Chính sách kiểm duyệt phim điện ảnh mới của Trung Quốc, mới nhìn sơ qua, sẽ đủ để khiến một đạo diễn phát điên.
Phim ảnh không được quảng bá cờ bạc, mê tín dị đoan, lạm dụng thuốc, bạo
lực hay dạy các phương pháp tội phạm. Hơn nữa phim ảnh phải “phục vụ
nhân dân và chủ nghĩa xã hội.”
Vậy liệu điều này có nghĩa là kết thúc nền điện ảnh Trung Hoa vĩ đại và
sự chết ngộp trong phim ảnh tuyên truyền nhàm chán của số lượng khán giả
đang teo lại không?
Không nhất thiết.
Việc áp dụng luật mới này của Trung Quốc trong thực tế có lẽ sẽ khó khăn cho dù ở thời điểm nào.
Khi
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc mới thông qua luật giám sát điện
ảnh này, giống như thêm một biện pháp mạnh nữa đánh vào thể hiện tự do.
Nhưng khi bạn nói chuyện với những người trong ngành điện ảnh họ không lo lắng như người ta tưởng.
Nhiều
người sẽ kể với bạn (không chính thức) rằng những luật kiểu như thế
này, về hiệu lực, đã ra đời hàng thập kỷ nên việc chúng được soạn thảo
cụ thể cũng chẳng tạo ra khác biệt gì lắm.
Quảng cáo phim Unchained Django ở Trung Quốc
|
Tuy nhiên, với những người khác, vạch rõ trắng đen có vẻ hơi quá chính
thức, ít đi không gian để ngọ nguậy, ít đi tiềm năng để thể hiện.
Tưởng
tượng những bộ phim sẽ bị cắt bỏ ở các nước khác nếu đưa vào những thứ
được hiểu là quảng bá cho cờ bạc, lạm dụng thuốc, đồi trụy, bạo lực,
khủng bố và mê tín dị đoan?
The Sting,
Poltergeist,
Pulp Fiction,
Taxi Driver,
Trainspotting,
Betty Blue,
Lock Stock và
Two Smoking Barrels. Bạn có thể kể tên cả ngày.
Thêm
vào đó phim Trung Quốc còn bị cấm nếu chúng “xuyên tạc lịch sử quốc gia
hay nhân vật lịch sử, ảnh hưởng tới quan điểm quốc gia và phá hoại sự
thống nhất quốc gia.”
Thế là tạm biệt tất cả những phim chính trị và lịch sử gây tranh cãi.
Hay là không nhỉ?
Phùng Tiểu Cương là một người rất thông minh.
Phạm Băng Băng trong vai một phụ nữ nông thôn đi khiếu kiện trong phim I Am Not Madame Bovary của Phùng Tiểu Cương
|
Ông là một trong những đạo diễn Trung Quốc hàng đầu bằng cách nào đó vẫn
có thể đưa những tác phẩm của mình lên kịch trần những ranh giới kiểm
duyệt và lại được chiếu ở các rạp chiếu phim lớn.
Khi xem phim của đạo diễn Phùng người viết tự hỏi bản thân nhiều lần: “Thế quái nào ông ấy đưa cái này qua được kiểm duyệt?”
Tác phẩm mới nhất của ông, hiện đang chiếu, nằm trong những tác phẩm táo bạo nhất của ông về phương diện này.
I Am Not Madame Bovary là câu chuyện về một người phụ nữ nhà quê gánh chịu nhiều tầng chính quyền vô lý.
Điểm
chung ở tất cả nhân vật – cảnh sát, tòa án, quan chức – là khi đối mặt
với người phụ nữ này động lực duy nhất của họ có vẻ là để bảo vệ chính
bản thân. Và bất cứ ai từng có thời gian ở Trung Quốc đều sẽ xác nhận
điều này đúng đến đâu.
Hình ảnh các quan chức chính quyền trong phim I Am Not Madame Bovary
|
Những người bình thường đưa những mối bất bình lên Bắc Kinh được gọi là
“những người đệ đơn”. Có thể nhà của họ bị phá hủy bởi những nhà thầu
thông đồng với chính quyền tham nhũng; có thể con nhà họ bị cảnh sát
hành hung; có thể họ mất công ăn việc làm. Họ mang khiếu kiện của mình
tới thủ đô, kêu gọi cán bộ chính quyền trung ương xử lý những người
quyền lực ở nơi họ sống.
Trung Quốc ngày nay, những người đệ đơn
có vẻ không vui vẻ gì nhưng – không còn nơi nào mà trở về – họ vẫn tiếp
tục. Tuy nhiên cán bộ địa phương sẽ làm bất cứ điều gì để cản họ.
Thế
nên, nếu những người đệ đơn gần như không bao giờ thắng, tại sao quan
lớn lại quan tâm tới họ? Bởi có thể sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của họ
nếu bên trên nữa tin rằng họ làm ăn không ra sao.
Người viết từng
tới thăm một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Vũ Hán nơi nhiều nông dân đang chết
dần vì ung thư và những người thân của họ quy trách nhiệm cho nhà máy
hủy rác y tế được xây ngay bên cạnh, trái luật của Trung Quốc. Lãnh đạo
chính quyền địa phương mời người viết một bữa ăn với rượu vang thịnh
soạn và cứ mười phút lại hỏi ai trong làng đã báo tin.
Hành trình đi kiện của người phụ nữ nhà quê trong phim của Phùng Tiểu Cương
|
Người viết nhớ đã nói với ông này rằng cách tìm ra vụ việc như thế
nào không quan trọng và hỏi liệu vị quan chức đó có giúp đỡ những người
đang chết dần dưới sự quản lý của ông không? Vị quan chức cười, rót thêm
rượu và lại nói: “Rốt cuộc ai nói cho anh biết?”
Đó là những chủ đề được đề cập trong phim hài đen tối của Phùng Tiểu Cương.
Trong
phim, cán bộ đá bóng, đổ lỗi lẫn nhau và thậm chí còn đặt cả những đội
cơ động bên ngoài nhà cô nông dân này để chặn cô lên tiếng bởi việc cô
lên tiếng sẽ gây trở ngại cho sự nghiệp của họ.
Thế quái nào mà Phùng Tiểu Cương đưa phim này ra rạp được?
Câu
trả lời hẳn phải là những lãnh đạo lâu năm tại Cục Báo chí, Xuất bản,
Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình biết rằng tác phẩm của ông nói lên
sự thật và thấy bộ phim mang một thông điệp đáng để chia sẻ.
Cảnh phim The Assembly của Phùng Tiểu Cương năm 2007
|
Yếu tố quan trọng khác là Phùng Tiểu Cương biết chính xác làm sao điều
chỉnh những chủ đề nhạy cảm nhất một cách có thể chấp nhận được.
Ông biết khi nào chỉ một chút và khi nào có thể đi đến cùng.
The Assembly,
bộ phim gan góc năm 2007 về chiến tranh nội bộ Trung Quốc, là một tuyệt
phẩm thể hiện khả năng lách kiểm duyệt để kể một câu chuyện gây tranh
cãi. Một đạo diễn non hơn có thể sẽ nghĩ bộ phim như vậy thật không thể
thực hiện nổi.
Thế nên đây là lý do tại sao những nhà làm phim
trẻ Trung Quốc vẫn tích cực bất chấp luật mới. Họ nhìn vào những gì
Phùng Tiểu Cương đã đạt được và tự hỏi làm sao để họ có thể cựa quậy trong hệ thống này.
Nhiều người thậm chí còn chào đón luật
mới bởi luật buộc các rạp chiếu phim thôi dối lừa về kết quả phòng
vé. Hệ thống bán vé phải được vi tính hóa và nhà rạp buộc “trung thực
công bố kết quả kinh doanh.”
Với I Am Not Madam Bovary, Phùng Tiểu Cương vừa đoạt giải
Đạo diễn xuất sắc Kim Mã 2016. Những gì ông đã làm được trên phim của
mình tạo động lực cho các nhà làm phim trẻ Trung Quốc
|
Nhưng ảnh hưởng thực sự của luật mới này sẽ được biết rõ sau khi bắt đầu áp dụng và luật sẽ có hiệu lực bắt đầu từ tháng 3/2017.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: BBC News