Đại dịch không chỉ đang hoãn hết mọi lịch phát hành. Nó có thể làm thay đổi hình dạng Hollywood mà ta đã biết.
Có lẽ bạn đã nghe kế hoạch Tom Cruise tự đưa mình vào vũ trụ? Nam
diễn viên 58 tuổi muốn đi ké tên lửa của Elon Musk để quay bộ phim
truyện đầu tiên trên thế giới trên quỹ đạo quanh Trái Đất. Một số chi
tiết về dự án đã bị rò rỉ từ tháng 5; báo chí đưa tin Cruise đã nói với
đồng nghiệp trong
Edge of Tomorrow Doug Liman về việc đạo diễn và với Universal về việc phát hành, và đang gọi kinh phí ít nhất 200 triệu USD.
À và còn một chi tiết có thể bạn chưa nghe: Khả năng chuyện này xảy ra là bằng 0.
Thực
tế, khi dịch COVID-19 tiếp tục giáng xuống Hollywood, có vẻ như các
Phim Sự kiện sẽ bị cấm túc vô thời hạn. Khán giả có lẽ không để ý ngay,
nhưng đến 2023, thể loại này có thể hoàn toàn biến khỏi màn ảnh rộng. Từ
khi khủng hoảng sức khỏe toàn cầu giáng xuống Mỹ vào tháng 3, không một
hãng phim truyền thống nào có vẻ đã bật đèn xanh cho một phim chiếu rạp
với kinh phí gần 200 triệu USD.
Quy định cho thành công của Phim Sự kiện là chúng cần thu về gấp ba
lần kinh phí sản xuất mới có lãi. Nhưng giờ, với các rạp phim hoạt động ở
mức 25-50% sức chứa — nếu có hoạt động — thì điều đó là bất khả thi
|
Một phần vì các hãng phim bận rộn tìm cách xử lý những phim trọng điểm
kinh phí hơn 200 USD đã hoàn thành hoặc hoàn thành một nửa đang xếp hàng
sẵn, với Disney chuyển
Mulan sang dịch vụ video theo yêu cầu, Sony lùi
No Time to Die xuống cuối 2020 rồi sang tháng 4/2021, và Warner Bros. ngừng rồi khởi động lại sản xuất
Matrix 4.
Nhưng liên quan đến những Phim Sự kiện mới, những tay chơi duy nhất
đang đặt cược là các dịch vụ trực tuyến tiền đầy túi như Apple (đã bật
đèn xanh cho
Killers of the Flower Moon kinh phí 200 triệu USD của Martin Scorsese vào tháng 5) và Netflix (
The Gray Man kinh phí 200 triệu USD của Ryan Gosling vào tháng 7). Những người còn lại trong thị trấn gần như đều đã bỏ cuộc chơi.
“Chúng
ta đang trải qua một thời kỳ sốc kéo dài ít nhất vài tháng nữa, trong
khi mọi người cố gắng tìm ra cách xử lý vấn đề này,” Chris Weitz, đã
biên kịch (
Rogue One: A Star Wars Story) lẫn đạo diễn Phim Sự kiện (
The Golden Compass), nói. Diễn viên-đạo diễn Ben Affleck, đã mặc áo choàng và mặt nạ trùm nửa mặt để đóng chính trong
Batman v Superman: Dawn of Justice kinh phí 250 triệu USD, nói thêm, “Ai biết được ngành xinê sẽ ra sao… thực tế mới sẽ như thế nào, hậu-Covid.”
Khi một diễn viên có kết quả xét nghiệm dương tính — như Robert Pattinson vừa rồi trên phim trường The Batman (ảnh trên) — có thể đẩy lùi quá trình sản xuất thêm nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng, tiêu tốn thêm nhiều triệu USD nữa
|
Thực tế cũ, tiền-Covid, là các phim kinh phí khủng, đầy hiệu ứng đã giữ
ngành kinh doanh chiếu bóng hoạt động suốt 40 năm qua. Và với các dịch
vụ trực tuyến bắt đầu xơi tái ngành giải trí, Phim Sự kiện đã trở thành
hy vọng vĩ đại cuối cùng cho kinh doanh phát hành rạp, món mồi đủ mạnh để
kéo khán giả rời khỏi màn hình phẳng 50 inch và ra rạp. Nhưng giờ, với
các rạp phim hoạt động ở mức 25-50% sức chứa — nếu có hoạt động — mô
hình kinh doanh đó cũng chết như Tony Stark ở cuối phim
Avengers
cuối cùng rồi (cái phim mà có kinh phí 356 triệu USD và thu về 2,8 tỉ
USD ấy). Quy định cho thành công của Phim Sự kiện là chúng cần thu về
gấp ba lần kinh phí sản xuất mới có lãi (vì số tiền các hãng phim bỏ ra
để quảng bá cho phim cũng bằng số tiền làm ra chúng, và họ chia sẻ doanh
thu với các nơi chiếu). Và ngay bây giờ, ngay cả Tom Cruise trong một phi
thuyền quỹ đạo SpaceX (chứ chưa nói đến John David Washington trong phim
ly kỳ bẻ cong thời gian của Christopher Nolan) cũng chưa đủ khả năng
thu về con số như thế.
Video gia đình cũng chả chạy tới cứu Hollywood đâu. Disney có thể giảm thiệt hại bằng cách bán dạo
Mulan
với giá 30 USD trên dịch vụ thuê bao, nhưng để thu về kinh phí được báo
là 200 triệu USD và phí quảng bá 100 triệu USD, phải có tầm 10 triệu
người xem mua bộ phim, gần bằng con số thuê bao đăng ký mà Netflix có
thêm được trong suốt thời gian dịch bệnh vừa qua. Phát hành
Mulan ở
nước ngoài, nơi các rạp phim đang mở cửa trở lại nhanh hơn, có thể giúp
ích, nhưng cũng chỉ được phần nào. Các hãng phim thu về doanh thu chưa
tới một phần ba từ những nơi như Trung Quốc và châu Âu.
Có những yếu tố rủi ro. Về định nghĩa Phim Sự kiện là những phim sản
xuất lớn bao gồm hàng trăm thành viên đoàn phim bay khắp thế giới cho
các cảnh quay kéo dài sáu tháng hay lâu hơn. Giữ từng ấy người khỏe mạnh
giữa một đại dịch không chỉ là ác mộng hậu cần; còn đắt đỏ nữa. “Chúng
ta đang nói tới hàng triệu và hàng triệu USD,” nhà sản xuất
World War Z
Graham King nói. “Xét nghiệm cho mọi người mỗi ngày, suy đi tính lại
mọi khía cạnh sản xuất, có y tá trên trường quay và điều phối viên
Covid, là một miêu tả công việc hoàn toàn mới — là một việc khó khăn.”
Đặc biệt trên quy mô Phim Sự kiện, khi một diễn viên có kết quả xét
nghiệm dương tính — như Robert Pattinson vừa rồi trên phim trường
The Batman — có thể đẩy lùi quá trình sản xuất thêm nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng, tiêu tốn thêm nhiều triệu USD nữa.
Những
công nghệ mới có thể giảm thiếu một số nguy hại. “Nếu không thể đi xa,
có lẽ các hãng phim bắt đầu đổ tiền vào thực tế [ảo],” biên kịch
The Da Vinci Code
Akiva Goldsman nói. “Có lẽ các hãng phim có những vòm [VR] riêng, như
họ từng có các bể nước riêng.” Nhưng, một lần nữa, nó không rẻ. Các phần
Avatar tiếp theo của James Cameron đang được quay bằng VR và vẫn đang tiêu hàng tỉ USD.
Bạt quảng cáo trước một rạp ghi: Đóng cửa trở lại. Khi nào Hollywood cung cấp phim thì chúng tôi lại mở
|
Dĩ nhiên, tất cả mọi thứ có thể thay đổi qua đêm. Có lẽ vaccine Sputnik
của Nga sẽ hiệu lực. Hoặc có lẽ Tổng thống Trump đúng và virus sẽ biến
mất “như một phép màu”. Chắc chắn đó là điều nhiều nhà điều hành hãng
phim đang cầu nguyện. “Tôi phải nghĩ tích cực,” King nói. “Kể cả trong
thời chiến, mọi người vẫn ra rạp xem phim.” Nhưng chỉ nếu họ có đủ tự
tin là rạp phim sẽ không bị nổ tung trong buổi chiếu, là bối cảnh hiện
giờ ở thời Covid. Và nếu Phim Sự kiện đã tiêu đời, khó tưởng tượng các
rạp xinê sẽ sống sót mà không có chúng — dù không phải là hoàn toàn bất
khả thi. “Có lẽ Amazon mua lại một chuỗi rạp,” CEO của ICM Chris
Silbermann nói. “Họ có thể tích hợp các cửa hàng Amazon với rạp phim
trong khu mua sắm và hình dung lại toàn bộ trải nghiệm ra rạp. Trải
nghiệm ra rạp đã không thay đổi suốt 80 năm. Có lẽ đây là một cơ hội
tuyệt vời để làm mới lại nó.”
Có lẽ đây cũng là cơ hội để
Hollywood làm mới lại chính mình. Sau bốn thập kỷ đặt những ván cược
càng ngày càng lớn hơn, đã đến lúc để bắt đầu nghĩ nhỏ lại chưa? Thay vì
trút hàng trăm triệu vào những siêu anh hùng có thể làm thành chuỗi
phim, các hãng có thể nghiêng về những dự án nhỏ gọn và ít rủi ro hơn,
những dạng phim có thể quay nhanh chóng, với những đoàn làm phim nhỏ hơn
trong mức an toàn tương đối của những trường quay do hãng phim quản lý,
và có cơ hội hợp lý để thu lợi ngay cả trong đại dịch. Nói cách khác,
loại phim ít phụ thuộc vào hiệu ứng mà phụ thuộc nhiều vào kịch bản hay,
diễn xuất tuyệt vời, và tay nghề đạo diễn điêu luyện.
Quay Tom Cruise trong vũ trụ là sự xa xỉ Hollywood không còn gánh nổi chi phí nữa rồi
|
Buồn thay, quay Tom Cruise trong vũ trụ là sự xa xỉ Hollywood không còn gánh nổi chi phí nữa rồi.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Entertainment Weekly