Khi còn là học sinh tiểu học, Vũ Huyễn thường vẽ nguệch ngoạc các nhân
vật thời Tam Quốc (220-280) trên sách giáo khoa của mình. Cậu bé đặc
biệt tò mò về cách ăn mặc và sinh sống của người Trung Hoa cổ.
Loạt phim ngắn do Shenlouzhi Studio sản xuất đưa người xem vào hành
trình trở về Trung Hoa cổ. Khối lượng công việc để thực hiện một video
nhiều kinh khủng, từ nghiên cứu lịch sử và may trang phục đích thực đến
tìm kiếm đồ nội thất và phụ kiện phù hợp với thời đại
|
Tuy những bài học lịch sử gieo vào lòng cậu bé niềm đam mê du hành thời
gian, nhưng phải đến khi gặp một nhóm thanh niên cùng chí hướng trên
mạng nhiều năm sau, cậu mới tìm ra cách để hiện thực hóa ước mơ đó.
Vũ
Huyễn, 30 tuổi, hiện là một đạo diễn của China Media Group, cho biết:
“Tôi thích ghép nối thông tin tìm thấy trong sách, nghiên cứu khảo cổ và
các tài liệu khác. Giống như công việc của một thám tử vậy. Tôi đang
giải quyết những bí ẩn.”
Năm 2019, anh hợp tác với ba người đam
mê văn hóa dân gian khác thành lập Shenlouzhi Studio, một nhóm có sở
thích làm phim mạng ngắn về cuộc sống của người cổ xưa. Khối lượng công
việc để thực hiện một video nhiều khinh khủng, từ nghiên cứu lịch sử và
may trang phục cho thật đến tìm kiếm đồ nội thất và phụ kiện phù hợp
thời đại.
Trước Lễ hội Đèn lồng 2021, Shenlouzhi Studio cho ra một phim ngắn về thời nhà Minh có nhan đề Thượng nguyên trúc chi kỳ từ
|
Nhu cầu cộng sinh trong việc theo đuổi sáng tạo đã đưa Vũ Huyễn đến với
Ngô Nghĩa Thành và Vô Quốc Giới, hai người đã chụp các bức ảnh và quay
video những người mặc hán phục (trang phục truyền thống của Trung Quốc)
tại các điểm tham quan văn hóa ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Là
người Phúc Châu, Vũ Huyễn đã tình cờ tìm thấy tác phẩm của bộ đôi này
trên mạng và rất ấn tượng. “Các bức ảnh và video của họ khác với phim
truyền hình cổ trang, thường được thực hiện trong phim trường. Tôi gần
như du hành thời gian và thấy quê hương của mình thời xa xưa trông thế
nào,” anh nói.
Vũ Huyễn đề nghị giúp Ngô Nghĩa Thành và Vô Quốc
Giới chỉnh sửa video của họ. Sau này nhận ra rằng với sự giúp đỡ của Vũ
Huyễn, họ có thể làm được nhiều việc hơn, chẳng hạn như làm phim ngắn,
có cốt truyện hoàn chỉnh và diễn xuất.
Cảnh trong phim ngắn Tam sơn cựu mộng, được coi là tác phẩm tiên phong của nhóm Shenlouzhi
|
Cả ba kết nối Trần Tài, một người yêu thích lịch sử khác với sự tinh tế
sáng tạo khi nói đến đồ nội thất cổ, và thành lập Shenlouzhi, nghĩa đen
là “ghi lại một ảo ảnh”.
Bốn người bạn sống ở những nơi khác nhau
và có công việc hằng ngày riêng biệt, nhưng sở thích chung đã đưa họ
đến với nhau để làm những bộ phim thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trên
internet.
“Thông qua những bộ phim này, chúng tôi có thể nắm bắt
một phần nhỏ di sản và văn hóa phong phú của đất nước mình, những thứ mà
chúng tôi cung cấp miễn phí cho khán giả. Không bao giờ là vì tiền bạc
hay danh vọng. Mà là sự hài lòng sâu sắc khi tạo ra thứ gì đó vô giá
giúp chúng tôi tiếp tục,” Vũ Huyễn nói.
Đặc điểm nổi bật nhất của nhóm Shenlouzhi có lẽ là con mắt tỉ mỉ đến từng chi tiết, đặc biệt là trang phục
|
Câu chuyện nội bộBộ tứ có vai trò xác định trong việc
thực hiện một bộ phim. Vũ Huyễn viết kịch bản, đạo diễn các diễn viên
nghiệp dư và kiêm luôn nhiệm vụ biên tập hậu kỳ. Ngô Nghĩa Thành phụ
trách trang phục. Vô Quốc Giới nhận công việc chụp ảnh, quay phim và
trang điểm trong khi Trần Tài chịu trách nhiệm trang trí bối cảnh và làm
nghiên cứu lịch sử.
Một trong những tác phẩm được yêu thích nhất của Shenlouzhi Studio là
Mãn đình phương (
Courtyard Full of Fragrance), câu chuyện cảm động về hai người phụ nữ tham gia cá cược hoa dành dành. Họ cạnh tranh nhau để gỡ lá
tống tử
(bánh gạo nếp gói, một món ăn nhẹ truyền thống cho Lễ hội Thuyền Rồng)
và giành lấy giải thưởng. Nhận thấy đối thủ của mình thực sự thích hoa,
một cô cố tình thua trong cuộc đua tìm chiếc lá dài hơn, nhưng lại lấy
được tình cảm trong quá trình này.
Cảnh trong phim ngắn Mãn đình phương lấy cảm hứng từ phong tục dân gian ở Lâm An, kinh đô triều đại Nam Tống (1127-1279)
|
Vũ Huyễn nói: “Mục đích là để kể câu chuyện về những người trong cuộc
sống của chúng ta có ý định tốt. Họ thường gián tiếp giúp đỡ vì không
muốn chúng ta thấy ngại. Chúng tôi muốn tập trung vào những kịch bản vừa
đơn giản vừa cảm động,” Vũ Huyễn nói.
Ngoài ra, vì những người thực hiện là nghiệp dư, họ dễ dàng vay mượn từ cuộc sống hằng ngày.
Cốt truyện
Mạnh đình phương
lấy cảm hứng từ phong tục dân gian ở Lâm An, kinh đô triều đại Nam Tống
(1127-1279). Vũ Huyễn cho biết: “Người thời đó thường đánh cược tìm lá
tống tử dài hơn trong Lễ hội Thuyền Rồng. Tôi đã đọc trong tài liệu lịch
sử và cảm thấy thôi thúc viết kịch bản.”
Đặc điểm nổi bật nhất
của nhóm Shenlouzhi có lẽ là con mắt tỉ mỉ đến từng chi tiết, đặc biệt
là trang phục. Đạo diễn trang phục Ngô Nghĩa Thành, 29 tuổi, thừa nhận
không dễ tái tạo thời trang hàng thế kỷ trước. Càng khó hơn nữa
là các xu hướng thay đổi nhanh chóng theo từng đời vua chúa.
Nội thất và phụ kiện cũng được chú ý đặc biệt
|
“Ví dụ, các triều đại của Hoàng đế Gia Tĩnh và Hoàng đế Vạn Lịch nhà
Minh (1368-1644) chỉ cách nhau sáu năm, nhưng những gì người ta mặc đã
thay đổi đáng kể trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó,” Ngô Nghĩa Thành
nói.
Anh giải thích thêm: “Thời Gia Tĩnh, trang phục của phụ nữ
tương đối ngắn. Nhưng thời Vạn Lịch, xiêm y dài hơn và tay áo hẹp hơn.
Trâm cài tóc cũng khác.”
Ngô Nghĩa Thành vay mượn ý tưởng thiết
kế từ văn học lịch sử, luận văn tốt nghiệp, tranh và bằng chứng khảo cổ
học được khai quật. Để đảm bảo trang phục tuân thủ các quy tắc thời cổ
đại, trước đây anh thiết kế rồi nhờ một thợ may ở Phúc Châu may.
Khi biên tập video, Vũ Huyễn thường thêm vào hiệu ứng siêu thực. Anh
nói: “Ý tưởng là mang đến cho khán giả câu chuyện giống như một giấc
mơ. Đây là những câu chuyện khác thường về những người bình thường khác
xa chúng ta về thời gian và không gian”
|
Giờ anh đã biết tự may trang phục. Anh khá tự hào về bộ trang phục màu đỏ của nữ chính mà anh thiết kế cho phim ngắn
Mãn đình phương. Nó phản ánh cách diễn đạt riêng của anh về trang phục cổ.
“Tôi
đã nghiên cứu kỹ lưỡng kết cấu, màu sắc và hoa văn, nhưng không mô
phỏng lại phong cách chính xác như đã thấy trong các bằng chứng khảo cổ.
Thay vào đó, tôi thiết kế một thứ có lẽ không tồn tại, nhưng trung
thành với logic thẩm mỹ và ngôn ngữ thiết kế thời đó,” Ngô Nghĩa Thành
nói.
Ngoài trang phục, nội thất và phụ kiện cũng được chú ý đặc
biệt. “Phim của chúng tôi được đánh giá cao về chỉ sổ phục cổ, nghĩa là
bối cảnh phải chính xác. Chúng tôi đã rất cố gắng mua đồ nội thất cổ và
các vật dụng khác,” anh nói.
Tất cả các câu chuyện của Shenlouzhi được kể bằng tiếng địa phương
|
Bảo tồn phương ngữTất cả các câu chuyện của Shenlouzhi
được kể bằng tiếng địa phương. Nói cách khác, các nhân vật nói ngôn ngữ
của nơi câu chuyện diễn ra.
Ví dụ, ở Phúc Châu, hãng phim hợp tác
với một nhóm bảo tồn phương ngữ, nhóm này dịch kịch bản sang tiếng địa
phương. Diễn viên học cách nói phương ngữ hoặc nhóm này lồng tiếng cho
họ.
“Nếu chúng ta tập trung vào văn hóa cổ, chúng ta không thể nói ngôn ngữ hiện đại,” Vũ Huyễn nói.
Ngô
Nghĩa Thành cho biết thêm: “Nhiều diễn viên nghiệp dư sử dụng phương
ngữ trong cuộc sống hằng ngày. Khi họ nói cùng một ngôn ngữ trong khi
diễn, cảm xúc tự nhiên tuôn trào.”
Vũ Huyễn, 30 tuổi, hiện là một đạo diễn của China Media Group, cho
biết: “Tôi thích ghép nối thông tin tìm thấy trong sách, nghiên cứu khảo
cổ và các tài liệu khác. Giống như công việc của một thám tử vậy. Tôi
đang giải quyết những bí ẩn”
|
Cho đến nay, hãng phim đã tải lên một loạt các phim ngắn dựa trên những
nơi ngày nay là thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô và Phúc Châu. Bao gồm
triều đại nhà Minh, triều đại Nam Tống và các giai đoạn lịch sử khác.
Khi
biên tập video, Vũ Huyễn thường thêm vào hiệu ứng siêu thực. Anh nói:
“Ý tưởng là mang đến cho khán giả câu chuyện giống như một giấc mơ. Đây
là những câu chuyện khác thường về những người bình thường khác xa chúng
ta về thời gian và không gian.”
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily