Tin tức

Điện ảnh Trung Quốc phải thu hẹp khoảng cách giữa thị trường đầy thuận lợi và sản xuất kém

08/06/2017

Tác giả là bài viết là người trong ngành công nghiệp điện ảnh và là nhà sáng lập blog Inyou Insight.

Bởi thành công của ba ông lớn Internet Trung Quốc Baidu, Alibaba và Tencent, ngành công nghiệp Internet của quốc gia này đã được quốc tế đánh giá cao, dẫn đến nhiều người trong ngành cảm thấy rằng Trung Quốc đã vượt các quốc gia khác và khu vực khi nói đến Internet di động.

Nói đến các dịch vụ như thanh toán di động, giao hàng tận nhà, mua vé trực tuyến hoặc chia sẻ xe đạp, đúng là Mỹ không phát triển nhanh như Trung Quốc.

Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn còn một đoạn đường dài phía trước.

Ví dụ, trong lĩnh vực công nghiệp điện thoại di động, Xiao Mi, Huawei, và Oppo lần lượt thống trị thị trường Trung Quốc. Song, hệ điều hành điện thoại không phát triển ở Trung Quốc mà ở nước ngoài.

Tình trạng tương tự khi nói đến công nghiệp điện ảnh Trung Quốc. Một mặt thì được hưởng lợi từ Internet di động. Mặt khác khả năng sản xuất phim thu hút khán giả lại đang thiếu hụt.

Tình trạng hổ thẹn

Ứng dụng bán vé trực tuyến phim Diệp Vấn 3 trên điện thoại di động

Hơn 70% vé xem phim được mua trực tuyến ở Trung Quốc, trong khi danh sách 10 phim hàng đầu bán 80% vé qua mạng Internet. Con số này vượt xa việc mua vé trực tuyến ở Mỹ. Trong hai ba năm qua, phòng vé Đại lục hằng năm của Trung Quốc đã tăng từ 30 tỉ nhân dân tệ (4,3 tỉ USD) lên 45 tỉ nhân dân tệ. Sự tăng trưởng này một phần nhờ việc bán vé trực tuyến tiện lợi đã mang lại khách hàng, song cũng do một lượng lớn chương trình khuyến mãi của đơn vị bán vé. Vấn đề là giá vé thấp do những chương trình khuyến mãi này dẫn đến bong bóng kinh tế trong ngành công nghiệp điện ảnh năm 2016.

Tương tự, phí dịch vụ cho mua sắm trực tuyến cũng được tính vào tổng doanh thu phòng vé. Sự “đổi mới” trong kinh doanh vé trực tuyến sẽ tạo nên ảo tưởng rằng nhu cầu thị trường cấp thiết hơn bao giờ hết.

Song thực tế là trong khi Trung Quốc sản xuất hơn 700 phim một năm, không phim nào nổi bật trong đám đông. Thay vì vậy thị trường Trung Quốc hoàn toàn bị phim nhập khẩu thống trị.

Tình trạng tương tự xảy ra ở ngành công nghiệp truyền hình.

Áp phích quảng cáo Furious 7 ở Trung Quốc

Khi nói đến bảo hộ người sử dụng, sự thâm nhập và số lượng người sử dụng trả tiền, các hạ tầng truyền kỹ thuật số (streaming) chủ đạo của Trung Quốc có thể sánh ngang với các công ty lớn của Mỹ. Tuy nhiên, khi so sánh nội dung, dù là một phim đình đám đơn lẻ hay là một số tác phẩm phổ biến, không thể nói rằng Trung Quốc làm tốt hơn.

Đây là một tình trạng hổ thẹn.

Đường một chiều

Ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc còn đối mặt với tình trạng hổ thẹn trong vấn đề bắt kịp trình độ kỹ thuật.

Khi các chuyên gia nói về sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, họ ít dành thời gian đào sâu vào khả năng hãng phim Trung Quốc sản xuất những phim chất lượng. Đây là một lĩnh vực mà Trung Quốc rớt lại phía sau xa so với những quốc gia khác.

Chuyện gì xảy ra khi mở cửa thị trường nếu khả năng sản xuất phim của Trung Quốc tệ hại?

Đạo diễn Patty Jenkins cùng hai ngôi sao Gal Gadot và Chris Pine tại buổi ra mắt Wonder Woman ở Trung Quốc

Hollywood nhiệt tình đến cộng tác với Trung Quốc, song kết cục Trung Quốc lại chịu thiệt trong mối quan hệ. Điện ảnh Trung Quốc có lẽ chẳng bao giờ có thể mong đợi những phim Mỹ-Trung hợp tác sản xuất sẽ cho Hollywood một nguồn để lấy một miếng bánh lớn hơn là thị trường Trung Quốc, khi những liên doanh như Oriental DreamWorks kết cục thất bại.

Suy cho cùng, Hollywood lấy rất nhiều từ Trung Quốc, đổi lại Trung Quốc không nhận được nhiều.

Quy mô thị trường điện ảnh Trung Quốc ngày một tăng không bịt mắt được ngành công nghiệp điện ảnh trước những thất bại khi nói đến sản xuất. Trước khi tập trung công sức vào những phim thu hút khán giả toàn cầu, trước hết điện ảnh Trung Quốc nên tập trung vào khán giả trong nước.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times