Ai cũng biết đến giải Oscar. Từ Bắc Kinh đến Paris, New York tới Sao
Paolo, tượng vàng vinh danh những bộ phim xuất sắc nhất thế giới là biểu
tượng cho một thành tựu mang “quyền lực mềm” tại Mỹ.
Còn giải Kim Kê ở Trung Quốc lại đến rồi đi mà không gây được nhiều
tiếng vang – một lời nhắc nhở đầy thuyết phục về khó khăn mà ngành công
nghiệp điện ảnh nước này gặp phải khi cạnh tranh với Hollywod bất chấp
sự thúc đẩy nhằm gây thêm ảnh hưởng đối với phạm vi văn hóa toàn cầu.
Việc
kiểm soát nền nghệ thuật nước nhà của Bắc Kinh khiến các nhà làm phim
và chuyên gia không vui, họ nói kiểm duyệt và tuyên truyền đang cản trở
khả năng cạnh tranh với Hollywood của lĩnh vực điện ảnh.
“Không
thể kìm hãm các nghệ sĩ và bắt họ cạnh tranh như vận động viên được. Văn
hóa không có tính nguyên khối, mà phải đa dạng,” nhà phê bình văn hóa
Chu Lê Minh nói với AFP.
Lưu Đức Hoa và Củng Lợi trong bản làm lại của What Women Want
Chính quyền đang chú tâm vào việc giới thiệu văn hóa ra nước ngoài để
cạnh tranh với nền văn hóa du nhập đang tràn ngập Trung Quốc, nhưng làm
vậy là sai,” ông nói.
Trần Đại Minh, đạo diễn phiên bản làm lại Trung Quốc của phim hài lãng mạn Hollywood
What Women Want cho biết kiểm duyệt gây khó khăn cho các nhà làm phim thực hiện những bộ phim hiện đại với chủ đề đa dạng.[/color]
“Mọi
khía cạnh của việc làm phim đều xoay quanh thể loại phim và khả năng
xây dựng được một nhân vật phản diện thuyết phục. Không có kẻ xấu, người
tốt thì chẳng có gì để làm, nhưng khó mà làm phim thời thượng bởi phim
tội phạm ngày nay sẽ không qua được kiểm duyệt,” ông nói với AFP.
Kể
cả khi những phim này được chào đón nồng nhiệt ở Trung Quốc – kỷ lục
phòng vé trong nước đạt 1,5 tỉ USD năm ngoái – cũng gặp khó khăn khi
thâm nhập thị trường rộng hơn là Mỹ.
Họ thấy rằng phụ đề là chướng ngại, nhưng thường chùn bước trước đó, và thất bại trong việc tạo ấn tượng đơn giản đầu tiên.
Cảnh trong phim Nhược tử đạn phi
Ví dụ, phim về tội phạm thập niên 20 nổi tiếng của đạo diễn Khương Văn
Let the Bullets Fly (
Nhượng tử đạn phi), đã được một hãng phân phối nhỏ của Mỹ mua lại hồi đầu năm nhưng vẫn chưa được phát hành tại Mỹ.
Phim nói tiếng Trung Quốc chưa từng thành công tại Mỹ cho đến khi
Crouching Tiger, Hidden Dragon (
Ngọa hổ tàng long) của đạo diễn Lý An đoạt giải Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất tại Oscar năm 2001.
Năm 2003,
Hero (
Anh hùng)
của đạo diễn Trương Nghệ Mưu – phim xuất ngoại thành công nhất của đại
lục từ trước đến nay – cũng được đề cử cùng hạng mục nhưng không đoạt
giải.
Trong khi đó, khán giả Trung Quốc lại đổ xô vào thế giới Hollywood hoành tráng, mua vé xem
Avatar hơn 200 triệu USD hay gần hơn là tận hưởng
Kungfu Panda 2 hồi mùa xuân với 93 triệu USD.
Với
nỗ lực đẩy mạnh khả năng thành công của phim ở nước ngoài, hai công ty
điện ảnh hàng đầu trụ sở ở Bắc Kinh – Bona và Hoa Nghị - công bố đầu tư
vào hãng Lion Film Distribution.
Qua quan hệ hợp tác với chuỗi
rạp hát lớn thứ hai ở Bắc Mỹ AMC, China Lion đã tốn một năm từ khi thành
lập để cố gắng mở rộng phát hành phim Trung Quốc tại Mỹ.
Lý Liên Kiệt và Huỳnh Thánh Y trong Thanh xà Bạch xà
Liên hoan phim New York Trung Quốc, khai mạc ngày 8/11, cũng hy vọng tạo nên điều khác biệt.
Được
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc và Mengniu Zhenguoli, nhãn hiệu
nước ngọt nổi tiếng với giới trẻ Trung Quốc tài trợ, liên hoan phim mở
màn với
The Sorcerer and the White Snake (
Thanh xà Bạch xà) do Lý Liên Kiệt thủ vai chính.
Phim thành công tại Trung Quốc, thu về 203 triệu nhân dân tệ (40 triệu
USD) trong một tháng – đã được gán cho danh hiệu “phiên bản Trung Quốc
đầy hấp dẫn của Nàng tiên cá.”
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Post
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi