làm cho
khung hình sâu hơn. Nhưng máy quay của Forster ở một trong những đại
cảnh lớn nhất lại quá rung và cuồng lên đến nỗi tác gải cứ phải chật vật
chỉ để tập trung vào chuyện đang xảy ra, mà không thấy chiều sâu 3D. Có
một nhúm cảnh tĩnh – như cảnh Brad Pitt và gia đình phản chiếu bóng
trên vũng nước – có hiệu ứng chiều sâu ấn tượng. Nhưng trong những cảnh
lẽ ra có thể bổ sung hiệu ứng này tốt nhất thì lại không thấy.
Điểm: 2/5Độ sáng
Phim kinh dị và 3D có khuynh hướng hòa hợp tốt trừ một yếu tố này: rất
nhiều, rất nhiều cảnh diễn ra trong đêm tối. Đeo kính 3D tức là đeo kính
râm trong nhà, và các nhà làm phim phải bù đắp thật nhiêu hiệu ứng mờ
ảo đó.
World War Z đã làm khá tốt việc bù đắp, nhưng có nhiều
cảnh – trong đó có một cảnh chạy trốn căng thẳng trong một tòa nhà chung
cư tối lờ mờ -- bạn chỉ những muốn ước gì có thể tăng thêm chút xíu ánh
sáng. Không phải nhà làm phim không bù đắp đủ, vấn đề là bạn chẳng thể
nào đừng được mà phải nhận ra rằng một vài trong số những cảnh đó đã
được lên kế hoạch trước khi nhà làm phim biết rằng khán giả của họ sẽ
phải đeo kính mà xem.
Điểm: 3/5Thử bỏ kính
Trong
World War Z có vô số cảnh mà tác giả bài này buộc lòng
phải bỏ kính ra, quá mất định hướng bởi hành động đến nỗi tác giả cho
rằng bỏ kính ra sẽ giúp mình tập trung hơn. Thường thì tác giả gỡ kính
để làm phép thử xem hiệu ứng 3D mà chúng ta thực sự nhận được nhiều đến
mức nào – hình ảnh càng nhòe khi bỏ kính thì 3D càng "lồi" khi đeo kính
trở vào. Trong những cảnh hành động của
World War Z sự nhòe
hình ảnh là tối thiểu, nhưng cũng đủ để khiến tác giả say sóng khi đeo
kính. Thực tình là cả hai thứ đều quá tệ -- không nhiều hiệu ứng 3D,
nhưng vẫn đủ để khiến phim khó xem.
Điểm: 1/5Sức khỏe khán giả
Lâu lắm rồi, lâu lắm từ cái hồi tác giả còn phát ốm vì xem phim 3D, vậy
mà tác giả thấy thực sự lo ngại cho sức khỏe của mình trong rất nhiều
cảnh hành động của
World War Z. Có một lý do là hầu hết phim 3D
tránh cách quay rung giật – khi bạn có thêm lớp (layer) hành động để
tập trung chú ý, máy quay rung có thể khiến mọi thứ hầu như khó mà theo
dõi được. Như vừa nói trên, tác giả bỏ kính ra vài lần không phải để
kiểm chứng hiệu ứng 3D, mà để toàn mạng khi máy quay bay lượn khắp chốn.
Đây không phải là bằng chứng duy nhất cho thấy không ai lên kế hoạch
làm 3D khi họ quay những cảnh này – đây là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho
thấy 3D trong
World War Z hủy hoại trải nghiệm xem phim của bạn.
Điểm: 1/5
BẢNG ĐIỂM
|
Tính phù hợp
|
5
|
Kế hoạch và công sức
|
1 |
Trước màn ảnh
|
1 |
Sâu trong màn ảnh
|
2 |
Độ sáng
|
3
|
Thử bỏ kính
|
1 |
Sức khỏe của khán giả
|
1 |
Tổng điểm
|
15 (trên tối đa 35 điểm)
|
Kết luận Với tất cả những vấn đề mà báo chí đã đưa tin tác giả ngạc nhiên rằng
World War Z
có cái gì để coi là một phim. Nhưng việc chuyển đổi 3D là tất cả mọi
điều mà phim này được đồn đãi -- tùy tiện, non tay, không cần thiết và
trong một số trường hợp, phát ghê tởm. Hãy tránh xa. Hãy tránh xa hãy
tránh xa. Khó có thể hình dung ra sự phung phí cho phim 3D nào hơn của
bạn trong mùa hè năm nay.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi