Tiếng lách cách đáng sợ của máy đo phóng xạ vang lên liên tục trong khi
những người mặc đồ bảo hộ trắng nhanh chóng viếng thăm khu vực nhiễm xạ
bị cấm, giờ chỉ còn lại những nông trại đổ nát và cửa hàng trống rỗng.
Những người sơ tán mặc vội những tấm chăn trên sàn phòng thể dục, mỏi
mòn chờ đợi lời hứa được đền bù và tái định cư.
Những cảnh phim đầy ắp sự náo động trong những bộ phim độc lập lấy cảm
hứng từ thảm họa xảy ra vào tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản, kể câu chuyện
về những người bình thường đã trở thành nạn nhân chỉ trong một đêm –
những câu chuyện mà các nhà làm phim cảm thấy đã bị phớt lờ bởi truyền
thông chính thống và thường bị chôn lặng đi bởi chính những tác giả của
chúng.
Áp phích phim Nuclear Nation
Đã hai năm sau thảm họa động đất và sóng thần, những bộ phim là một nỗ
lực từ những bộ óc sáng tạo trong nền công nghiệp điện ảnh Nhật, không
chỉ dám đương đầu với nỗi sợ hãi đến từ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất
sau vụ Chernobyl, mà còn truyền niềm tin và đóng vai trò di sản của
những nạn nhân, bằng cách kể câu chuyện của họ với khán giả quốc tế.
Tác
động của những bộ phim này lên toàn cầu nói chung, và khán giả Nhật Bản
nói riêng, có khả năng giúp thay đổi cả nước Nhật, các đạo diễn nói.
Điều
gây ấn tượng là rất nhiều tác phẩm đều truyền tải chung một thông điệp
phổ biến: các tổ chức chính trị, khoa học và quản lý không nói toàn bộ
sự thật về thảm họa hạt nhân. Và hấu hết công chúng trong quá khứ đều
không biết và không quan tâm đến sự kiện Fukushima.
Và vì thế
những bộ phim là rất cần thiết, các nhà làm phim nói. Những nhà lãnh đạo
Nhật Bản thường né tránh về hậu quả thật sự của những vụ nổ hạt nhân
liên tiếp tại nhà máy hạt nhân Fukushima Dai-ichi — họ giảm tối thiểu
tổn thương về người, hạ thấp những hiểm họa đối với sức khỏe và nhún vai
coi thường trách nhiệm giải trình về những chính sách ủng hộ năng lượng
hạt nhân của chính phủ trong quá khứ.
“Phản ứng của Nhật Bản là
rất mơ hồ và thiếu trách nhiệm. Nhưng, trong lúc đó, thời gian đang
trôi đi,” ông Atsushi Funahshi, đạo diễn phim
Nuclear Nation, bộ phim tài liệu kể về những người cư trú tại thị trấn Futaba, Fukushima, nơi đặt nhà máy hạt nhân đã hư hại.
Một cảnh trong phim Nuclear Nation
Cả thị trấn trở thành một khu vực cấm vào – không khí, nước và mặt đất
bị nhiễm xạ sau trận sóng thần đã phá hủy hệ thống làm lạnh của nhà máy,
gây ra rò rỉ phóng xạ ở ba lò phản ứng. Việc thu hồi những lò phản ứng
được cho là sẽ kéo dài cả thập kỷ.
Tất cả cộng đồng người dân ở
Fukushima buộc phải di tản, những người ở Fubata chọn điểm xa nhất với
nhà máy hạt nhân — một trường trung học bỏ hoang ở quận Saitama, gần
Tokyo. Lựa chọn đó khiến Funahashi cảm thấy cần đề cao một nhận thức rõ
ràng về mối hiểm họa phóng xạ và sự hoài nghi các quan chức khi thị trấn
được liên tục thông báo rằng nhà máy đã an toàn.
Sự bùng nổ việc làm phim về hậu thảm họa bao gồm cả những người Mỹ đang sống hay đang thăm Nhật Bản, như
Surviving Japan, phim của Christopher Noland,
Pray for Japan của Stuart Levy, và
In the Grey Zone và
A2 của Ian Thomas Ash.
Bộ phim
The Tsunami and the Cherry Blossom, của Lucy Walker, một nhà làm phim người Anh, đã nhận được đề cử của Viện Hàn lâm năm 2012 cho thể loại phim tài liệu ngắn.
Cả
Levy và Noland đều tham gia tình nguyện trong khu vực thảm họa. Những
thước phim của Ian Thomas Ash tập trung vào hoàn cảnh khốn khổ những đứa
trẻ đã phái tiếp tục sống gần nhà máy hạt nhân, và những bà mẹ sợ hãi
nghi ngờ truyền thông của giới cầm quyền đang nói dối về sự an toàn của
mức phóng xạ.
Áp phích phim Fukushima: Memories of the Lost Landscape
“Tôi tin rằng đây là thời điểm để người dân Nhật Bản không chỉ xây dựng
lại mà còn sáng tạo lại đất nước của họ với sự lãnh đạo mới,” Noland
nói, ông cũng như nhiều người khác đang lo lắng cho bọn trẻ. “Tôi muốn
mọi người Nhật biết rằng tôi đứng về phía họ”.
Bộ phim
Nuclear Nation
của Funahashi, công chiếu tại nhiều liên hoan phim bao gồm Berlin,
Seoul và Edinburgh, Scotland, một cách chủ định đã đưa ra những cảnh
phim tức thời truyền đạt tình trạng bất lực của ngày tháng trôi qua với
những người di tản. Ống kính cận cảnh ghi lại những bữa ăn lạnh lẽo
trong những chiếc hộp chuyền tay, ngày qua ngày.
Funahashi vô
cùng giận dữ vì, sau rất nhiều tháng trôi qua, chính phủ Nhật vẫn chưa
chịu đền bù thích đáng cho 160.000 người đã phải từ bỏ nhà cửa của họ
gần Fukushima Dai-ichi. Họ chỉ sắp xếp chỗ ở tạm thời và cung cấp viện
trợ xấp xỉ tiền lương tối thiểu.
Trong một cảnh xúc động của
Nuclear Nation,
một trong những người di tản, Masayoshi Watanabe, đốt một điếu thuốc
trong xe hơi và nói trực tiếp vào ống kính, mang phong cách-điện ảnh một
cách lạ lùng hơn bất kỳ diễn viên Hollywood nào.
“Thị trấn của chúng tôi đã mất. Nó giờ chỉ là một mảnh đất,” ông trầm ngâm nói.
Bộ
phim bắt đầu với 1.400 người trong tòa nhà trường học, nhưng sau đó số
lượng co lại chỉ còn chừng 100. Funahashi quyết tâm tiếp tục quay phim
cho đến khi người cuối cùng rời khỏi.
“Những người di tản đang bị lãng quên,” Funahashi nói. “Và tránh nhiệm về tội ác này cũng đang bị lãng quên.”
Đạo diễn danh tiếng Sion Sono cũng đã viết và đạo diễn một tựa phim châm biếm mang tên
The Land of Hope,
rời khỏi phong cách bạo lực tàn nhẫn thường có của ông để làm một dạng
tường thuật ủy mị hơn về một cặp vợ chồng già đã quyết định tự tử sau
thảm họa hạt nhân trong tương lai giả tưởng.
Himizu
Bộ phim
Himizu của Sono, một dạng phim đến-tuổi-trưởng-thành
(coming-of-age) có bối cảnh ở một nước Nhật giả tưởng vô vọng bị bao phủ
bởi đống đổ nát mà sóng thần để lại, hợp phong cách của Sono hơn với sự
trần trụi, tối tăm, phê phán thế giới người lớn đầy những tội ác và
ngược đãi thế hệ trẻ hơn của đất nước đang phải đối phó với nạn phóng
xạ.
Yojyu Matsubayashi chọn cách tiếp cận theo kiểu phim tài liệu chuẩn mực hơn cho bộ phim
Fukushima: Memories of the Lost Landscape, phỏng vấn những người đã di tản khỏi thị trấn Minami Soma ở Fukushima.
Ông
theo họ vào những mái che tạm bợ trong một phòng thể dục lộn xộn và
theo cùng chuyến viếng thăm phiền hà của họ đến những ngôi nhà bị bỏ
hoang, với sự kiên nhẫn tận tâm của một phóng viên truyền hình. Truyền
thông chính thống ở Nhật đã bỏ mặc những khu vực cấm, và ông cảm thấy
tất cả đều phụ thuộc vào những phóng viên tự do như ông để kể lại câu
chuyện thực sự, đặc biệt về những người già cả bơ vơ bất lực.
“Tôi
đã làm phim tài liệu một đôi lần, nhưng khi tai nạn hạt nhân xảy ra,
tôi cảm thấy mình phải ở đó,” ông nói. “Khi tôi đã ở đó rồi, tôi biết
tôi phải ở đó trong một thời gian dài nữa và diễn đạt cái vô tận từ nơi
đó.”
Thông điệp chính của ông ấy?
Ông sẽ không làm một bộ phim nếu nó chỉ đơn giản như thế, Matsubayashi nói nhẹ nhàng.
“Chính
là sự ngạo mạn của loài người dẫn đến thảm họa này, cơn khủng hoảng
này,” ông nói. “Chúng ta nghĩ chúng ta có thể điều khiển cả tự nhiên. Và
đó là lý do chuyện này xảy ra. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào
nguồn điện từ Fukushima. Chúng ta không nên ngụy biện rằng chúng ta đã
không biết, rằng chúng ta đã không quan tâm đến. Có thể đó là lý do tôi
làm bộ phim này."
Những người khác đang nhận thấy công việc của họ đang thu hút nhiều sự quan tâm hơn sau vụ Fukushima.
Hitomi
Kamanaka, người đã cống hiến cả cuộc đời cho việc ghi tư liệu về các
vấn đề phóng xạ hạt nhân, như cuộc đấu tranh đối với chuyện một nhà máy
tái sản xuất hạt nhân Nhật Bản và những căn bệnh ở Iraq nghi ngờ do các
viên đạn Uranium gây ra, đang ở một vị thế nổi bật chưa từng có.
Bộ phim năm 2012 của bà
Living With Internal Exposure
tập hợp quan điểm của bốn chuyên gia y tế đã nghiên cứu ảnh hưởng phóng
xạ ở Chernobyl, Hiroshima, Iraq và Fukushima, cảnh báo về tác hại đối
với sức khỏe mà phóng xạ có thể gây ra.
Akiyoshi Imazeki bắt đầu quay
Kalina’s Apple, Forest of Chernobyl
vào năm 2003, phim kể về một cô gái đã ngã bệnh sau khi ăn một trái táo
nhiễm phóng xạ mọc trên nông trại của bà cô. Đó là một bộ phim ông tin
tưởng, nhưng ông chưa bao giờ hy vọng hấp dẫn được đại chúng.
Cảnh trong phim Kalina’s Apple, Forest of Chernobyl
Bản biên tập lại sau sự kiện Fukushima năm 2011 — với sự xuất hiện cạnh
nhau của những khu rừng và đầm hồ miền quê, rất giống với phong cảnh khu
vực Fukushima, với những gương mặt tuyệt vọng của những đứa trẻ phải
nhập viện vì ung thư — đã gây chấn động ở quê nhà với rất nhiều người
Nhật.
Bộ phim được quay một cách lặng lẽ như rất nhiều tác phẩm
kinh điển Nhật Bản, và dàn diễn viên hoàn toàn là người Belarus và người
Nga. Nhưng hàng tá những cảnh phim tại Fukushima đang thu hút được
những bình luận tích cực.
“Tất cả họ đều khóc,” Imazeki nói.
Imazeki tin rằng sự tương đồng giữa Fukushima và Chernobyl chính là điểm nổi bật, và nhấn mạnh bộ phim
Kalina’s Apple, Forest of Chernobyl đã chân thực hóa bi kịch phóng xạ.
"Cái vô hình thêm vào sự hỗn độn,” ông nói. “Những gia đình không bao giờ sống cuộc đời bình thường hạnh phúc được nữa.”
Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: AP
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi