Tin tức

7 bất ngờ thú vị của lịch sử làm phim Hồng Kông

08/06/2023

Hồng Kông là khu vực sản xuất nhiều phim trong khoảng 100 năm qua, có một lịch sử điện ảnh phong phú và đa dạng.

Nhưng có một số khía cạnh của lịch sử làm phim Hồng Kông có thể khán giả chưa biết.

(Từ trái sang) Thành Long, Lưu Đức Hoa và Nguyên Bưu trong một cảnh phim Twinkle Twinkle Lucky Stars / Ngôi sao may mắn. Lưu Đức Hoa, đã học được vài kỹ năng công phu, nói rằng Hồng Kim Bảo đã dạy cách “diễn như một ngôi sao võ thuật trước ống kính”

Phim khiêu dâm tồn tại trước khi có phim cấp III

Phim cấp III có nội dung bạo lực và khiêu dâm của Hồng Kông (phim người lớn) nổi tiếng khắp nơi, mặc dù thể loại này mãi đến năm 1988 mới được giới thiệu nhưng đã có mốt dành cho thể loại phim khiêu dâm như thế hồi những năm 1970.

Phim võ thuật hết thời, và các hãng phim như Thiệu thị Huynh Đệ cho rằng tình dục là cách giành lại khán giả cả trong nước lẫn ngoài nước.

“Các nhà làm phim Hồng Kông điên cuồng tìm kiếm sự thành công thay thế mà giờ đây dường như đã xuất hiện trở lại ở chế độ đã sẵn sàng, tình dục (sex-Sensual-Erotic-X-rated) (khoái lạc–Khiêu dâm–xếp loại X),” tạp chí Film Asia năm 1977 viết.

Cảnh trong phim Oriental Playgirls, xuất phẩm của Thiệu Thị Huynh Đệ năm 1976 do Lữ Kỳ đạo diễn

“Các nhà sản xuất phim địa phương hy vọng thâm nhập thị trường điện ảnh béo bở này bằng cách thỏa mãn sự thèm muốn khoái lạc tình dục châu Á của người châu Âu.”

Những phim được sản xuất trong thời kỳ này gồm The Story of Susan có bối cảnh triều Minh, “một trong những phim gợi cảm lập dị nhất xuất hiện dưới bầu trời phương Đông,” theo nhà phê bình điện ảnh Hồng Kông Mel Tobias, và Oriental Playgirls, rất phóng đãng, “người ta gần như buộc phải lôi ra lọ khử mùi và xịt một phát vào màn ảnh.”

Trần Bình trong Sensual Pleasures của Thiệu Thị Huynh Đệ năm 1978

Sensual Pleasures có “quả bom sex Trần Bình của Thiệu Thị Huynh Đệ đóng là một cảnh đáng yêu đối với những kẻ bạo dâm châu Á và những ai cuồng đồ da,” Mel Tobias viết.

Những phim đó làm cho phim cấp III sau này nhạt phèo.

Lưu Đức Hoa biết võ

Nhiều ngôi sao điện ảnh Hồng Kông không tập luyện võ thuật, và họ chỉ đơn giản làm theo các động tác mà biên đạo võ thuật thị phạm trên trường quay, hoặc để diễn viên đóng thế thực hiện. Ví dụ như Lâm Thanh Hà, nữ hoàng phim võ hiệp những năm 1990, không biết võ.

Song Lưu Đức Hoa, mặc dù là một thần tượng Hồng Kông ăn mặc bảnh bao tầm cỡ, đã có thời gian học kung fu. “Đầu những năm 1980, tôi đang trong giai đoạn chuyển tiếp, từ truyền hình sang màn ảnh rộng, và không có công việc nào cả,” anh nói tại Liên hoan phim Viễn Đông Udine ở Italy.

“Tôi dành thời gian rảnh rỗi này học cưỡi ngựa và học võ,… Vì thế tôi có vài kỹ năng cơ bản trước khi có cơ hội đóng cảnh hành động.”

Lưu Đức Hoa trong một cảnh phim hành động Thiếu lâm tự, do Trần Mộc Thắng đạo diễn năm 2011

Lưu Đức Hoa cho biết anh còn học hỏi nhiều từ Hồng Kim Bảo khi tham gia phim võ thuật hài Ngôi sao may mắn. “Anh ấy huấn luyện tôi diễn xuất như một ngôi sao võ thuật trước ống kính.”

Những diễn viên chính kịch khác biết kung fu gồm Lương Triều Vỹ, anh đã học Vịnh Xuân quyền vài năm để chuẩn bị cho phim The Grandmaster / Nhất đại tông sư của Vương Gia Vệ.

Đạo diễn phim võ thuật Trương Triệt từng là chính trị gia

Chính trị và giải trí chắc chắn đã làm nên huyền thoại Trương Triệt của Thiệu Thị Huynh Đệ.

Đạo diễn Trương Triệt đã thay đổi diện mạo điện ảnh Hồng Kông những năm 1960 với phim võ thuật đình đám có tính khuôn mẫu như One-Armed Swordsman / Độc thủ đại hiệp. Song trước khi gia nhập ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông, ông từng tham gia chính trị.

Đạo diễn Trương Triệt đã thay đổi diện mạo điện ảnh Hồng Kông những năm 1960 với phim võ thuật đình đám có tính khuôn mẫu như Độc thủ đại hiệp

Ông nói rằng mình có một tuổi thơ không mấy êm đềm trong một gia đình giàu có, trưởng thành ở Thượng Hải những năm 1920. Sau chiến tranh kháng Nhật, ông đảm nhận một vị trí trong chính phủ Quốc Dân Đảng ở Thượng Hải, với tư cách là ủy viên Ủy ban phong trào văn hóa, mặc dù ông chưa bao giờ chính thức gia nhập Quốc Dân Đảng.

Trương Triệt được giao nhiệm vụ đánh giá nội dung chính trị các tác phẩm của các đạo diễn phim từng cộng tác với quân Nhật chiếm đóng, và điều này khiến ông có kết nối với các nhà làm phim và quan tâm đến việc làm phim.

Khi những người theo chủ nghĩa dân tộc bỏ đến Đài Loan, ông đi cùng họ, nhưng cảm thấy mệt mỏi với chính trị và quyết định khởi đầu lại với vai trò nhà làm phim ở Hồng Kông.

Trương Triệt trở thành bậc thầy thao túng ở Thiệu Thị Huynh Đệ, ông chủ Thiệu Dật Phu nghe lời ông, vì thế ông đã tận dụng tốt kỹ năng chính trị của mình.

Đạo diễn Trương Triệt cùng nữ diễn viên Lý Tinh tại buổi họp báo năm 1972

Hồng Kông làm lại phim khiêu dâm ‘nhẹ đô’ đình đám quốc tế Emmanuelle

Phim khiêu dâm nhẹ của Pháp Emmanuelle, có Sylvia Kristel vào vai một phụ nữ phóng khoáng quyến rũ, là một chấn động quốc tế khi phát hành năm 1974.

Nhiều phim bắt chước theo, có cả Black Emmanuelle, và thậm chí là một phần phim tẻ nhạt của loạt phim hài hước thô thiển từ nước Anh Carry On có tên Carry On Emmanuelle.

Hồng Kông tham gia thể loại phim này vào năm 1977, với Hong Kong Emmanuelle. Báo chí thời điểm đó cho biết phim được giảm nhẹ và không giống bản gốc; sức hấp dẫn chính của bộ phim là cơ hội ngắm nhìn ngôi sao truyền hình Địch Ba Lạp bán khỏa thân bước đi như múa trên màn ảnh rộng.

Theo một nhà phê bình phim Hồng Kông, Địch Ba Lạp không phải là Sylvia Kristel, mặc dù là một phiên bản “nóng bỏng” không bị cắt xén đang đi dạo ở những bữa tiệc riêng tư.

Địch Ba Lạp trong một cảnh phim Hong Kong Emmanuelle (1977)

Hồng Kông có một đạo diễn nữ hồi những năm 1930

Ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông từng do nam giới thống trị, và đạo diễn nữ không hề tạo được dấu ấn cho đến khi có Làn Sóng Mới cuối những năm 1970. Song, như được nhắc đến trong cuốn sách Hong Kong Cinema: A Cross Cultural View, Ngũ Cẩm Hà sinh ra ở San Francisco đã làm năm phim ở Hồng Kông vào những năm 1930.

Bà đạo diễn Sum Hun, được miêu tả là “phim truyện nói tiếng Quảng Đông đầu tiên được làm ở Hollywood”, ở Mỹ năm 1935, sử dụng tiền của người cha, trước khi chuyển đến Hồng Kông làm National Heroine, phim đề tài yêu nước nói về một nữ chiến sĩ Trung Quốc.

Bà Ngũ sản xuất và đạo diễn thêm bốn phim ở Hồng Kông trước khi trở về Mỹ năm 1939, rồi đi vì gia đình bà tiên đoán chính xác rằng cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc sẽ tràn đến thành phố.

Là một phụ nữ đáng gờm, đạo diễn Ngũ trở lại Hồng Kông năm 1946 với kế hoạch đạo diễn một phim Trung Quốc có tựa Guerilla Heroes, dựa trên câu chuyện có thật về những du kích chống Nhật. Phim được một vị tướng Trung Quốc tài trợ, song cuối cùng bị hủy vì “những lý do phức tạp”, theo báo chí Hồng Kông lúc bấy giờ.

Nhà làm phim Ngũ Cẩm Hà (giữa) trên trường quay ở San Francisco, năm 1947

Đến năm 1947, Ngũ Cẩm Hà trở lại San Francisco, làm phim ở đó.

Cây hài Hứa Quan Văn đóng phim chính kịch trước khi tham gia Where the Wind Blows

Diễn viên hài Hứa Quan Văn nổi tiếng với những phim hài vui nhộn như The Private Eyes, song ông đóng nhiều vai ấn tượng trong những năm gần đây trong GodspeedWhere the Wind Blows.

Nam diễn viên còn đóng vai không hài trước đó. Năm 1993, anh vào vai một phát thanh viên bị ung thư trong Always on my Mind, mà anh cũng là đạo diễn.

“[Đó là ] phim đầu tiên trong đời mà tôi không vào vai hài,” ông nói trong buổi phỏng vấn khi đó. “Song, không may thay, dường như khán giả thích tôi đóng hài hơn là chính kịch. Always on my Mind gần như là phim chính kịch 100%. Nói đúng ra, là một câu chuyện buồn.

Hứa Quán Văn trong một cảnh phim Always on my Mind (1993)

“Phòng vé thì ổn, song không thành công như phim hài. Phần nào giống như thể Stallone đóng vai khác Rambo.”

Châu Nhuận Phát không phải là ngôi sao Hồng Kông đầu tiên thử vận may ở quốc tế

Châu Nhuận Phát đã chuyển đến Hollywood vào giữa những năm 1990, song các diễn viên Hồng Kông khác đã thử vận may của họ ở nước ngoài.

Lương Gia Huy đóng chính trong chuyển thể câu chuyện của Marguerite Duras The Lover / Người tình do Jean-Jacques Annaud đạo diễn năm 1992, một phim Pháp phát hành rộng khắp thế giới.

Mặc dù câu chuyện về nam nhân Trung Quốc phải lòng một thiếu nữ Pháp quyến rũ (Jane March đóng) bị chỉ trích vì phong cách nhẹ nhàng, nhạt nhẽo, diễn xuất mượt mà của Lương Gia Huy có vẻ đủ hay để giúp anh có được nhiều vai diễn quốc tế.

Thế nhưng chưa bao giờ có lời đề nghị.

Đạo diễn Jean-Jacques Annaud trên phim trường Người tình (1992), với Lương Gia Huy (giữa) và Jane March

Trước Lương Gia Huy, nam diễn viên sinh ra ở Hồng Kông John Lone nổi tiếng với vai chính trong The Last Emperor / Vị hoàng đế cuối cùng của Bernardo Bertolucci năm 1987. Song anh không thể duy trì sự nghiệp ở Hollywood, vì không có vai chính nào cho diễn viên châu Á lúc đó.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post