Tin tức

Đúng lúc gặp được em dùng trải nghiệm nhập vai để giới thiệu di sản văn hóa Trung Hoa

25/06/2023

Hồi năm 2014, một chiếc cốc sứ họa tiết gà con từ thời nhà Minh (1368-1644) đã được bán với giá khủng 281,24 triệu đôla Hồng Kông (36 triệu đôla Mỹ) tại một cuộc đấu giá ở Hồng Kông, khiến nó trở thành một trong những tác phẩm gốm sứ đắt nhất thế giới ở niên đại đó và thu hút sự chú ý của giới truyền thông toàn cầu.

Gần đây, báu vật này đã “xuất hiện” trong một phim bộ trực tuyến nổi tiếng, với câu chuyện lãng mạn được tưởng tượng lại và kể lại. Chiếc cốc được Chu Kiến Tuấn, tức Minh Hiến Tông, đặt làm. Vị hoàng đế thứ tám của triều đại nhà Minh từng trải qua một tuổi thơ đau thương.

Một tập của bộ phim tập trung vào câu chuyện tình yêu của hoàng đế Chu Kiến Tuấn thời nhà Minh (1368-1644) và cung nữ chăm sóc trở thành vợ yêu của chàng

Bị phế truất địa vị thái tử ở tuổi lên 5 và trải qua năm năm sống trong nỗi sợ bị sát hại cho đến khi phụ hoàng giành lại quyền lực và phục hồi quyền thừa kế ngai vàng cho mình. Trong suốt thời kỳ đen tối, Chu Kiến Tuấn tìm thấy niềm an ủi bên một cung nữ tên là Vạn Trinh Nhi, người cuối cùng trở thành vợ yêu của chàng dù hơn chàng 17 tuổi. Chiếc cốc, được Chu Kiến Tuấn tặng cho Vạn Trinh Nhi, tượng trưng cho sự kết nối của họ.

Thể hiện kiểu kịch-trong-kịch, câu chuyện tình yêu cung đình khác thường này đã được khéo léo dệt thành một chương trình văn hóa, đóng vai trò xương sống dẫn dắt phát triển cốt truyện của Hi Producer / Đúng lúc gặp được em, phim bộ dài 35 tập hiện có trên trang web phát trực tuyến iQiyi và Tencent Video.

Được quay từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 1 tháng 8 năm 2021, chủ yếu ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô và thị trấn Hoành Điếm ở Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang. Đây cũng là phim bộ đầu tiên được quay tại Bảo tàng Tô Châu.

Chiếc cốc, được Chu Kiến Tuấn tặng cho Vạn Trinh Nhi, tượng trưng cho sự kết nối của họ

Bộ phim kể về đạo diễn trẻ và tài năng Ngư Tại Tảo gia nhập một công ty chế tác với kế hoạch sản xuất một chương trình giới thiệu một số di sản văn hóa có ảnh hưởng nhất của đất nước, từ Kinh kịch đến tác phẩm điêu khắc ngọc bích và kỹ thuật khảm chạm nổi.

Với sự giúp đỡ của Dao Đường, một nhà sưu tầm cổ vật tinh tường và tháo vát, Ngư Tại Tảo đã xoay xở mời được một nhóm những người thừa kế di sản văn hóa phi vật thể có uy tín, và làm cho chương trình trở thành sự kết hợp một cách sáng tạo giữa các chuyến tham quan bảo tàng, hồi sinh di sản hiện đại và các phim bộ cổ trang ngắn tập mang lại sức sống cho nhân vật lịch sử đằng sau những tạo tác thủ công mỹ nghệ hoặc làm nghệ thuật.

Bằng cách áp dụng một góc nhìn mới mẻ để hiển thị tổng cộng 16 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào các danh sách ở các cấp độ khác nhau, từ UNESCO đến cấp quốc gia và cấp tỉnh, bộ phim đã giành được số điểm 7,6/10 trên trang tổng hợp đánh giá Douban khi phát hành vào cuối tháng 5.

Áp dụng một góc nhìn mới mẻ, 35 tập phim hiển thị tổng cộng 16 di sản văn hóa phi vật thể được ghi vào các danh sách ở các cấp độ khác nhau

Đạo diễn Cao Hàn nói với China Daily rằng anh rất hào hứng khi đọc kịch bản lần đầu và quyết định sử dụng cách tiếp cận “nhập vai” để làm cho các nền văn hóa truyền thống “sống dậy”.

Thật thú vị, anh đã phát triển một phương pháp dễ dàng thu hút giới trẻ hiện đại, mà anh miêu tả là được truyền cảm hứng từ chuyện giới trẻ Trung Quốc ngày nay hiểu và học các nền văn hóa truyền thống theo cách riêng của họ.

Nỗ lực khiến những cổ vật gây được tiếng vang với giới trẻ được thể hiện rõ ràng ngay từ tập đầu tiên, trong đó Ngư Tại Tảo, cô gái ở độ tuổi 20, được giao nhiệm vụ quay cảnh một truyền nhân của kỹ thuật khảm chạm nổi có từ thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên).

Theo đạo diễn Cao Hàn, khán giả sẽ có một trải nghiệm mới mẻ khi thấy câu chuyện của những người thợ thủ công đan xen với việc tạo ra một chương trình văn hóa như thế nào

Đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Minh và được các gia đình hoàng thân quốc thích ưa chuộng, nghề thủ công này bao gồm việc dệt và xoắn các dải vàng hoặc bạc mỏng thành những hoa văn đẹp mắt và trang trí đá quý trong khung kim loại để sử dụng làm phụ kiện hoặc đồ trang sức.

Tuy nhiên, Ngư Tại Tảo cảm thấy thất vọng khi phát hiện vị truyền nhân này, có 37 năm kinh nghiệm, can thiệp quá mức vào quá trình quay phim và chỉ cho phép tổ quay của cô quay những quy trình thông thường đã được giới thiệu trong nhiều chương trình tương tự.

Không muốn ghi lại những thước phim khuôn mẫu có thể khiến cô bị sa thải, vị đạo diễn trẻ nhanh trí nảy ra một ý tưởng mới. Cô đóng vai một cung nữ, thể hiện quy trình trang điểm bằng cách sử dụng một chiếc kẹp tóc được làm bằng kỹ thuật khảm chạm nổi và một bộ lược chải tóc sao chép của Từ Hy Thái hậu, người phụ nữ quyền lực nhất vào cuối triều đại nhà Thanh (1644-1911).

Mỗi câu chuyện kết thúc bằng một đoạn clip ngắn có một chuyên gia giới thiệu thêm kiến thức về nghề thủ công

Đoạn video giống cảnh một blogger làm đẹp du hành ngược thời gian về triều đại cuối cùng của Trung Quốc, giúp chương trình nhận được sự yêu thích của khán giả trẻ.

Ngoài việc tái hiện những câu chuyện xưa liên quan đến những tuyệt kỹ này, nữ chính còn rất chăm chút khai thác những câu chuyện độc đáo đằng sau mỗi truyền nhân, khiến chương trình thêm phần xúc động.

“Tôi muốn sử dụng một câu thoại của Ngư Tại Tảo: ‘Cái mà khán giả thực sự quan tâm là con người, và mối liên hệ giữa các di tích văn hóa và con người để truyền tải chủ đề cốt lõi của phim truyền hình.’ Tôi tin rằng khán giả sẽ có một trải nghiệm mới mẻ khi thấy câu chuyện của những người thợ thủ công đan xen với việc tạo ra một chương trình văn hóa như thế nào,” đạo diễn Cao Hàn nói.

Câu chuyện về một vũ công phục dựng các điệu múa cổ xưa từ những di tích như tranh tường Đôn Hoàng

Trong số những câu chuyện này có câu chuyện về một vũ công phục dựng các điệu múa cổ xưa từ những di tích như tranh tường Đôn Hoàng, và hòa giải với một người bạn mà trước đó cô đã hiểu lầm.

Một câu chuyện khác kể về một đầu bếp bánh ngọt nổi tiếng, cống hiến hết mình để khôi phục các công thức làm nước giải khát đã được phục vụ trên các chuyến hải trình của con tàu Tô Châu từ nhiều thế kỷ trước. Cô đoàn tụ với đứa con trai xa cách nhiều năm sau khi để cậu cho ông bà ngoại chăm sóc.

Một điểm nổi bật khác là mỗi câu chuyện kết thúc bằng một đoạn clip ngắn có một chuyên gia giới thiệu thêm kiến thức về nghề thủ công. Ví dụ, Du Jianyi, truyền nhân dày dạn kinh nghiệm của kỹ thuật khảm chạm lộng với khoảng 50 năm kinh nghiệm, miêu tả cách thức tạo ra Vương miện Kim Dực nổi tiếng của Hoàng đế nhà Minh Vạn Lịch (1563-1620) bằng cách sử dụng 518 sợi chỉ vàng mỏng chỉ 0,2 mm.

Một câu chuyện khác kể về một đầu bếp bánh ngọt nổi tiếng, cống hiến hết mình để khôi phục các công thức làm nước giải khát đã được phục vụ trên các chuyến hải trình của con tàu Tô Châu từ nhiều thế kỷ trước

Cao Hàn nói: “Tôi hy vọng không chỉ giới thiệu những kỹ năng di sản văn hóa phi vật thể đơn giản mà còn cả những ẩn ý lịch sử, kỹ thuật sản xuất, ý nghĩa văn hóa, màu sắc cảm xúc và bản thân văn hóa đằng sau mỗi di sản văn hóa phi vật thể.”

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily