>> Kỳ 1: Khi điện ảnh lại cần tới ngoại lệ mới thành công thì...?
>> Kỳ 2: Kỷ nguyên Top Gun
>> Kỳ 3: Tiếp thị điện ảnh lên ngôi và đối tượng khán giả được định đoạt là "những người không chịu lớn"
Thế ai là người xấu ở đây vậy? Phải nói là các nhà điều hành hãng phim
và các nhà tiếp thị làm nên cả đám người xấu tới mức không chịu thừa
nhận là không còn cách gì khác hơn ngoài thay đổi trạng thái thận trọng
mới có thể sửa chữa được vấn đề này. Trong sự kính trọng của công chúng,
họ đứng đâu đó cạnh đại biểu quốc hội, chủ ngân hàng, công ty bảo hiểm y
tế.
Họ là những kẻ thiếu văn hóa, kẻ thù của nghệ thuật, chỉ
biết có lợi nhuận, bọn trọc phú. Và cuối cùng, có người bật đèn xanh cho
The Social Network và True Grit và The Town —
một bộ phim có kinh phí khiêm tốn đã làm ngay chính đạo diễn kiêm diễn
viên chính của phim này phải ngạc nhiên khi phim chiếm vị trí đầu bảng
doanh thu ngay tuần đầu công chiếu rồi sau đó tiếp tục hốt bạc hết tuần
này đến tuần khác. "Ngành điện ảnh chia thành hai nhánh phim bom tấn và
phim chính kịch đã càng ngày càng trở nên cách ly khỏi nhịp điệu phát
triển của xã hội," Ben Affleck nói. "Tôi hiểu loại phim tôi làm rất khó
bán, cho nên mặc dù đây có lẽ là phim ít tốn kém nhất Warner Bros. sẽ
làm, thì vẫn có rủi ro. Và thật dễ chịu để hình dung rằng đây là một
ngành đứng được, mỗi năm một hãng phim làm ra chừng 12-15 những cuốn
phim như thế, nhưng đâu có phải vậy."
Sức ép kinh tế mà các hãng
phim đối mặt không là một sự biện minh — sự thật quả là như thế. Doanh
thu vé có thể mạnh, nhưng bất kỳ tác lực kinh tế nào cũng đều chống lại
việc sản xuất phim chính kịch dành cho khán giả trưởng thành. Loại phim
này nói chung là không có hấp lực xem lại khiến doanh thu bán DVD của
chúng thất bại. Loại phim này lại thường bị xếp loại R, đặt trần chặn
lên khả năng kiếm tiền của chúng và khiến cho việc làm phim với kinh phí
thấp nhất là điều kiện tiên quyết. Các đề cử Oscar hoặc thậm chí thắng
giải cũng không còn ngớ ngẩn dựa vào doanh thu của một phim có chất
lượng nữa. (Năm ngoái phim đoạt danh hiệu cao quí nhất, The Hurt Locker,
kết thúc là phim đoạt giải Oscar Phim xuất sắc nhất có doanh thu thấp
nhất từ những năm 1950.) Còn thị trường bên ngoài nước Mỹ đang trở nên
khó dự đoán mà kén chọn hơn — Schamus chỉ ra rằng Nhật Bản và Italy đã
quay lưng có tuyên bố với phim Hollywood và hướng về “cây nhà lá vườn”,
một xu hướng có khả năng lan khắp toàn cầu. (Và phim chính kịch dành cho
khán giả trưởng thành thể hiện kém cỏi ở ngoài nước Mỹ.)
The Hurt Locker là phim đoạt giải Oscar Phim xuất sắc nhất
có doanh thu thấp nhất từ những năm 1950
"Nghe đây, nghĩa vụ của bất cứ ai trong nghề làm phim là giúp công ty họ
có lời," Scott Stuber nói, ông đã từng là giám đốc sản xuất tại
Universal trong nhiều năm trước khi rời đi làm nhà sản xuất vào năm
2005. "Khi thuận buồm xuôi gió, đôi lúc bạn sẵn lòng với thêm một chút;
thỉnh thoảng bạn sẽ nói, 'Chúng tôi định làm phim này chỉ vì chúng tôi
tin tưởng vào nó.' Nhưng khi không xuôi chèo mát mái... thì chuyện trở
nên khó khăn. Không chỉ không còn dồi dào tiền bạc như trước, và tất cả
chúng ta đều ngập trong tiếng ồn ào cho rằng khó qua khỏi mỗi cuối tuần
mà lấy được sự chú ý của khán giả."
Đưa chúng ta đến phần lúng
túng này đây. Trách các hãng phim đủ thứ khiến cho thủ phạm khác thoát
tội quá dễ dàng: chúng ta. Chúng ta cứ phàn nàn đến khàn cả tiếng rằng
Hollywood bỏ mặc chúng ta bằng cách ngừng làm những loại phim chúng ta
muốn xem, thì sao chúng ta không bỏ mặc Hollywood đi. Các hãng phim làm
phim vì có người đi xem, và vấn đề là, chúng ta không đi xem nữa — nói
chúng ta là ý tôi muốn nói tầng lớp khán giả đang phàn nàn này đây, mà
nếu bạn vẫn đang đọc bài viết này, thì rõ ràng bạn cũng là một thành
viên trong đó. Chúng ta cứ ở nhà đi, và chúng ta làm vậy vì vô số lý do:
Tới rạp phim tức là phải tốn tiền đậu xe, phải thuê người giữ con, và
tốn tiền mua những loại thức ăn không có lợi cho sức khỏe với giá quá
đắt để rồi bị giam vào trong một căn phòng với những người không chịu
thuê người giữ trẻ, cũng như những kẻ thần kinh, những kẻ ba hoa, những
kẻ ngồi nhắn tin, sử dụng điện thoại di động trong rạp, và lũ rệp. Sau
này chúng ta có thể xem phim đó được mà, và "sau này" cũng nhanh thôi —
bằng hệ thống nhà hát trong nhà hoặc, quên đi, chỉ cần một chiếc tivi
đẹp màn hình rộng là được, qua Netflix, hoặc Amazon, hoặc truyền hình
cáp theo yêu cầu, hoặc iPad. Cái sự khẩn trương xem phim theo cách người
ta cho là phim ảnh được mong đợi như vậy đã nhường chỗ cho việc ưu tiên
sự riêng tư và sự yên chí biết rằng gần như không có nguy cơ bỏ lỡ một
cuốn phim nào bạn muốn xem cũng như không có nguy cơ chẳng còn cơ hội
nào xem phim đó được nữa. Nói đơn giản, chúng ta thích ở nhà, còn phim
ảnh được làm ra dành cho những ai thích đi ra ngoài chơi.
"Nhớ
cái hồi bản video chỉ phát hành sau khi phim công chiếu được mười tháng,
thế nên bạn phải đi xem cho bằng được?" Graham King nói. "Giờ thì hết
rồi. Một vòng lẩn quẩn nghiệt ngã, vì khán giả sẽ bảo — hoặc chúng ta
đoán là họ sẽ bảo — họ muốn những phim này, nhưng thật dễ dàng nói, 'Tôi
sẽ chờ,' vả bây giờ một tối đi ra rạp xem phim cũng đâu có rẻ nữa. Cho
nên chẳng ngạc nhiên gì khi các hãng phim không sẵn lòng liều nhiều tiền
vào một cơ may được khán giả bảo, 'Hãy xem phim này màn ảnh rộng mới
được.'"
Tuy nhiên, cũng có khi chúng ta phải đến rạp. Suy cho
cùng, đi xem phim là một thói quen cả đời, và chúng ta đâu cần chi nhiều
can đảm để tiếp tục thử. Trong mùa đông kéo dài năm ngoái, phòng vé áp
đảo, nhiều tuần liên tiếp, bởi The Town, Wall Street: Money Never Sleeps, và The Social Network,
và khi các hãng phim dường như đột nhiên tái xác định rằng họ không có ý
định hết hy vọng vào chúng ta, chúng ta hoàn tất phần mình trong cuộc
mặc cả bằng cách mua vé. Giờ đến lượt bạn đó, Hollywood. Vì ở đâu đó, có
người có một tuyệt tác cỡ Inception. Chắc chắn sẽ có hàng tá
lý do không bật đèn xanh cho phim như vậy. Nhưng cứ “OK” đi rồi chúng
tôi sẽ tạ ơn bạn bằng một doanh thu 800 triệu nữa.
Đừng phạm sai
lầm đấy: Hollywood muốn cái doanh thu 800 triệu đó. Và, nói không chừng
họ đã tìm ra một cách hoàn hảo để móc tiền từ ví bạn thì đúng hơn. Đã
24 năm qua rồi, nhưng cuối cùng cũng tới: Top Gun 2.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: GQ
* Phân kỳ và tít từng kỳ bởi Yên Khuê @Quaivatdienanh