Mở màn vào ngày 14/10 tại New York và Los Angeles trước khi trình chiếu ở Nam Mỹ, Miss Hokusai
là câu chuyện về tuổi trưởng thành đầy nữ tính của O Ei, con gái và
cộng tác nghệ thuật của nghệ sĩ Nhật Bản Katsushika Hokusai.
Phim hoạt hình vẽ tay này, do xưởng phim Nhật Bản Production I. G sản xuất (
Ghost in the Shell, A Letter to Momo) và Keiichi Hara đạo diễn (
Colorful, Summer Days with Coo) đã nhận được một số giải thưởng trong đó có giải của ban giám khảo tại Liên hoan phim Annecy 2015.
“Phim này dựa trên cuốn truyện tranh có tên
Sarusuberi, được
một người phụ nữ tên Hinako Sugiura sáng tác năm 1983. Lần đầu tiên tôi
biết đến tác phẩm của Sugiura những năm cuối độ tuổi 20, và ngay lập tức
yêu mến tài năng của bà,” Keiichi Hara nói. “Những câu đối thoại, cách
bà khắc họa cảm xúc của con người và cách kể chuyện bằng hình ảnh gần
với điện ảnh của bà thực sự tuyệt vời. Tôi đã muốn làm phim dựa trên tác
phẩm nào đó của Hinako Sugiura nhiều năm rồi [và] vẫn trung thành với
việc chuyển thể thế giới của bà.”
Trong phim, O Ei cần mẫn làm
việc trong xưởng của cha mình. Những bức chân dung, khắc họa rồng và
hình ảnh gợi cảm của cô – được bán dưới tên của cha cô – được những lãnh
chúa tầng lớp thượng lưu và thợ sao chép chuyên nghiệp khao khát. Nhưng
mặc dù có tài năng và một tâm hồn tự do mãnh liệt, O Ei phải gắng gượng
dưới ảnh hưởng áp đặt của cha cô và bị chế giễu do thiếu kinh nghiệm
sống trong những tác phẩm cô khắc họa. Phim không chỉ khắc họa mối quan
hệ của O Ei với cha mình mà còn với người em gái mù của cô.
“Tôi tin rằng Hinako Sugiura muốn kể cho chúng ta về những con người
thời đó sống, hưởng thụ, vật lộn, yêu, buồn và chết giống hệt chúng ta;
và dù thế giới xung quanh chúng ta có đổi thay như thế nào, chúng ta vẫn
phải giữ niềm tin của mình,” đạo diễn phim cho biết, bổ sung thêm việc O
Ei không sợ hãi sự bất bình thường. “Nếu bạn hỏi tôi, thì sự quyết đoán
của cô có nhiều điểm giống với nhà sản xuất nên phim này, Keiko
Matsushita. Nhưng cũng giống Anne, nữ diễn viên lồng tiếng cho O Ei, và
tôi phát hiện rằng cô cũng là một người hâm mộ lớn các tác phẩm của
Hinako Sugiura. Hay Sheena Ringo, người viết ca khúc mạnh mẽ cho kết
phim. Nếu bạn xem phim này ngày hôm nay, 30 năm sau khi câu chuyện về
một người phụ nữ đặc biệt được tạo nên bởi một người phụ nữ cũng đặc
biệt không kém khác, và bạn thấy nó thật hiện đại, đầy tính thuyết phục
và sâu sắc, và nếu bạn cảm thấy bạn có điểm giống các nhân vật và hoàn
cảnh này, thì điều đó chứng minh cho quan điểm của tôi: mặc dù được đặt
trong bối cảnh lịch sử và địa lý rất đặc thù rõ ràng không còn trong
hiện thực, tác phẩm của Hinako Sugiura là vĩnh cửu và phổ biến.”
Katsuhiko Hokusai được biết đến với bộ tranh khắc in
Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ, trong đó bao gồm bức
Sóng lớn ở Kanagawa. Trong phim hoạt hình này, Keiichi Hara nhắm đến việc giới thiệu những tác phẩm khác của ông.
“[Chúng tôi cố gắng] khiến chúng có ích cho câu chuyện và tránh sự tràn lan,” cô giải thích. “Bức
Sóng lớn được
cho là điển hình nhất trong các tác phẩm của Hokusai, và là bức nhiều
người nước ngoài biết đến nhất, nên nó đương nhiên được chọn, mặc dù tốn
nhiều công sức của các họa sĩ làm phim. Tôi cũng đưa vào các tác phẩm
Hình họa Hokusai, một bộ tác phẩm vẽ tay bán chạy nhất bắt đầu được xuất
bản trong năm mà phim lấy bối cảnh. Bức
Dharma Lớn ở đầu phim cũng có tính lịch sử.
“Phim hoạt hình vẽ tay là kỹ thuật tôi biết nhiều nhất và tôi đã làm
trong suốt sự nghiệp của mình,” Keiichi Hara cho biết. “Tôi cảm thấy bàn
tay con người với bút chì và giấy vẽ khác biệt rất nhiều so với thứ bạn
tạo ra bằng máy tính…. Thú vị là, quá trình sản xuất phim hoạt hình
truyền thống rất tương đồng với quá trình phối hợp làm việc nhóm giữa
những nghệ nhân chuyên nghiệp đặc biệt để sản xuất những bản in ukiyo-e:
phác thảo, khắc, lên màu… và bên xuất bản chọn nhóm và phụ trách khâu
truyền thông, giống như những nhà sản xuất ngày nay. Có lẽ những xưởng
phim hoạt hình Nhật Bản hiện đại đã kế thừa từ ngành công nghiệp ukiyo-e
thời Edo.”
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter