Họ không có siêu năng lực hay giàu sang; có người còn thực dụng. Nhưng
những nam nhân này đang chinh phục người hâm mộ bằng cách nỗ lực hết
mình, từng ngày một.
Hãy dành chút thời gian và hình dung ra biểu tượng giới tính nam nguyên
mẫu. Bạn thấy gì? Thần tượng trẻ gương mặt mới toanh? Ngôi sao
hành động thô ráp? CEO nhẫn tâm và hống hách — nhưng cuối cùng lại
che chở và chiều chuộng? Hay anh chàng quản lý cấp trung vụng về có
ngoại hình bình thường?
Bạch Khách (phải) và Bành Đạt Phi trong phim Johnny Keep Walking! năm 2023
|
Loại cuối cùng vừa nói có vẻ là một sự thay đổi bất thường, nhưng cái gọi là
oa nang phế
— gần nghĩa với “kẻ thất bại nhút nhát” — đã đóng vai chính trong một
số bộ phim nổi tiếng nhất năm qua. Lấy ví dụ Mã Kiệt, anh chàng máy bay
không người lái của công ty đang gặp khó khăn, do nam diễn viên 35 tuổi
Bạch Khách thủ vai trong phim
Johnny Keep Walking! năm 2023, hay công tố viên mâu thuẫn của Lôi Giai Âm trong bộ phim ăn khách tết năm nay
Article 20.
Họ không có siêu năng lực; một số trường hợp lại còn thực dụng. Nhưng hình mẫu
oa nang phế
đã chinh phục được nhiều fan nữ vì họ yêu gia đình, ổn định về mặt cảm
xúc và có thể hỗ trợ tinh thần cho người phụ nữ trong cuộc sống. Đã vậy
họ còn sở hữu một sức hấp dẫn giới tính nhất định.
Nhân vật công tố viên mâu thuẫn của Lôi Giai Âm trong bộ phim ăn khách tết năm nay Article 20
|
Tuy nhiên, mặc dù có thể là “ông chồng chuẩn mực”, nhưng các nam nhân
này khác xa với những CEO nhanh nhạy, dứt khoát và cực kỳ giàu có đã
thống trị sóng truyền hình Trung Quốc cho đến gần đây. Vì vậy, làm thế
nào mà những kẻ thất bại rành rành này lại trở nên hấp dẫn đến vậy? Và
chuyện đó cho biết điều gì về thay đổi chuẩn mực giới tính ở Trung Quốc?
Để
trả lời những câu hỏi này, cần quay ngược lại hai thập kỷ để xem nam
giới được miêu tả như thế nào trên phim truyền hình đô thị Trung Quốc.
Chính sự nổi tiếng ngày càng tăng của các phim bộ thần tượng Đài Loan ở
Trung Quốc Đại lục bắt đầu từ đầu những năm 2000 đã giới thiệu cho người
xem nam chính độc đoán. Nổi tiếng nhất trong số này có thể là lần hóa
thân của Ngôn Thừa Húc vào vai Đạo Minh Tự trong
Vườn sao băng
năm 2001. Là thủ lĩnh của một nhóm nam sinh trung học, anh đẹp trai,
kiêu ngạo, giàu có, quyết đoán và hết lòng vì tình yêu với nữ chính —
tất cả những đặc điểm thu hút người xem.
Ảnh: Lôi Giai Âm trong một cảnh gia đình trong phim Article 20. Hình mẫu oa nang phế đã
chinh phục được nhiều fan nữ vì họ yêu gia đình, ổn định về mặt cảm xúc
và có thể hỗ trợ tinh thần cho người phụ nữ trong cuộc sống
|
Những người đàn ông cao ngạo này không chỉ đóng vai nam chính trong các
bộ phim lãng mạn mà còn thể hiện sự ngưỡng mộ phổ quát dành cho người
giàu có và quyền lực trong thời đại đó. Mọi người có xu hướng thần tượng
hóa và bắt chước kẻ mạnh và tin rằng lợi thế cạnh tranh của họ mang lại
sự an toàn và nguồn lực. Nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc vào
thời điểm đó khiến cho mọi chuyện đều là có thể, và sự thành công của
hình mẫu Đạo Minh Tự — đôi khi gọi là “tổng tài kiêu ngạo” — được hưởng
lợi từ việc mọi người theo đuổi địa vị xã hội cao hơn.
Tuy nhiên,
khán giả nữ dần dần bắt đầu từ chối nam tính độc hại mà những người đàn
ông này đại diện, dẫn đến sự xuất hiện của một kiểu nhân vật nam khác
trong phim bộ truyền hình thành thị sau năm 2010: “người đàn ông kinh
tế”. Thường được miêu tả là người khiêm tốn, thận trọng và đáng tin cậy,
các nam nhân này có chiều cao và cân nặng trung bình, ít nhất có bằng
cử nhân và thu nhập đều đặn. Họ có thể không có nhiều tham vọng nghề
nghiệp, nhưng họ coi trọng gia đình và các mối quan hệ của mình, đồng
thời sẵn sàng hỗ trợ tinh thần cho người phụ nữ của đời mình.
Sự nổi tiếng ngày càng tăng của các phim bộ thần tượng Đài Loan ở
Trung Quốc Đại lục bắt đầu từ đầu những năm 2000 đã giới thiệu cho người
xem nam chính độc đoán
|
Kiểu nhân vật này trở nên được ưa chuộng vào thời kỳ đó gắn liền với
việc tập trung vào “gái ế”, một nhãn hiệu mang tính phân biệt đối xử
nhưng được sử dụng tràn lan cho những phụ nữ bị coi là không lấy được
chồng nếu vẫn còn độc thân vào cuối độ tuổi 20. Đối với những phụ nữ
phải chịu áp lực tuổi tác và lo lắng kết hôn, người đàn ông kinh tế phản
ánh kiểu chọn lựa thỏa hiệp với hiện thực của họ.
Tuy nhiên, họ
chưa bao giờ thực sự đạt được vị thế lý tưởng. Phần lớn là do sự phát
triển nhanh chóng của Trung Quốc, chuyển dịch giai cấp tương đối suôn
sẻ, và việc coi trọng đàn ông có thành tựu sự nghiệp và địa vị xã hội,
nam nhân thiếu tham vọng và khát vọng về kinh tế khó theo đuổi thành
công và giàu có vốn đã định hình thời đại đó.
Mãi cho đến gần
đây, những anh chàng tầm trung, bình thường mới được đến thời. Cho dù là
CEO hay nhân viên văn phòng tầm thường, họ đều có chung mong muốn đặt
phụ nữ lên hàng đầu và coi trọng cảm xúc của của phụ nữ, thay vì nam
tính và sự kiểm soát độc hại.
Ngôn Thừa Húc vào vai Đạo Minh Tự trong Vườn sao băng năm 2001
|
Ví dụ, nhân vật Trình Lương trong phim bộ truyền hình
Lady’s Character
— cũng do Bạch Khách thủ vai — có tính cạnh tranh ở nơi làm việc nhưng
lại ấm áp, ân cần và coi trọng vợ. Cũng có hấp dẫn giới tính: Hoặc họ
bảnh bao và cao lớn, hoặc họ tốt bụng và đáng yêu để mang lại cho phụ nữ
cảm giác kiểm soát.
Quay lại câu hỏi ban đầu của chúng ta, khán
giả có thực sự yêu thích “kẻ thất bại” không? Câu trả lời có lẽ là
không. Họ có thể bị đối xử chẳng ra gì nơi công sở, nhưng ở nhà và trước
mặt bà xã, họ thể hiện sự quyến rũ của người chồng. Không hề xói mòn
nam tính, cái mác kẻ thất bại nêu bật cả sự “vô giá trị” lẫn sẵn
sàng hy sinh của họ. Dưới áp lực nghề nghiệp và cá nhân to lớn, những
người trẻ tuổi không có lựa chọn nào khác ngoài chịu đựng và thỏa hiệp —
trở thành “kẻ thua cuộc” — để kiếm sống. Vì đồng cảm, khán giả đang yêu
mến những người đàn ông phản ánh hiện thực này.
Nhân vật Trình Lương của Bạch Khách trong phim bộ truyền hình Lady’s Character
|
Nói cách khác, về cơ bản xu hướng
oa nang phế phản ánh một bộ
phận thanh niên Trung Quốc tự trào về hoàn cảnh thảm hại của mình,
thường là hậu quả của sự mất cân bằng quyền lực ở nơi làm việc và trong
gia đình, chứ không phải họ thiếu năng lực hay có khiếm khuyết về tính
cách. Trước bất công hay áp lực, họ chỉ có thể im lặng chịu đựng, cam
chịu số phận, từ đó trở thành “kẻ thất bại”. Bằng cách tự nhận mình là
oa nang phế, khán giả trẻ thể hiện bất mãn với cuộc sống một cách sâu
sắc nhưng hài hước và đẩy lùi áp lực.
Qua các thời kỳ khác nhau,
khắc họa người đàn ông lý tưởng trên màn ảnh đã phản ánh những kỳ vọng
và nhận thức của khán giả về tình yêu, hôn nhân, quan hệ giới, và thành
đạt. Sự dịch chuyển trong phim bộ truyền hình đô thị Trung Quốc — từ CEO
hống hách sang người đàn ông kinh tế, từ theo đuổi người chồng lý tưởng
sang kẻ thua cuộc — cho thấy vị thế và sự tiến bộ ngày càng tăng của
phụ nữ.
Sự dịch chuyển trong phim bộ truyền hình đô thị Trung Quốc — từ CEO
hống hách sang người đàn ông kinh tế, từ theo đuổi người chồng lý tưởng
sang kẻ thua cuộc — cho thấy vị thế và sự tiến bộ ngày càng tăng của phụ
nữ. Ảnh: Bạch Khách và Vạn Thiến trong một cảnh phim Lady’s Character
|
Nó cũng tiết lộ định nghĩa “người đàn ông thành đạt” đã tiến hóa như thế
nào cùng với tình hình kinh tế và việc thế hệ trẻ Trung Quốc ngày càng
quan tâm cảnh ngộ khốn khổ của con người.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone