Ở Trung Quốc, các nhà xã hội học thường dùng từ “tizhi” để mô tả văn hóa và xã hội đất nước.
Cảnh trong phim truyền hình năm 2007 Da Gongjiang – dịch
đại ý là “Người thợ tuyệt vời” – mô tả sự huy hoàng của ngành công
nghiệp ở các doah nghiệp nhà nước những năm từ 1950 tới 1970
|
Tizhi nghĩa là “thể chế” và nói về ảnh hưởng của một cơ số các
biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến
hành kể từ khi nắm quyền năm 1949. Ngày nay, công chúng Trung Quốc có
mối quan hệ phức tạp với một số phương pháp thực hiện trong ba thập kỷ
đầu tiên, đặc biệt khái niệm sở hữu toàn dân, kinh tế kế hoạch, và hệ
thống
đơn vị, theo đó chính quyền phân bổ tất cả các công dân có khả năng lao động vào các đơn vị làm việc.
Ngày
nay, nhiều người Trung Quốc cảm thấy thể chế cũ – hệ thống đã tồn tại
trước khi cải cách kinh tế từ cuối những năm 1970 – đem theo một bi
kịch, của một lý tưởng xã hội giản đơn mà lạc hậu. Khi chính sách cải
cách và mở cửa tăng tốc trong những năm 1980, hệ thống cũ dần dần bị
loại bỏ. Ngày nay, Trung Quốc tiếp tục biến chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch thành một nơi mà thị trường là tối cao và từ một xã hội tập thể
thành một xã hội cá nhân. Thực sự, nhiều người vẫn giữ thành kiến với cơ
chế cũ, cho rằng chủ nghĩa cào bằng cực đoan của nó đã dung dưỡng sự
lười biếng, trong khi cơ chế mới khuyến khích tính cách cá nhân tích cực
như táo bạo, tinh thần doanh nhân và tự lực tự cường.
Cảnh trong phim Young Love Lost, bối cảnh là một nhà máy thuộc nhà nước trong một thành phố vùng sâu vùng xa Trung Quốc
|
Thời điểm bắt đầu cải cách, văn hóa đại chúng Trung Quốc dung nạp một
điểm ngoặt. Đến những năm 1990, phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc
vang danh với nền kinh tế xã hội hóa tiến bộ nhanh, cho ra đời những tác
phẩm nói về việc rời bỏ sự ổn định của cơ chế cũ và kiếm tiền bằng kinh
doanh. Đối với giới truyền thông, cơn khủng hoảng xã hội nổi lên đầu
những năm cải cách bị quy cho không chỉ những chính sách mới, mà cả tàn
tích của cơ chế cũ chưa được xóa bỏ. Ví dụ như, những trụ cột cũ của sở
hữu toàn dân – các doanh nghiệp nhà nước (SOE) – trở thành những tàn
tích nặng nề, không hiệu quả của cơ chế cũ, và sự giải tán hàng loạt các
doanh nghiệp này đã khiến cho việc chuyển theo cơ chế thị trường trở
nên đau đớn nhưng là những hy sinh cần thiết để “giải phóng” một số
ngành công nghiệp nhất định.
Tuy nhiên, từ khi sang thế kỷ mới,
phim điện ảnh và truyền hình Trung Quốc đã xem xét lại những mặt tích
cực của thập niên 90. Ví dụ, bộ phim truyền hình năm 2007
Da Gongjiang
– dịch đại ý là “Người thợ tuyệt vời” – mô tả sự huy hoàng của ngành
công nghiệp ở các doanh nghiệp nhà nước những năm từ 1950 tới 1970, nhưng
cũng tái hiện một con đường dài, chậm chạp dẫn tới cùng khổ mà nhiều
công nhân phải gánh chịu sau khi bị người sử dụng lao động bỏ rơi. Nhân
vật chính, Tiêu Trường Công, là một công nhân điển hình được Chủ tịch
Mao tuyên dương. Đỉnh cao sự nghiệp, ông sống ở một ngôi nhà kiểu Tây,
hai tầng rộng 200 mét vuông ở một thành phố vùng đông bắc Trung Quốc.
Nhưng đến những năm 1990, ông Tiêu thấy các con mình bị chinh doanh
nghiệp nhà nước mà ông từng làm việc sa thải. Bộ phim rõ ràng thể hiện
nỗi khó khăn mang tính lịch sử của tầng lớp lao động trong công cuộc cải
cách doanh nghiệp nhà nước.
The Piano in a Factory mô tả phẩm giá bị bào mòn của “người con nhà máy” bị sa thải
|
Năm 2010, bộ phim nghệ thuật kinh phí thấp
The Piano in a Factory
sử dụng phương pháp đen tối, cường điệu để mô tả phẩm giá bị bào mòn
của “người con nhà máy” bị sa thải. Nhiều năm sau khi anh và đồng nghiệp
bị cho thôi việc tại nhà máy cũ, nhân vật chính Trần Quế Lâm tập hợp
một nhóm người nhiều ngành nghề để dựng một chiếc đàn dương cầm giữa nhà
xưởng đã bị bỏ hoang của họ. Nhiệm vụ và điều kiện cho phép họ sử dụng
lại những kỹ năng ngày xưa, tự hào và tự tin, thách thức câu chuyện được
truyền tụng rằng những công nhân bị sa thải chỉ là lực lượng lao động
cấp thấp, tụt hậu cần phải loại bỏ.
Cũng có những tác phẩm chạm trực tiếp tới bản thân thời kỳ đầu cải cách, như phim dài tập
Xia Hai –
Going Into Business
– phát sóng cuối năm 2011. Trong phim, một nhóm anh em bắt đầu mở công
ty riêng, rời bỏ làng quê nhỏ, và đi xuống miền nam Quảng Châu để tìm
vận may. Nhưng đến cuối phim, chỉ có người anh cả, Cheng Zhiping, là đạt
được thành công, bởi vì anh vẫn giữ đạo đức cá nhân mạnh mẽ trong khi
những đồng hành xung quanh anh đều tìm cách kiếm tiền nhanh bằng thủ
đoạn thấp hèn. Bằng cách đó, bộ phim ít tập trung vào những doanh nhân
thành đạt, những người lúc bắt đầu cải cách, chọn
xiahai –
nghĩa là “đi ra biển lớn” đại ý “tìm kiếm may mắn ở thị trường tư nhân”.
Thay vào đó, nó mô tả nỗi khó khăn, từ bỏ và thất bại của những người
chọn
luohai – “đi vào nước sâu”.
What’s in the Darkness là câu chuyện trưởng thành của một cô gái trẻ sống ở một thị trấn nhỏ trung tâm tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc mùa hè năm 1991
|
Sự phản ánh mang tính phê phán về thời kỳ cải cách có xu hướng gợi lên nỗi
nhớ nhung thời kỳ kinh tế kế hoạch, đặc biệt là thời điểm khi hệ thống
đơn vị đang bên bờ vực giải tán. Nhiều phim lấy bối cảnh một trong những
đơn vị đó và mô tả mối quan hệ giữa những người cha và con hay các
thành viên khác trong gia đình. Mọi người nhìn khoảng thời gian giữa
thập niên 1980 tới thập niên 1990 với một sự yêu thương vì – phần nhiều – nó không có đổ máu của Cách mạng Văn hóa và mặt tối của kinh tế thị
trường. Thời gian giữa hai thời đại lớn đó tuy ngắn ngủi nhưng rất huy
hoàng.
Ba bộ phim từ những năm đầu 1990 –
What’s in the Darkness,
Young Love Lost và
The Summer Is Gone
– đi vào những không gian khác nhau trong hệ thống đơn vị sản xuất. Bộ
phim đầu là câu chuyện trưởng thành của một cô gái trẻ sống ở một thị
trấn nhỏ trung tâm tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc mùa hè năm 1991. Qua con mắt
của cô học sinh trung học Khúc Tĩnh, câu chuyện tập trung vào thời đại
này. Một khu dân cư mọi người đều biết hết nhau mà vẫn tiềm ẩn những rủi
ro, không những Khúc Tĩnh không sợ sệt mà còn háo hức khám phá thế giới
bên ngoài và sự phát triển ham muốn giới tính của chính cô, luôn luôn
tò mò muốn biết cái gì nằm trong bóng tối.
Young Love Lost,
cũng lấy bối cảnh những năm đầu 1990 tại một nhà máy thuộc nhà nước ở
một thành phố vùng sâu vùng xa Trung Quốc. Trong khi cơ bản các nhà máy
xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh tư tưởng Marx trong sản xuất và tinh thần của
ngành công nghiệp, nhà máy nơi nhân vật chính Lộ Tiểu Lộ làm việc đầy
đấu đá, chiêu trò và tán tỉnh con gái. Cuối cùng, trong bộ phim đặc biệt
The Summer is Gone, hệ thống đơn vị không được mô tả là một
thời kỳ lạc hậu, căng thẳng tạo ra sự lười biếng và dung dưỡng chống đối
lao động, mà là một cái nhìn sâu sắc về sự ổn định và yên bình..
Trong phim The Summer is Gone hệ thống đơn vị không được mô
tả là một thời kỳ lạc hậu, căng thẳng tạo ra sự lười biếng và dung
dưỡng chống đối lao động, mà là một cái nhìn sâu sắc về sự ổn định và
yên bình
|
Lật lại những vết sẹo cũ về việc sa thải lao động những năm 1990, nhấn
mạnh những vấn đề mới gây ra bởi thời kỳ cải cách và đổi mới, hay hoan
ca những ký ức về những đơn vị xã hội chủ nghĩa cuối cùng, tất cả những
bộ phim này đều suy nghĩ lại về cải cách triệt để theo cơ chế thị trường
những năm 1990. Chúng phản ánh nỗi bất mãn của những người sống trong
biển cả không thấy đâu là bờ của nền kinh tế thị trường, và gợi ý một
cái kết khác cho vòng cải cách và tái cấu trúc sâu sắc tiếp theo ở Trung
Quốc.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone