Tin tức

Nhật Bản và Hàn Quốc hợp tác để cạnh tranh với Hollywood

16/01/2011

Trong khi tiềm năng doanh thu của thị trường Trung Quốc là điều các nhà sản xuất khắp nơi trên thế giới thèm muốn, những khó khăn trong việc tìm đường vào thị trường mới đầy gai góc này cũng có nghĩa là hai phần ba Đông Bắc Á thỉnh thoảng sẽ đơn giản chọn cách phối hợp với nhau.

Để thảo luận về một sự hợp tác như vậy, trừ Trung Quốc, các nhà làm phim và các đạo diễn từ Nhật Bản, thị trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới, và Hàn Quốc, thị trường thứ mười, đã họp mặt với nhau tại Sàn phim châu Á trong thời gian diễn ra Liên hoan phim Quốc tế Pusan hôm thứ hai 12/10/2010.

“Sự phát triển và quy mô của phòng vé Trung Quốc đang thách thức mọi bảng xếp hạng,” Tcha Sungjai, giám đốc Hội các nhà sản xuất phim Hàn Quốc, cho biết. Nhưng ngoài Trung Quốc, các phim hợp tác giữa Nhật Bản và Hàn Quốc thực sự được cho rằng tương đối là một ông lớn có căn cơ hơn, ông nói: “Làm việc cùng nhau, chúng ta có thể phát triển một lợi thế cạnh tranh với Hollywood.”

Tcha Sungjai lý giải 85% phim điện ảnh người dân Hàn Quốc xem ngày nay là sản phẩm của Hollywood và con số này có khả năng tăng lên khi các hãng phim thiếu kinh phí và bí quyết chỉ họ mới có trong các tác phẩm 3D nổi tiếng đổ tiền và thứ gì nữa chỉ-họ-mới-biết vào những bộ phim 3D nổi tiếng.

Saying goodbye, oneday, một tác phẩm hợp tác Nhật-Hàn thành công của năm nay

Trước áp lực tăng lên này, những nhà làm phim Nhật Bản và Hàn Quốc phải hợp tác thường xuyên hơn trong tương lai để cùng nhau tạo ra những nguồn ngân sách lớn hơn nhằm giảm thiểu nguy cơ và thu hút thêm khán giả.

Hiện nay có khoảng 40 sản phẩm hợp tác Nhật-Hàn, và chìa khóa thành công của họ là sự cân bằng “nguồn gốc của kinh phí với quốc tịch của văn hóa”, theo cách gọi của Tcha Sungjai.

Gạt sang bên những sự phân biệt về văn hóa và chính trị giữa hai nước phát sinh từ thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phim Nhật Bản đã bắt đầu xâm nhập thị trường này vào khoảng năm 1999. Hiện nay, các nhà làm phim hai nước đang chia sẻ thành công từ những dự án như phim tình cảm lãng mạn Saying goodbye, oneday của đạo diễn Hàn Quốc John H. Lee, với doanh thu tổng cộng 1,2 tỉ yên (14,6 triệu USD) ở Nhật Bản năm 2010 này.

“Nếu bạn đến rạp để xem phim này, bạn có thể chỉ nghĩ đó là một tác phẩm Nhật Bản của một đạo diễn người Nhật,” nhà sản xuất Toshihiro Kitta, cũng là nhà sản xuất phim nói tiếng Nhật ăn khách của đạo diễn Hàn Quốc Kwak Jae Yong năm 2008 My Girlfriend is a Cyborg, nói.

Dự án hợp tác đầu tiên của nhà sản xuất Nhật Bản kiêm thành viên ban giám khảo Shinya Kawai là vào năm 1988, giữa Golden Harvest của Hồng Kông và Fuji TV. The Peacock King, kinh phí 700 triệu yên (8,5 triệu USD) và được thực hiện từ một kịch bản Nhật, đạt thành công lớn ở Nhật Bản, mang về hai tỉ yên (24,4 triệu USD), nhưng là một nỗi thất vọng ở Hồng Kông. “Chúng tôi đã ảo tưởng phải chia đều 50-50 chứ không thể khác, nên có phát sinh rắc rối,” Kawai hồi tưởng. “Một thỏa thuận 50-50, với sự cương quyết của cả hai bên có thể khó thực hiện.”

Để có được sự hợp tác giữa hai quốc gia bất kỳ, các nhà làm phim phải xác định khán giả của họ. Trong một kịch bản tối ưu, hai thị trường khác nhau về văn hóa có thể đồng cảm với cùng một câu chuyện và vé sẽ bán được ở cả hai nơi.

Tuy nhiên, Kawai cho biết, “Người ta không đến rạp chỉ vì phim là sản phẩm hợp tác. Các khán giả phải nghĩ về bộ phim như phim của riêng họ. Nếu bạn theo đuổi hai con thỏ cùng một lúc, có thể chẳng bắt được con nào.”

Sau khi xác định đối tượng khán giả, tạo kinh phí là thử thách lớn nhất tiếp theo, và theo như Kawai, nhà sản xuất của phim hợp tác Nhật-Hàn năm 2004 Rikidozan nói về thành công của một đô vật người Hàn Quốc ở Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cho biết điều này đã được Hội đồng phim ảnh Hàn Quốc đáp ứng tốt đẹp.

Nguồn tài chính của dự án này lúc đầu dự định là 50-50, đúng nghĩa hợp tác, nhưng hệ thống ủy ban sản xuất Nhật Bản đã lảng tránh và cuối cùng phim được Hàn Quốc đầu tư.

“Sự thịnh vượng gần đây của điện ảnh Hàn Quốc là do sự hào phóng của KOFIC tạo nên. Đây là điều khiến chúng tôi rất khao khát ở Nhật Bản,” Kawai nói, và đề nghị KOFIC nới lỏng những nguyên tắc định hình nên một phim Hàn Quốc. “Điều đó sẽ thu hút nhiều sự đầu tư hơn từ Nhật Bản.”

Kawai cho rằng Nhật Bản phải rũ bỏ bản chất nội quan của mình và “chơi trên sàn châu Á”. Cho đến nay, điều đó vẫn không mang lại nhiều sản phẩm hợp tác của Nhật Bản ở Trung Quốc, nơi chủ đề này có thể nhanh chóng khơi lại lịch sử đau thương.

“Khi chúng tôi lập kế hoạch quay phim ở Trung Quốc, những vấn đề quá khứ này trở nên dính dáng trực tiếp đến công tác làm phim,” Kawai thổ lộ.

Dịch: © Trúc Linh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter