Tin tức

Thông điệp của School 2013 về nền giáo dục và thế hệ trẻ mới lớn ở Hàn Quốc

05/03/2013

Phim hoàn toàn khác với các phim School trong quá khứ.

School 2013 của KBS cuối cùng cũng đến hồi kết, mang về những ký ức cũ và để lại những cảm xúc vấn vương trong đợt chiếu này. Phim cho mọi người thấy lớp học thời nay có thể lạnh lẽo thế nào, và đào sâu vào lý do vì sao càng ngày bọn trẻ mới lớn và các thế hệ trước càng thấy khó hòa nhập với nhau.

Poster phim

Câu chuyện thực tế

Lúc đầu phim được biết đến vì dễ liên tưởng do nội dung thực tế. Phim không hoàn toàn viễn tưởng, có nghĩa là phim hấp dẫn với học sinh, phụ huynh, và giáo viên như nhau.

Phim chuyển tải lý do học sinh không thể nào không trở nên nổi loạn hơn, lý do các em bắt đầu càng ít có cảm xúc, lý do học sinh không thể hiểu được bản chất của trường học và phụ huynh phải có nghĩa vụ gì trong gia đình. Phim để khán giả tự xem lại mình, và sửa chữa những gì khán giả tự nhận ra trong phim.

Cậu học sinh nổi loạn Oh Jung Ho (Kwak Jung Wook thủ vai) đặc biệt cho thấy cậu trở nên ương bướng không chỉ vì vấn đề cá nhân mà còn vì các giá trị thay đổi ở thế hệ trước. Cậu thể hiện rằng các học sinh như cậu xuất hiện khi xã hội bắt đầu đào thải những ai tụt hậu và dọn đường cho đứa trẻ trên cơ sở một nhóm thiểu số nào đó.

Câu trả lời ở người lớn. Phim nhấn mạnh rằng chính người lớn phải xây dựng được những gia đình lành mạnh và thể hiện nghĩa vụ của mình. Phụ huynh được xem là phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng con cái thành người tốt. Giáo viên không có nghĩa vụ “luyện” học sinh vượt qua các kỳ thi gay go, mà phải xây dựng một ngôi trường nơi những học sinh bị gia đình bỏ mặc có thể cậy dựa.

School 2013 cố gắng chuyển tải các thông điệp này. Phim không dựng nên một kiểu trường mới ở vùng đất thần tiên mà ở thực tại. Vì vậy, phim đã có một kết thúc thành công với thông điệp rằng thay đổi không phụ thuộc vào chỉ một nhóm người mà toàn bộ chúng ta.

Các nhân vật trong phim

Nhân vật cảm động

Các phim School trước đây phần lớn nói về tình cảm giữa các học sinh phổ thông. School 2013 lúc đầu cũng có vẻ nghiêng về hướng đó, nhưng cuối cùng các nhà sản xuất quyết định bỏ phần tình cảm đi.

Thay vào đó, họ tập trung nhiều vào các vấn đề trong trường và chọn ra nhiều vấn đề ngoài thực tế để các nhân vật chuyển tải. Thậm chí các học sinh được giao vai phụ cũng biểu trưng cho phần nào thế giới muôn màu của thanh thiếu niên Hàn Quốc.

Có sự thay đổi nơi Lee Ji Hoon (do chính Lee Ji Hoon thủ vai), trước đây sống theo ý mình với Oh Jung Ho và Lee Yi Kyung (Lee Yi Kyung thủ vai), sự hối tiếc của Park Heung Soo (Kim Woo Bin thủ vai), từng sống nổi loạn ở trường cấp hai, các học sinh trong lớp hai dần chấp nhận Han Young Woo (Kim Chang Hwan thủ vai), cậu bé có vấn đề về việc tiếp nhận kiến thức, như bất cứ ai, và tình bạn phổ thông nhạy cảm giữa Kye Na Ri (Jeon So Jin thủ vai) và Shin Hye Sun (Shin Hye Sun thủ vai).

Cuộc sống của những học sinh kiểu mẫu cũng được thể hiện thông qua Kim Min Ki (Choi Chang Yeop thủ vai) và Song Ha Kyung (Park Se Young thủ vai). Họ cho thấy không phải các em trở thành học sinh kiểu mẫu vì giấc mơ của chính mình, mà là để thỏa lòng người lớn.

Các giáo viên cần trong hệ thống giáo dục Hàn Quốc cũng xuất hiện trong School 2013. Jung In Jae (Jang Nara thủ vai) cố gắng che chở cho tất cả học sinh, và Kang Se Chan (Choi Daniel thủ vai), thể hiện một giáo viên chân chính là như thế nào, mang đến những thông điệp lớn nhất.

Dĩ nhiên, hệ thống giáo dục Hàn Quốc không thay đổi ngay lập tức chỉ vì một School 2013, nhưng phim vẫn để người ta hy vọng rằng chuỗi phim này, đã quay lại sau mười năm vắng bóng, sẽ đóng góp một phần nhỏ vào sự thay đổi có thể lan rộng trong tương lai. School 2013 và các nhà sản xuất, diễn viên, cùng khán giả đều mong đợi một ngày mai mới.

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: enewsworld


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi