Tin tức

Tái hiện lịch sử từ một góc nhìn mới

18/01/2011

Là một trong những địa điểm nổi bật nhất của Thượng Hải, Bến Thượng Hải dọc theo bờ tây của dòng sông Hoàng Phổ, từ lâu đã phản ánh được lịch sử thay đổi nhanh chóng của thành phố này. Bộ phim tài liệu mới của đạo diễn Chu Binh có nhan đề The Bund (tạm dịch: Những ẩn sự ở Bến Thượng Hải) đã được chiếu ra mắt vào tuần trước, thể hiện một góc nhìn mới về chuyện khu vực này từ một ngân hàng nhỏ đã phát triển lên thành một trong những trung tâm tài chính, thương mại và giải trí sôi động nhất thế giới như thế nào.

Tiếp tục những thử nghiệm về kỹ thuật docudrama/ mockumentary (những phim tài liệu có yếu tố hư cấu) gần đây của đạo diễn Chu, cấu trúc bộ phim cũng như những nhân vật lịch sử được khắc hoạ trong phim đã sớm trở thành những đề tài gây tranh cãi.

 

Hình ảnh Bến Thượng Hải

“Cho dù thể loại phim và kỹ thuật phim có như thế nào thì tôi cũng hy vọng khán giả sẽ chú ý hơn đến những cái nhìn về lịch sử được phản ảnh thông qua bộ phim tài liệu này,”

“Tôi hy vọng mình có truyền tải được những tư liệu lịch sử một cách đa diện, tinh tế và có tính định hướng cho tương lại.

Ghi lại Thượng Hải trong giai đoạn 1843-1945, bộ phim đã khắc hoạ những nhân vật đáng chú ý như Robert Hart, Tổng thanh tra của Tổng cục thuế hải quan của triều đình Trung Hoa (Imperial Maritime Custome Service - IMCS), Đỗ Nguyệt Sanh, một trong những trùm xã hội đen khét tiếng nhất Trung Quốc, và ca sĩ Lý Hương Lan.

Nhân vật Lý Hương Lan trong phim

Đến Trung Quốc năm 1854 với tư cách là một viên chức lãnh sự khi Thượng Hải bắt đầu mở cửa thương mại quốc tế, ông Hart, một người gốc Ireland, đã được khắc hoạ như là một quân sư xuất chúng đứng đằng sau IMCS trong gần nửa thế kỷ. Sự truyền tải hình ảnh một người công bằng, nghiêm minh và khát khao muốn khiến cục thuế của ông hoạt động được hiệu quả nhất có thể rất khác so với hình ảnh của Hart vẫn thường xuất hiện trên báo chí và các sách giao trình Trung Quốc – một kẻ xâm lược đến từ nước Anh.

Tác phẩm của đạo diễn Chu cho thấy mục đích của Hart khi làm tổng thanh tra là “xoá bỏ tham nhũng, nâng cao hiệu quả cũng như tạo dựng được sự tín nhiệm.”

Bộ phim cũng kể chi tiết về việc IMCS dưới sự chỉ đạo của Hart đã trở thành “cơ quan chính phủ trung thực nhất dưới sự kìm kẹp thao túng của triều nhà Thanh (1644-1911)".

The Bund đã nỗ lực cân bằng nhân cách của Robert Hart với đoạn hội thoại giữa ông và một viên chức. Trong đó Hart có nói một câu: “Đứng giữa hai đất nước cũng giống như đang cưỡi ngựa vậy, bạn không thể ngồi vững được nếu cứ chỉ chuyển động về một phía.” Người viên chức đã hỏi lại, “Vậy nhưng nếu cậu không thể đứng giữa được thì sao?” Ông đã trầm tư một lúc và đáp lại, “Dù sao đi nữa thì tôi vẫn là người Anh.”

Cảnh trong phim

Nhân vật tên trùm khét tiếng Đỗ Nguyệt Sanh, người được rất nhiều người biết đến là một trùm tài phiệt, một kẻ sát nhân tàn nhẫn và đã đồng loã trong vụ áp bức phong trào lao động tiến bộ của Quốc Dân Đảng vào những năm 30, nay lại hiện ra trong tác phẩm của đạo diễn Chu với tư cách là một người đang đứng ở giữa những phe phái và quyền lực chính trị khác nhau của Quốc dân đảng, Đảng cộng sản cũng như phát xít Nhật, và đang đấu tranh giành được quyền làm chủ Thượng Hải.

Đỗ Nguyệt Sanh từ hình ảnh một tên xã hội đen điển hình đã trở thành một người đàn ông trông lịch lãm hơn với chiếc áo choàng dài khi xuất hiện trong phim của đạo diễn Chu. Tuy nhiên, ông ta lại thường giật mình vì những cơn ác mộng mơ thấy mình nửa thân trên thì mặc áo quân đội còn dưới lại là trang phục của xã hội đen.

Bộ phim thể hiện việc Đỗ Nguyệt Sanh đã quyên góp hết số tiền trái phép có được do buôn bán ma tuý cho quỹ từ thiện, và giết chết những người cảm tử quân và lính Nhật. Ở cuối phim, Đỗ Nguyệt Sanh đã quyết định sang Hồng Kông, từ chối cả lời đề nghị ở lại Thượng Hải của Chu Ân Lai (người sau này đã trở thành thủ tướng Trung Quốc mới) lẫn lời mời đến Đài Loan của Quốc dân đảng.

“Vai diễn Đỗ Nguyệt Sanh rất thú vị, cũng giống như chính thành phố Thượng Hải vậy. Nói đến phẩm chất và công lao của ông, những người ở bên kia bán đảo Đài Loan lại có những cái nhìn khác nhau. Tôi thật sự đánh giá cao cách tiếp cận nhân vật theo hướng tích cực của đạo diễn Chu. Ông luôn có thể tìm thấy một giải pháp hay để kết hợp phim mô tả cùng với phim tài liệu," theo lời diễn viên kỳ cựu Kim Sĩ Kiệt, người thủ vai Đỗ Nguyệt Sanh trong phim.

Đoàn làm phim tại buổi họp báo ra mắt

Chu Binh đã nói về những nhân vật chính trong phim của ông rằng,“Trung Quốc trong suốt 100 năm qua đã chịu sự tác động của các nền văn hoá khác nhau trên con đường hiện đại hoá đất nước. Làm thế nào để Trung Quốc có thể phát triển được một tư duy thuần thục trong tương lai vẫn là một vấn đề cần phải xác định rõ.”

Ông giải thích, “Bạn có thể tìm thấy sự bất ổn này ở một nhân vật khác, Diệp Trừng Trung, một điển hình của nhà tư bản quốc gia thế hệ đầu ở Thượng Hải. Ông rất yêu nước, nhưng ông vẫn phải làm kinh doanh với những người ngoại quốc trên những vùng tô giới của người nước ngoài.”

Cũng ở trong cùng tinh trạng như thế là ca sĩ thần tượng Châu Tuyền. Là một trong những ngôi sao toả sáng nhất thời kỳ bấy giờ, cô vẫn cảm thấy thật lạc lõng giữa trung tâm thương mại tài chính quốc tế này.”

Tôi có thể hiểu những nỗ lực của đạo diễn Chu Binh muốn phá bỏ những tư tưởng đã có trước đây,” một phát thanh viên đã nhận xét. “Ông đã thể hiện rất rõ tham vọng này khi khắc hoạ một nhân vật Đỗ Nguyệt Sanh của riêng mình.”

Dù đạo diễn đã nói là tất cả mọi lời thoại trong phim đều được lấy chính xác từ những tư liệu lịch sử, nhưng một số khán giả vẫn lên tiếng về sự nghi ngờ của mình sau buổi chiếu phim.

“Tôi nghĩ là một bộ phim tài liệu trước tiên cần phải được dựa trên những căn cứ chính xác,” một phóng viên đã nói. “Bộ phim cho thấy Cục Thuế Hải quan của Trung Quốc là nơi ít tham nhũng nhất trong triều đại nhà Thanh dưới sự chỉ đạo của Robert Hart, tuy nhiên điều này lại thiếu hẳn những bằng chứng xác đáng và kém tính thuyết phục.”

Joanna Burke, một cố vấn văn hoá đến từ hội đồng Anh tại Trung Quốc đã nói thêm, “Tôi không hiểu vì sao mà diễn viên đóng vai Hart lại có âm điệu lạ lùng của người Úc.”

“Bộ phim có thể không hoàn hảo, nhưng đây là nỗ lực của chúng tôi nhằm khám phá sự thật lịch sử và bản chất con người,” Chu Binh đã đáp lại. “Tập trung vào xu hướng khôi phục lại nền văn hoá của Trung Quốc, tôi hy vọng chúng tôi có thể đóng góp được một phần trong việc phản ánh cũng như tái hiện lịch sử.”

The Bund có ba phiên bản: một phiên bản phim tài liệu dài 90 phút, một phiên bản Địa lý quốc gia sẽ được chiếu trên 167 quốc gia và vùng lãnh thổ và một phiên bản phim tài liệu truyền hình dài năm tập sẽ được chiếu trên CCTV.

Dịch: © Phương Thanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times