Tin tức

Crazy Rich Asians: Bộ phim nặng gánh kỳ vọng châu Á 'điên rồ'

28/08/2018

Với những tuyên bố táo bạo về tính đại diện châu Á mạnh mẽ, bộ phim xa hoa Crazy Rich Asians có định mệnh bị soi dữ dội, đến ngay sau những tranh luận chua chát về việc chọn diễn viên mang tính tẩy trắng và “bôi vàng” – khi các diễn viên da trắng cố làm cho mình giống người châu Á.

Như những “bà mẹ hổ” trong ngạn ngữ, nhiều người châu Á có những kỳ vọng khổng lồ cho bộ phim – sức nặng của những kỳ vọng đó có hoàn toàn chứng tỏ là hiệu quả quá cỡ không?

Constance Wu là nàng Lọ Lem, Henry Golding là chàng trai giàu có và mối tình lớn đặt trong một thế giới giàu sang dát vàng

Một tầng lớp giàu có bậc nhất, một âm mưu đâm sau lưng, và mối tình lớn đặt trong một thế giới giàu sang dát vàng.

Cuối tuần trước, nửa tỉ người ở Trung Quốc thiết lập kỷ lục mới khi cùng lên mạng xem phim truyền hình con nhà siêu giàu châu Á của họ, Diên Hy công lược (The Story of Yanxi Palace).

Không chỉ có phim bộ truyền hình Trung Quốc đang làm ăn tốt ngày nay. Từ phim Bollywood tới phim truyền hình Hàn Quốc tới điện ảnh Thái Lan, giải trí của người châu Á và do người châu Á đóng chính đang làm ăn phát đạt hơn bao giờ hết.

Nên khi Crazy Rich Asians ra rạp ở châu Á, lá cờ nó vẫy cho sự đại diện châu Á có thể sẽ khiến một số người sửng sốt.

Bộ phim, có dàn diễn viên toàn người châu/gốc Á, kể một câu chuyện cổ tích Lọ Lem: một người Mỹ gốc Á bình thường bị cuốn vào thế giới lộng lẫy của người gốc Hoa giàu xuất chúng khi đi tới Singapore gặp gia đình của bạn trai.

Thế giới lộng lẫy của người gốc Hoa giàu xuất chúng trong phim

Với người Mỹ gốc Á, tới giờ chỉ có bộ phim Joy Luck Club năm 1993 làm cột mốc văn hóa, Crazy Rich Asians có thể hiểu là một phim lớn. The New York Times đã tung hô nó là “sao chổi Halley của điện ảnh,” một phim gánh toàn bộ hy vọng của cộng đồng cho việc mở rộng sức đại diện trong văn hóa đại chúng Mỹ.

Bộ phim không chỉ xác nhận trải nghiệm của những người Mỹ gốc Á làm thiểu số ở Mỹ. Nó còn là lời cự tuyệt trực tiếp với truyền thống cho người châu Á ra rìa lâu năm của Hollywood, dù là việc cho họ vào những vai rập khuôn bạn đồng hành hay người phụ nữ nguy hiểm, hoặc làm việc bôi vàng.

Nhưng ở phía bên kia Thái Bình Dương, trên một châu Á đang lên và tự tin, những lo lắng này chẳng gây tiếng vang mấy, nếu không nói chẳng gây được chút tiếng vang nào.

Những người châu Á ở đây từ lâu đã có sự đại diện của họ trong ngành công nghiệp giải trí châu Á, đang tăng trưởng ngày càng thành công và dễ tìm hiểu khắp khu vực nhờ có Internet. Đây là thế giới mà ở đó Hollywood thường xếp hạng hai.

Scarlett Johansson trong Ghost in the Shell của Hollywood, bị người Mỹ gốc Á phê phán vì tẩy trắng, nhưng chỉ nhận phản ứng nhún vai của người Nhật Bản

Có thể đó là lý do tại sao việc tẩy trắng, tức là khi diễn viên da trắng vào vai người châu Á, chẳng làm mấy ai quan ngại, vì báo chí và truyền thông mạng xã hội châu Á thường chậm nắm bắt cuộc tranh luận hơn so với phương Tây. Cơn giận bùng nổ ở Mỹ khi Scarlett Johansson được chọn đóng chính trong bộ phim Hollywood làm lại từ anime Nhật Ghost in the Shell phần nhiều được đón nhận với một cái nhún vai từ Nhật Bản, là ví dụ.

“Việc tẩy trắng của Hollywood không là vấn đề phần lớn người Nhật Bản ở Nhật Bản quan tâm. Tại sao? Họ thấy bản thân được đại diện trên truyền thông Nhật Bản mọi lúc rồi,” một người xem được trích lời trong tin của Screen Daily.

Không phải người châu Á ở châu Á không hề quan tâm tới việc được thể hiện trung thực ở Hollywood. Một người xem Nhật Bản khác nhấn mạnh với The Hollywood Reporter “thà rằng” cho nhân vật của Johansson là người da trắng “còn hơn cho một người châu Á từ một nước khác giả làm người Nhật Bản.”

Nữ diễn viên Trung Quốc Chương Tử Di vào vai một gheisha Nhật Bản trong một cảnh phim Memoirs of a Geisha

Đây chính xác là điều xảy ra với bộ phim Hồi ức một Geisha (Memoirs of a Geisha) năm 2005, gặp sự phản đối khủng khiếp khi cho các diễn viên Trung Quốc vào vai người Nhật Bản – một sai lầm không thể tha thứ đối với một số người, xét lịch sử gay gắt giữa hai nước.

Những phim như Eat Pray LoveThe Best Exotic Marigold Hotel đã bị các nhà phê bình Ấn Độ chê bai vì “tràn đầy những rập khuôn” về Ấn Độ, trong khi phim hành động giả tưởng The Great Wall cũng khiến một số người Trung Quốc trợn mắt – không phải vì cho Matt Damon vào vai “người da trắng cứu lấy thế gian” phản cảm, mà vì cách thể hiện Trung Quốc kiểu đưa vào cho có.

“Yếu tố Trung Quốc căn bản bị giảm xuống thành đèn lồng, áo giáp Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành, và các biểu tượng văn hóa phương Đông khác,” một nhà phê bình phàn nàn.

Cảnh trong phim Eat Pray Love. Cùng với The Best Exotic Marigold Hotel, hai phim này đã bị các nhà phê bình Ấn Độ chê bai vì “tràn đầy những rập khuôn” về Ấn Độ

Nhiều trong những vấn đề đáng tranh cãi này, dĩ nhiên, có thể đến từ nhạy cảm lịch sử và văn hóa nhất định. Và đất nước nào trên thế giới mà lại không cảm thấy đụng chạm về cách thể hiện đất nước mình từ người nước ngoài, nói gì đến Hollywood với độ bao phủ toàn cầu ít ai bì?

Nhưng có lẽ sự trung thực trong những hoàn cảnh vậy có ý nghĩa nhiều hơn một dàn diễn viên và câu chuyện châu Á. Nó còn là về việc tỏ lòng kính trọng những yếu tố riêng đó, những lịch sử đan xen phức tạp đó, và những giá trị mà đất nước hay khu vực đó trân trọng. Nói cách khác, nếu Hollywood bước lên lãnh thổ và “làm về châu Á”, họ nên làm cho đúng.

Lấy bối cảnh Singapore với câu chuyện về một gia đình gốc Hoa, Crazy Rich Asians và tuyên bố táo bạo của nó – có người nói là quá đà – về tính đại diện đã không tránh khỏi trở thành một thứ như cột thụ lôi cho những kỳ vọng về tính đại diện.

Từ trái qua: Michelle Yeoh, Henry Golding và Constance Wu trong một cảnh phim Crazy Rich Asians

Việc tập trung vào các gương mặt Đông Á ngay lập tức làm dấy lên những than phiền về thiếu đa dạng từ người Mỹ gốc Nam Á hay Đông Nam Á, và hashtag Twitter ##BrownAsiansExist (dịch: Hiện diện của người châu Á Da nâu) được tạo ra.

Đó là một cảm thán được người Singapore đồng cảm – sắc tộc là một vấn đề đặc biệt được nhấn mạnh ở đất nước này.

Đất nước có số đông người gốc Hoa, và có cộng đồng đáng kể người Malay, Ấn Độ và Á-Âu, có một lịch sử bạo động sắc tộc và áp đặt tính đa văn hóa qua những chính sách dựa trên sắc tộc nghiêm ngặt. Nhưng một số dân tộc thiểu số người Singapore nói phân biệt chủng tộc dạng nhẹ vẫn là vấn đề.

Và rồi bộ phim còn tung hô không xấu hổ sự giàu sang, đến ngay vào thời điểm Singapore đang đối mặt với khoảng cách lớn về bất bình đẳng. “Bộ phim là một cái tát thẳng mặt vào các cuộc nói chuyện về quyền ưu tiên, nạn nghèo đói và dịch chuyển xã hội. Nó là sự đối lập sắc nét và có thể thành cú sốc thô lỗ đối với một số người,” nhà khoa học chính trị tiến sĩ Ian Chong nói với BBC News.

Ngoại trừ Dương Tử Quỳnh người Malaysia, dàn diễn viên chính vào vai những con nhà siêu giàu Singapore của Crazy Rich Asians đa phần là người Mỹ gốc Á và người Anh/Úc gốc Đông Á

Là xuất phẩm Hollywood danh tiếng nhất cho đất nước này, nhiều người cũng soi xét sự chân thật về Singapore của bộ phim.

Dàn diễn viên phim có số đông áp đảo là người Mỹ gốc Á và người Anh gốc Đông Á, với các diễn viên Singapore phần lớn chỉ đóng vai phụ. Các diễn viên Singapore cũng nói họ được yêu cầu ít dùng ‘Singlish’, thương hiệu độc đáo về tiếng Anh của người Singapore và là một dấu ấn trọng tâm về nhân thân của họ; trailer bộ phim gần như không có giọng Singapore nào.

Một số đã xem đây là dấu hiệu đáng lo rằng Crazy Rich Asians, trong sự hào hứng tiến xa mục tiêu đại diện của mình, đang thể hiện sai về Singapore và dùng đất nước này làm một phông nền “đơn thuần” cho các ảo tưởng của người Mỹ gốc Á.

“Điều làm tôi khó chịu nhất là nhiều người Mỹ gốc Á tôi gặp trên mạng đang tung hô bộ phim là một chiến thắng của tính đại diện, mà bỏ qua việc phải mô phỏng chính xác bối cảnh và lịch sử nơi bộ phim diễn ra,” biên tập tạp chí Ruby Thiagarajan nói với BBC News.

Crazy Rich Asians, trong sự hào hứng tiến xa mục tiêu đại diện của mình, đang thể hiện sai về Singapore và dùng đất nước này làm phông nền “đơn thuần” cho các ảo tưởng của người Mỹ gốc Á

Phần nào đó liên quan tới nỗi lo về việc thể hiện danh tính quốc gia của Singapore 53 tuổi, hay sự thiếu hụt nhận biết bản sắc của quốc gia này.

“Chúng tôi là một đất nước trẻ, và nhiều câu chuyện về danh tính quốc gia – Singapore không phải Malaysia hay Trung Quốc, chúng tôi không còn là một làng đánh cá – bao gồm việc bị định nghĩa theo hướng tiêu cực. Đưa tới câu hỏi: điều gì làm nên người Singapore theo hướng tích cực?” tiến sĩ Chong nói.

Cho một xã hội chỉ có 6 triệu người, đất nước có sự pha trộn đa sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo rõ rệt. “Singapore có nhiều thế giới,” nhà phê bình phim John Lui nói. “Chúng tôi đang thiết lập văn hóa đại chúng riêng của mình để hòa làm một, nhưng chuyện đó đang diễn ra rất chậm.”

Nhưng có công bằng để buộc những kỳ vọng châu Á “điên rồ” này vào Crazy Rich Asians không?

Có công bằng không khi buộc mọi kỳ vọng về sự hiện diện của người châu Á trên màn ảnh vào một bộ phim?

Một số nói là có. Nhà hoạt động xã hội Kirsten Han đã chỉ ra bộ phim “quảng bá mình là một chiến thắng về tính đại diện” cho người châu Á, “không ngạc nhiên là những người Singapore cũng kỳ vọng sự để tâm và tính chân thực và sự hiện diện.”

Gần đây, một số người tham gia vào bộ phim đã cố gắng đáp lại những lo lắng này. Đạo diễn Jon M Chu nói sẽ là “nực cười” để một bộ phim đại diện cho tất cả người châu Á, còn nữ diễn viên chính Constance Wu thừa nhận bộ phim “sẽ không đại diện cho tất cả người Mỹ gốc Á.”

Đó là cách tiếp cận mà một số người có thể cảm thấy là không thành thật.

“Bộ phim muốn có cả hai thứ. Họ nói họ đang mang về chiến thắng cho người Mỹ gốc Á, nhưng họ cũng nói họ không muốn gánh cái gánh nặng phải đại diện cho, ví dụ, Nam Á. Nên họ hơi đạo đức giả,” Lui nói với BBC News.

Nữ diễn viên chính Constance Wu thừa nhận bộ phim “sẽ không đại diện cho tất cả người Mỹ gốc Á.”

Nhưng những người khác tin rằng kỳ vọng nhiều tới vậy từ một bộ phim là, theo cách nào đó, áp tiêu chuẩn kép. “Crazy Rich Asians phải đáp ứng những nhu cầu nhất thời, xung đột, trong khi những phim khác, có người da trắng đóng chính, chỉ được yêu cầu kể một câu chuyện có sức thuyết phục… là sao?” tác giả người Mỹ gốc Á Jiayang Fan nói.

Một bộ phim chiến đấu cho sự hiện diện, sự chân thực của nó nên đi sâu bao nhiêu xuống hang thỏ? Và người xem có thể đòi hỏi từ một phim Hollywood, một sản phẩm của sự sáng chế có chức năng chính là vỗ về các ảo tưởng, bao nhiêu mới là hợp lý?

Đây chỉ là một số câu hỏi mà người viết thấy mình vật lộn trong một buổi chiếu trước, lo sợ về cách miêu tả đất nước của mình trên màn ảnh.

Không tiết lộ gì, người viết sẽ nói những vấn đề này đơn giản là quá lớn và quá mệt mỏi để đặt câu hỏi với một bộ phim tình cảm hài màu hồng. Và nói thẳng ra, chắc chúng không nằm trong đầu những người ra rạp xem bộ phim này ở châu Á.

Nên trong hai tiếng đồng hồ người viết cho phép bản thân bị cuốn vào bộ phim Hollywood hào nhoáng này. Như mọi người khác, người viết chỉ muốn một thời gian vui vẻ ở rạp chiếu thôi mà.

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: BBC News