Tin tức

 I wish I knew với bi kịch của cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc

16/01/2011

Tự do là một khái niệm trừu tượng nhằm chỉ những người được sống trong một xã hội tự do, nhưng đối với những người không được như vậy, thì tự do không là gì hơn ngoài một giấc mộng khó thành đáng để phải đánh đổi tất cả.

Vấn đề duy nhất ở đây là, mỗi người lại có một cái nhìn khác về tự do, và khi lịch sử bị ngập chìm trong những sự kiện đẫm máu thì ý nghĩa chính thức của tự do thường đi cùng với những điều kiện bị cấm đoán. Thông thường thì nó không có vẻ gì là tự do cả.

Đối với đạo diễn Trung Quốc Giả Chương Kha, không phải định nghĩa về sự tự do đã lôi kéo ông vào công cuộc kiếm tìm toàn diện những người còn sống sau cuộc cách mạng văn hóa, mà chính là vì sự thôi thúc của ngọn lửa vẫn còn đang cháy mãi kể cả đến tận 60 năm sau.

Đạo diễn Giả Chương Kha

Giả Chương Kha đã quyết định đào lên những ký ức vẫn được khảm sâu trong bộ phim mới hiện đang được gửi đi tham dự các liên hoan phim của ông, I Wish I Knew (Truyền kỳ biển khơi). Một bộ phim tài liệu có độ dài tương xứng với một phim điện ảnh với nội dung là các cuộc phỏng vấn những người tham gia, người chiến thắng và những nạn nhân đáng chú ý của “cuộc giải phóng” năm 1949 nổi tiếng của Trung Quốc, bộ phim xoay quanh khái niệm căn bản của tự do – và tự do là như thế nào, và được cảm nhận như thế nào, đối với những phe đối lập trong cuộc đấu tranh.

“Tôi đã luôn cảm thấy việc ghi lại những câu chuyện và suy nghĩ cá nhân của những người cao tuổi, những người đã chứng kiến được rất nhiều điều, là vô cùng quan trọng,” đạo diễn họ Giả đã nói thông qua một phiên dịch viên tiếng Trung.

“Cuộc cách mạng văn hoá Trung Quốc diễn ra vào năm 1949, và những người còn sống sau đó hiện đều đang dần qua đời vì tuổi già. Lịch sử của họ, câu chuyện của họ, sẽ bị mất đi nếu chúng ta không ghi chép lại ngay bây giờ để dành cho hậu thế mai sau.”

Giả Chương Kha nói rằng nhiều câu chuyện rất khó nghe, đó là lý do vì sao mà chính phủ Trung Quốc lại luôn phản đối việc ghi chép lại hoàn toàn quá khứ nhiều đau thương của dân tộc. Tuy nhiên sự kiểm soát chặt chẽ của chủ nghĩa cộng sản đã được nới lỏng để phù hợp với nền kinh tế thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng, những quy tắc ràng buộc thay đổi – và đó là điểm giúp cho Giả Chương Kha nắm lấy cơ hội để thực hiện bộ phim của ông bây giờ - trước khi những con người và những câu chuyện quá khứ hoàn toàn bị rơi vào quên lãng.

Poster phim I Wish I Knew

“Tôi đã muốn thực hiện điều này từ mười năm trước, và thậm chí còn muốn tìm hiểu về trước đó nữa – quay về từ năm 1920 – nhưng tôi đã không thể vì giờ đây những câu chuyện về thời kỳ đó đều đã mất đi. Mọi người đều đã qua đời. Giờ tôi sẽ bắt đầu từ năm 1933,” vị đạo diễn nổi tiếng với các phim 24 City (24 thành ký), Still Life (Người tốt ở Tam Hiệp) và Unknown Pleasure đã cho biết,

“Trách nhiệm của tôi là kể được nhiều câu chuyện nhất có thể để chúng ta hiểu hơn về những gì đã xảy ra. Tôi biết được một phiên bản của lịch sử. Tôi hy vọng bộ phim này sẽ cho chúng tay thấy những câu chuyện mà chúng ta chưa từng được biết trước đó. Đây đều là những câu chuyện đã bị chôn vùi.”

Để đưa được những câu chuyện hay nhất lên trước máy quay, Giả Chương Kha đã phải lập danh sách những ứng viên xuất sắc nhất sau khi đã nghiên cứu qua sách vở và những bài báo cáo, tin tức, cũng như những tài liệu tuyên truyền chính thức về thời đại này.

Kết quả là, chúng tôi được xem nhiều cuộc phỏng vấn với những con người bình thường đã trở thành người nổi tiếng chỉ sau một đêm sau cuộc cách mạng – bao gồm cả một người thợ dệt vải nữ đã kể về câu chuyện của chính bản thân mình để làm chủ đề cho các phim tôn vinh lao động nặng nhọc.

Một “diễn viên” trong phim

Giả Chương Kha cho biết diễn xuất đơn giản là kể chuyện đã thể hiện được sự biến hoá của nhiều người được phỏng vấn, nhưng điều còn gây được cảm hứng hơn mà ông thấy được đó là ý thức cộng đồng ẩn bên trong những câu chuyện được kể suốt từ Thượng Hải cho đến Đài Loan mà ông khám phá được.

“Lịch sử của Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc đã bị chia cắt và tái hợp trong nhiều thập niên cho đến tận bây giờ. Không cần thiết phải thể hiện những gốc rễ chung của ba “nơi” này. Mọi người đều có một phiên bản riêng về quá khứ nhưng tương tự nhau, tuy nhiên trong những câu chuyện khác nhau còn cho thấy nhiều hơn thế. Chúng ta có được cơ hội tốt hơn để được biết về sự thật, và hiểu hơn về chính chúng ta."

Vì nền kinh tế thị trường hiện nay giống như một chiếc máy ủi đất đang san phẳng những ngõ nhỏ cổ xưa, nên Giả Chương Kha nói rằng ông rất nóng lòng muốn tận dụng những mảnh ghép của quá khứ chân thật trước khi mọi thứ đều bị lấp đi bằng những quảng cáo xe hơi hào nhoáng và những toà nhà chọc trời bọc kính sáng loá.

Ông rất muốn nhấn mạnh tư tưởng là ông không phải là đang đứng chặn trước chiếc máy ủi đất ấy – với hy vọng có thể dừng lại guồng quay của sự thay đổi này.

“Tôi là người Trung Quốc, tôi làm việc trong hệ thống nhà nước Trung Quốc. Quốc tịch không phải là vấn đề… vấn đề ở đây là sự thiếu nhận thức về tính cá nhân. Lịch sử là kết quả của nhiều câu chuyên, và để hình dung được đầy đủ nhất về lịch sử, chúng ta cần phải nghe từ nhiều phía.”

Và sau tất cả những câu chuyện mà đạo diễn họ Giả đã nghe trong suốt hành trình của mình, ông cho biết có một điều mà ông đã được nghe từ lời của tất cả mọi người bất kể độ tuổi, đó là sự khát khao không ngừng về một thứ: “Tự do,” ông nói, “Mọi người vẫn mơ về tự do. Đó là điều mà tôi thấy được qua ống kính máy quay của mình. Đó là điều mà tôi nhìn thấy được trong mắt họ.”

Dịch: © Phương Thanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Vancouver Sun