Bình luận phim

Thế chiến Z

21/06/2013

Về nhiều mặt, World War Z như mô tả cuộc đời thực của Brad Pitt. Anh nấu bữa sáng ấm cúng ở nhà mỗi sáng cho gia đình. Anh chu du khắp thế giới làm việc thiện. Anh nhận nuôi những đứa trẻ đa chủng tộc nghèo khó.

Chỉ có hai sự khác biệt.

Angelina Jolie không có ở đây.

Và thây ma thì có ở khắp nơi.

Đúng thế, phim mới nhất của Pitt có nhiều yếu tố hiện thực. Một phần là hình ảnh ông bố điển trai với cái nhìn lý tưởng về việc hàn gắn thế giới. Và phần còn lại…phần còn lại được mượn từ The Crazies28 Days Later.

Đây vẫn là một ý tưởng khá vững chắc cho một bộ phim kinh dị. Một “virus điên” đang biến mọi người thành những quái thú điên dại. Mười giây sau khi chúng cắn bạn, bạn biến thành người như chúng. Coi chừng đằng sau lưng nghe!

Chạy đi!

Điểm mạnh của World War Z — ngoài hình ảnh ông bố đưa bữa sáng muộn cho gia đình của Pitt — là ngân sách khổng lồ, với câu chuyện mang tầm toàn cầu, chia bộ phim thành bốn màn rõ ràng.

Đầu tiên là Pitt đang ở Philadelphia khi thành phố bị tấn công. Anh và gia đình chạy trốn đến Newark, rồi được quân đội Mỹ cứu bằng máy bay. Họ dường như muốn Pitt (với lịch sử làm cho Liên hợp quốc không mấy rõ ràng) giúp họ tìm người đầu tiên nhiễm dịch.

Pitt được cử đi đi khắp nơi cùng với một nhà khoa học và một vài anh lính. Họ nhảy từ Hàn Quốc sang Israel đến xứ Wales, tìm được nhiều manh mối nhưng lại mất nhân viên quan trọng nhất của mình.

Quy mô đầy tham vọng của bộ phim thật khác lạ cho một phim về thây ma. Thây ma trong phim có một sự khác biệt mới mẻ, họ có trí óc của côn trùng, luôn trèo lên người nhau như kiến để đến được đích.

Nhưng bộ phim, đã từng đi qua nhiều tay biên kịch và nhiều thay đổi, quay lại các cảnh quay, tạo cảm giác rời rạc, như nhiều câu chuyện khác nhau ráp làm một.

Những phần riêng lẻ thì rất tuyệt. Cảm xúc cao trào trong giờ đầu tiên, khi Pitt và gia đình chạy trốn; phần ba mang lại chút ly kỳ và thú vị ở những miền đất mới, khi Pitt bị một đám thây ma đuổi chạy quanh Malta.

Chuyến đi tẻ nhạt tới Hàn Quốc chẳng giải quyết được vấn đề gì, và chuyến thứ tư cũng có vẻ thông minh khi Pitt giam mình ở Tổ chức Y tế Thế giới ở xứ Wales và bắt đầu hiểu ra vấn đề.

Vấn đề với cách chắp ghép thế này là mọi thứ cảm giác như phim nhiều tập.

Tất nhiên, có thể yếu tố nhiều tập đó có thể là mục đích của bộ phim – được mô tả là một lịch sử truyền miệng của cuộc chiến thây ma, với nhiều góc kể khác nhau. Nhưng để biến phim thành “phim Brad Pitt”, những góc kể đó đều được đưa qua ống kinh của nhân vật chính. Việc này phá vỡ yếu tố nhiều góc độ đó. Gia đình Pitt được giới thiệu rồi bỗng nhiên biến mất. Vai trò của anh kết thúc trước khi bộ phim đi đến một cái kết thỏa đáng.

Pitt cũng tàm tạm, đạo diễn Mark Forster tạo một vài hình ảnh đẹp mắt với thây ma của mình và phim có vài khoảnh khắc hay. Một số cảnh ở Newark thật sự khiến bạn thót tim vì sợ.

Nhưng kể cả khi không biết về việc phim phải quay lại và biên tập lại nhiều lần, hay không để ý đến lượng lớn tên nhà biên kịch, bạn sẽ khó lòng bỏ qua sự chuyển cảnh đột ngột. Đây là một câu chuyện thây ma. Nhưng bộ phim mang cảm giác như một tên quái vật của Frankenstein – nhiều bộ phận khác nhau được khâu lại với nhau và hoạt động một cách không nhuần nhuyễn.

Đánh giá: ★★ ½

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi