Dựa trên bản chuyển thể từ một tiểu thuyết Nhật Bản của đạo diễn người Nhật Hideo Nakata năm 1998, phiên bản Mỹ của
The Ring vừa
là một cú đánh ngầm vào sự cám dỗ của truyền hình trong văn hóa của
chúng ta, vừa là cuộc thử nghiệm kinh khủng tột bậc về bản chất của quỷ
dữ. Bộ phim có phần tiếp theo năm 2005, dù tệ hơn nhiều, cũng có một số
khoảnh khắc lạnh gáy tương đương, và một loạt phiên bản Mỹ làm lại từ
phim kinh dị châu Á, rất nhiều trong số đó là hồn ma của những đứa trẻ
bị sát hại và vùng cửa sông. (Một phim khác,
Rings, ra mắt ngày 10/2/2017, phát hành ở Việt Nam với tựa
Vòng tròn tử thần).
Anh yêu ơi, tivi lại có vấn đề rồi: Bonnie Morgan trong phần mới nhất của loạt phim Ring
|
Cốt truyện của ba phần
Ring đều xoay quanh một đoạn phim kỳ bí –
những con ngựa chết, rết khổng lồ, những dòng sông máu – đã bằng cách
nào đó được ghi lại trong một cuộn băng VHS tại một căn nhà gỗ nhỏ thuộc
vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Các thanh thiếu niên truyền tai nhau
rằng, những ai xem đoạn phim đó đều chết trong vòng bảy ngày sau. Và
kinh khủng thay, họ chết thật, chết dần trong ánh nhìn của Samara, linh
hồn bị đày ải đã dùng ý nghĩ để tạo ra những hình ảnh đó. Sự xuất hiện
của cô ta và hậu quả của chúng, thật khó mà quên đi được, như những cơn
ác mộng ám ảnh hàng giờ.
Kể từ đó, các nhà làm phim đã tìm ra
nhiều cách, bằng công nghệ lẫn tâm linh, để vượt qua chuẩn mực mà loạt
phim đã đạt được, và một số yếu tố hình ảnh của phim giờ đây có thể trở
nên lỗi thời với một thế hệ lớn lên từ thỏa mãn với sự tra tấn của loạt
phim
Saws và
Hostel của Eli Roth xuất hiện sau đó. Bạn
có thể cho rằng một bộ phim từ 15 năm trước biến một cuộn băng VCR
thành tòng phạm trong một vụ sát nhân hàng loạt sẽ trở thành trò cười
trong thời đại hiện nay. Nhưng chính ý tưởng “chết vì xem” lại vang dội
nhất hiện nay, đặc biệt thông qua phần mới nhất đã nâng cấp công nghệ,
lồng ghép ý tưởng một linh hồn len lỏi vào các tập tin trong iPhones và
QuickTime của chúng ta.
Cảnh cuối phim Ringu của đạo diễn người Nhật Hideo Nakata năm 1998
|
Một phim kinh dị mang đến cảm giác giật bắn mình từng chút một, để chúng ta ngấm dần sự kinh hãi và khiến tim đập dồn dập. Phần
Ring đầu tiên do Gore Verbinski (người tình cờ sẽ trở lại với một phim kinh dị mới vào ngày 17/2/2017,
A Cure for Wellness),
từng là một câu chuyện ghê rợn xám xịt, đẫm nước mưa, ngập tràn những
âm thanh tần số tĩnh the thé được thiết kế để khuấy động hệ thống thần
kinh của con người.
Những pha giật gân rất đúng thời điểm, cho ta
đủ lý do để sợ hãi thứ phía bên kia các cánh cửa trong lúc báo hiệu một
truyền thống kinh dị được ưa chuộng lâu đời, đó là biến một vật bình
thường thành một thứ ác hiểm. Và không có cái kết có hậu nào cả - cách
duy nhất để một nhân vật đánh lừa thần chết là làm một bản sao của cuộn
băng VHS và chia sẻ nó với người khác, và người này sau đó cũng chung số
phận, một cuốn băng lan truyền trước thời đại của mạng xã hội. Bộ phim
kết thúc như một bản hòa âm chói tai, và chính điều này khiến thông điệp
của nó thêm mạnh mẽ hơn cả.
Bản thân Samara đến nay là nhân vật biểu tượng cho dòng phim kinh dị. (Trong một buổi chiếu gần đây của
Rings,
một cô gái rõ ràng do Paramount thuê đã chạy khắp rạp với chiếc váy bẩn
thỉu, tóc phủ mặt, phát phiếu tham quan nhà ma miễn phí cho khán giả).
Bị gia đình xua đuổi, bị các bác sĩ tâm lý khám qua loa, bị mẹ nuôi ném
xuống giếng và bỏ mặc đến chết, Samara chính là một nhân vật đáng
thương. Nhưng một trong các mánh khóe của bộ phim là nhử chúng ta vào sự
thương cảm đối với một đứa trẻ sau cùng lại trở thành một con quái vật
vô diện.
Cảnh phim Ring năm 2002 của đạo diễn Gore Verbinski
|
Sự thiếu hy vọng trong câu chuyện của cô bé và trong giả thuyết của bộ
phim có thể được xem là chỉ trích mạnh mẽ hơn đối với xã hội của chúng
ta, được thể hiện qua hình ảnh rợn người mà cô biến thành, một sự pha
trộn giữa ảnh tĩnh nhấp nháy và thân xác thối rữa. Samara vừa là nạn
nhân vừa là kẻ ác, nhưng sự xuất hiện của cô ta gây choáng váng vì cô ta
đã đập tan câu nói “đó chỉ là một bộ phim.”
Ngay từ đầu phim
The Ring,
hai cô gái trẻ đang xem truyền hình, hoàn toàn không hay biết về cuộc
viếng thăm mà họ sắp nhận được qua màn hình tivi. “Tớ ghét truyền hình,”
một cô gái nói. “Chọn đại đi, tớ không quan tâm,” người kia trả lời.
Sự
thờ ơ đó là một phần trong vấn đề đang lây lan của chính chúng ta. Ở
giai đoạn này trong lịch sử loài người, chúng ta có thể kiểm soát được
điều mình nhìn thấy, đọc và nghe: Chúng ta có thể lưu lại để xem khi
rảnh rỗi; có thể say sưa một chương trình, đăng tweet về nó và nhắn tin
với ai đó cùng lúc. Nhưng những thứ ta xem và lướt qua đều ảnh hưởng đến
chúng ta dù muốn hay không, theo những cách mà ta không lập tức hiểu
được. Samara có thể là một nhân vật hư cấu, nhưng các phương tiện truyền
thông mà ta sử dụng hàng ngày có tác dụng của chúng, và điều đó nên
khiến ta sợ hãi hơn ta thấy. Khi hồi tưởng lại, cảnh Samara trườn ra
khỏi tivi khiến dạ dày nhộn nhạo trong tập phim
Ring đầu tiên, chính là lời cảnh báo cho một nền văn hóa bị ám ảnh phim ảnh như của chúng ta đây.
Cảnh trong phim Rings 2017
|
Thời đại mà ta đang sống đầy rẫy những nỗi kinh hoàng về thị giác có
thật. Như khuôn mặt biến dạng của nạn nhân của Samara, chúng ta có thể
thay đổi các đường nét nhân dạng của chúng ta bằng nhiều loại ứng dụng
hình ảnh, bôi nhòe chính mình thành các hình thù trừu tượng chỉ với cái
vuốt ngón tay. Chúng ta có thể xem cảnh chặt đầu trong lòng bàn tay. Có
thể phát trực tiếp một cảnh cưỡng bức. Có thể thấy các nhà chức trách bị
phạt vì bảo vệ thay vì bắn vào lưng người dân. Và cũng như các nhân vật
trong
The Ring, ta cố gắng giảm gánh nặng từ những hình ảnh đó cho bản thân mình bằng cách chia sẻ chúng với người khác.
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times