Tin tức

Đã đến lúc Hollywood phải vứt bỏ những rập khuôn về người châu Á trên phim

17/06/2021

Sau đây là một sự thật mất lòng, một sự thật nhấn mạnh bao nhiêu là việc Hollywood cần làm để công nhận diễn viên châu Á và xử lý những khuôn mẫu về người châu Á trong phim: đến tận Lễ trao giải thưởng Viện Hàn lâm lần thứ 93 được tổ chức hồi tháng 4, nhiều nữ diễn viên da trắng thắng giải Oscar cho vai diễn người châu Á chứ không phải diễn viên châu Á thắng giải này.

Luise Rainer (trái) thắng giải Oscar nữ diễn viên xuất sắc năm 1938 với vai diễn — khuôn mặt da vàng — một phụ nữ Trung Quốc tên O-Lan trong bản chuyển thể điện ảnh tác phẩm The Good Earth

Luise Rainer thắng giải Oscar nữ diễn viên xuất sắc năm 1938 với vai diễn — khuôn mặt da vàng — một phụ nữ Trung Quốc tên O-Lan trong bản chuyển thể điện ảnh tác phẩm The Good Earth của Pearl A. Buck. Nhiều thập kỷ sau đó, năm 1984, Linda Hunt thắng giải nam diễn viên phụ xuất sắc khi vào vai người Australia gốc Trung Quốc trong The Year of Living Dangerously.

Giờ đây tỷ lệ đang hòa cho mỗi bên: Năm nay, nữ diễn viên Hàn Quốc Youn Yuh Jung thắng giải nữ diễn viên phụ xuất sắc với vai Soonja, người bà nói năng càn rỡ, được yêu mến trong bộ phim được giới phê bình ca ngợi Minari. Bà trở thành người phụ nữ châu Á thứ hai thắng Oscar kể từ sau nữ diễn viên kiêm ca sĩ Mỹ gốc Nhật Miyoshi Umeki thắng ở cùng hạng mục này năm 1959 với vai diễn trong Sayonara.

Năm 2007, nữ diễn viên Nhật Bản Rinko Kikuchi tiến gần đến giải Oscar khi cô được đề cử cho vai diễn trong phim Babel, nhưng lại thua Jennifer Hudson, đã lấy giải nữ diễn viên phụ cho Dreamgirls.

Nữ diễn viên kiêm ca sĩ Mỹ gốc Nhật Miyoshi Umeki thắng giải Oscar nữ diễn viên phụ năm 1959 với vai diễn trong Sayonara

Mười bốn năm tiến bộ ít ỏi sau đó, các đề cử Oscar năm nay đã ghi nhận các câu chuyện đa dạng hơn được kể trên phim và các diễn viên cũng như đạo diễn đã giúp đưa những câu chuyện đó vào cuộc sống. Bao gồm đạo diễn gốc Trung Quốc Chloe Zhao, đã thắng hai giải Oscar — một cho đạo diễn xuất sắc nhất và một cho phim hay nhất với tư cách là thành viên của nhóm sản xuất bộ phim đoạt giải cao nhất Nomadland. Nam diễn viên người Mỹ gốc Hàn Steven Yeun và đạo diễn Lee Isaac Chung cũng được đề cử giải Oscar, nhưng không giành được chiến thắng.

Đây là sự tiến bộ trong chừng mực nào đó. Tuy nhiên, sau một năm được đánh dấu bằng cả sự lây lan COVID-19 khắp thế giới và bởi sự bùng phát bạo lực chống người châu Á ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia và các nơi khác, chúng ta không nên bỏ qua những định kiến tiêu cực về người châu Á thúc đẩy sự căm ghét đó và vai trò của Hollywood trong việc tạo ra chúng. Ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ từ lâu đã miêu tả phụ nữ châu Á là long nữ, những con bướm e thẹn hoặc những cô nàng quyến rũ nguy hiểm, còn đàn ông châu Á là những người xấu tính, khó hiểu hoặc nham hiểm (và, đôi khi, cả ba cùng một lúc).

Linda Hunt vào vai người Australia gốc Trung Quốc trong The Year of Living Dangerously, thắng giải nam diễn viên phụ xuất sắc năm 1984

Như nghệ sĩ và nhà hoạt động người Mỹ gốc Nhật Drue Kataoka và tác giả đã viết gần đây trên NextShark, một nền tảng truyền thông tập trung vào tin tức của người Mỹ gốc Á, thực tế là có rất nhiều định kiến phân biệt chủng tộc sâu sắc ngay cả trong những bộ phim mang tính biểu tượng nhất của Hollywood. Bao gồm khắc họa cường điệu của Mickey Rooney cho vai diễn Yunioshi, một nhiếp ảnh gia Nhật Bản trong bộ phim năm 1961 Breakfast at Tiffany’s. Trong tác phẩm kinh điển này, Audrey Hepburn mang đến một màn trình diễn xác định sự nghiệp của cô còn Rooney mang đến cho chúng ta những chiếc răng vẩu giả và mí mắt dán để có vẻ “Nhật Bản”.

Mạng lưới xưa cũ và quan điểm lạc hậu về những gì khán giả mong muốn đã dẫn đến những vai diễn rập khuôn, cơ hội ngày càng thu hẹp và cánh cửa đóng kín. Kết quả là ở Mỹ vẫn thiếu đại diện và sự công nhận cho các tài năng châu Á cả trước và sau máy quay.

Năm 2007, nữ diễn viên Nhật Bản Rinko Kikuchi đã tiến gần đến giải Oscar khi cô được đề cử cho vai diễn trong phim Babel

Điều này còn gồm cả những người ra quyết định của Hollywood cũng thiếu đại diện châu Á nữa. Theo Washington Post, Báo cáo Đa dạng Hollywood năm 2020 của UCLA cho thấy 91% giám đốc điều hành tại các hãng phim cỡ lớn và cỡ trung là người da trắng, trong khi Sáng kiến hòa nhập USC Annenberg chỉ ra chỉ 3,3% đạo diễn của 1.300 bộ phim nổi tiếng nhất được phát hành từ năm 2007 đến 2019 là người gốc Á.

Có thể rút ra đường nối liền từ khuôn mẫu của Hollywood về “người ngoài” và “người nước ngoài vĩnh viễn” đã góp phần tạo nên những hình ảnh quá-chân-thực đáng buồn ngày nay của các vụ tấn công chết người nhằm vào người châu Á — từ một cụ ông lớn tuổi người Thái Lan ở San Francisco đến người Trung Quốc và phụ nữ nhập cư Hàn Quốc tại khu vực Atlanta ở Georgia.

Khắc họa cường điệu của Mickey Rooney cho vai diễn Yunioshi, một nhiếp ảnh gia Nhật Bản trong bộ phim năm 1961 Breakfast at Tiffany’s mang đến cho chúng ta những chiếc răng vẩu giả và mí mắt dán để có vẻ “Nhật Bản”

Ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ hiện phải thực hiện vai trò thúc đẩy một giải pháp lâu dài bằng cách tăng cường đại diện châu Á và đưa người châu Á vào trong các cuộc bàn luận và hành động về sự đa dạng. Các nhà làm phim Nhật Bản và ngành công nghiệp điện ảnh Nhật Bản cũng có thể dừng lại một chút để xem xét nội tại và suy ngẫm về chân dung của những người châu Á không phải Nhật Bản, cũng như phụ nữ và nhóm thiểu số, trên phim.

Các chiến dịch trên mạng xã hội và thẻ # — bao gồm #StopAsianHate và #RepresentAsian — đã giúp xây dựng nhận thức về cả sự lạm dụng mà người châu Á ở Hoa Kỳ phải đối mặt từ lâu cũng như nhu cầu có nhiều hình ảnh đại diện châu Á và người châu Á trên màn ảnh và ngoài đời. Thực tế người châu Á ở Mỹ ngày nay, theo dữ liệu Điều tra dân số Hoa Kỳ vừa được công bố, là một cộng đồng đa dạng và phức tạp gồm 23 triệu người, bao gồm 1,5 triệu người có nguồn gốc Nhật Bản.

Sessue Hayakawa (trái) trong phim Daughter of the Dragon năm 1931

Sáu nhóm người gốc Á — Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản — chiếm 85% dân số châu Á ở Hoa Kỳ vào năm 2019, theo phân tích dữ liệu điều tra dân số của Pew Research. Tuy nhiên, rất ít câu chuyện của họ sẽ được đưa lên màn ảnh Hollywood trừ phi có một nỗ lực phối hợp vì sự đa dạng.

Tháng 5 là Tháng Nguồn cội Người Mỹ gốc châu Á Thái Bình Dương tại Hoa Kỳ. Đây là cơ hội để nhìn lại những người đi trước như nam diễn viên Nhật Bản Sesse Hayakawa, một trong những diễn viên nổi tiếng nhất trong kỷ nguyên phim câm của Hollywood những năm 1910 và 20. Hay Anna May Wong, người đã xuất hiện trong hơn 60 bộ phim và được coi là ngôi sao điện ảnh người Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên.

Anna May Wong đã xuất hiện trong hơn 60 bộ phim và được coi là ngôi sao điện ảnh người Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên.

Đây cũng là thời điểm để Hollywood công nhận những đóng góp thường xuyên không được ngợi ca của người Mỹ gốc Á cho ngành công nghiệp điện ảnh ngày nay và quan trọng nhất là hướng tới và cam kết vận động và gây quỹ bài trừ sự căm ghét người châu Á cũng như xóa bỏ những định kiến về người châu Á.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times