Ở Hollywood, việc sản xuất phim điện ảnh hoặc phim truyền hình dài tập
thường tăng tốc khi có được tài năng lớn. Đến lượt mình, các nhà làm
phim hoặc ngôi sao đã được thử nghiệm đảm bảo có khán giả; vậy thì các
nhà đầu tư của ngành sẵn sàng ký séc hơn.
Francis Ford Coppola tại Cannes năm nay
|
Francis Ford Coppola và Kevin Costner là hai tên tuổi lớn như vậy. Một người là đạo diễn của
Apocalypse Now và các phim
Bố già. Người còn lại đã thắng giải Oscar đạo diễn xuất sắc nhất và phim hay nhất cho
Dances With Wolves, và gần đây đã đóng vai chính trong phim bộ truyền hình ăn khách
Yellowstone.
Bạn
sẽ cho rằng cả hai người này đều dễ dàng gọi được vốn cho bất kỳ tác
phẩm màn ảnh rộng nào mà họ yêu thích chứ gì. Không hề. Cả Coppola và
Costner đều phải tự bỏ tiền cho các bộ phim mới của mình,
Megalopolis và
Horizon, ra mắt tại Liên hoan phim Cannes vào ngày 16 và 19 tháng 5.
Kevin Costner tại buổi chiếu Horizon ra mắt ở Cannes 2024
|
Trong trường hợp của Coppola, ông phải bỏ ra khoản đầu tư hơn 100 triệu USD.
Megalopolis là một bộ phim khoa học viễn tưởng ảo giác mà ông đã lên kế hoạch hơn 40 năm.
Megalopolis
tán thành âm mưu của Catiline, một cuộc nổi dậy ở nước cộng hòa La Mã
vào năm 63 trước công nguyên; phim có sự tham gia của Adam Driver trong
vai Cesar Catilina, kiến trúc sư theo chủ nghĩa lý tưởng, mơ ước xây
dựng lại hoàn toàn New York — hay đúng hơn là New Rome, như nó đã trở
thành. Anh vấp phải sự phản đối của Cicero (Giancarlo Esposito), thị
trưởng thành phố.
Costner được cho là đã đầu tư 38 triệu USD tiền túi vào
Horizon: an American Saga—Chapter One (để có quyền sử dụng cái tựa đầy đủ khó sử dụng của nó). Cả
Dances With Wolves và
Open Range,
một phim khác do anh đạo diễn, đều là phim Viễn Tây, nhưng cuộc khảo
sát đa chiều này về cuộc sống vùng biên giới thế kỷ 19 ở Wyoming, Kansas
và Arizona là tác phẩm tham vọng nhất của anh đối với thể loại này cho
đến nay. Như tựa phim phức tạp ngụ ý, Costner đã quay
Chapter Two và đã hứa sẽ có nhiều phần tiếp theo.
Megalopolis là một bộ phim khoa học viễn tưởng ảo giác được Coppola
ấp ủ đã 40 năm. Tuy nhiên, khán giả ở Cannes đã phát hiện ra Megalopolis
là một bộ phim lan man và gần như vô nghĩa
|
Dự án của Costner đòi hỏi một dàn diễn viên khổng lồ, hàng trăm bộ trang
phục cổ xưa và các cảnh quay xuyên vùng núi và thung lũng Utah. Coppola
cần những bối cảnh đồ sộ và vô số hiệu ứng kỹ thuật số để gợi lên thành
phố tương lai của nó. Cả hai bộ phim đều là những câu chuyện đáng chú ý
về tinh thần đẫm máu đầy chất nghệ thuật — và là cáo trạng đáng buồn
đối với các hãng phim không thích rủi ro, dường như không muốn đặt cược
vào bất kỳ bộ phim nào không được chuyển thể từ truyện tranh siêu anh
hùng, trò chơi điện tử hay phim truyền hình nhiều tập.
Sao đi nữa cũng là vậy. Tuy nhiên, khán giả ở Cannes đã phát hiện ra
Megalopolis là một bộ phim lan man và gần như vô nghĩa, trông như thể tiêu tốn một phần ngân sách khổng lồ. Trong khi đó,
Horizon: an American Saga—Chapter One
là bộ phim để định hình bối cảnh dài ba giờ tẻ nhạt và không giống một
phim lẻ. Các nhà điều hành quyết định không cấp vốn cho hai đạo diễn này
không chừng có lý.
Horizon: an American Saga—Chapter One là tác phẩm tham vọng nhất của Costner đối với thể loại Viễn Tây cho đến nay, dài ba giờ tẻ nhạt và không giống một phim lẻ
|
Đáng ngạc nhiên là không có đạo diễn nào lùi bước. “Tôi đã thế chấp 10
mẫu nước mặt ở Santa Barbara mà tôi định dành để xây ngôi nhà cuối cùng
của mình,” Costner nói. “Nhưng tôi đã đem đi thế chấp không nghĩ ngợi…
Tôi tin vào ý tưởng và câu chuyện.”
Coppola còn đi xa hơn, bán
bớt một phần công việc kinh doanh nhà máy rượu của mình để có tiền làm
Megalopolis. “Tiền không thành vấn đề,” ông nói trong cuộc họp báo ở
Cannes. “Có rất nhiều người khi chết họ nói, ‘Ước gì tôi đã làm điều
này, ước gì tôi đã làm điều kia.’ Khi tôi chết, tôi sẽ nói, ‘Tôi đã làm
được điều này...Tôi đã làm được điều kia... Tôi đã làm rượu vang và tôi
đã làm được mọi bộ phim tôi muốn làm.’”
Coppola cần những bối cảnh đồ sộ và vô số hiệu ứng kỹ thuật số để gợi lên thành phố tương lai của Megalopolis
|
Cả Coppola và Costner đều đáng được ca ngợi vì đã hoàn thành những dự án
tâm huyết của mình. Nhưng các hãng phim sẽ mừng vì đã không bỏ tiền ra
giúp họ.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Economist