Ai mà chẳng muốn có phim hay để xem rải rác suốt năm. Elisabeth Rappe
của trang Film.com lý giải vì sao Hollywood phớt lờ nhu cầu chính đáng
đó của khán giả.
Tôi viết bài này lúc trong lòng đang dao động và cái đầu bưng bưng. Bạn
thấy đấy, nhiều phim phải xem để đánh giá (chúng đổ dồn tới – lịch sự và
lạnh lùng với cái nhãn "Để bạn cân nhắc"). Khối lượng tăng, và lượng
kinh hoàng của tôi cũng tăng.
Khoan nào! Không phải tôi cằn nhằn
đâu nhé. Thật tuyệt vời và vui sướng vì không trượt ngã trên đường phố
đóng băng để tôi có thể nhìn thấy các áp phích
The Artist hay
The Descendants.
Nghề nghiệp này là vậy đó. Xem phim không khó khăn gì cho cam – tôi đã
làm xong những phần việc khó khăn và chán nản, mà xem/phân tích/viết về
phim thì không thuộc những phần việc khó khăn và chán nản đó.
Áp phích phim The Artist và The Descendants
Nhưng khó khăn là đây nè: tôi nghiêm túc với tất cả những món "Để bạn
cân nhắc". Tôi muốn thực sự, thực sự cân nhắc chúng, chứ không phải xem
nhanh qua cho kịp thời hạn đưa chúng lên danh sách phim hay nhất. Cơn
đại hồng thủy phim đáng giá (và chúng ta có thể tranh luận cho đến khi
kết thúc lời than thở trên đời về việc liệu những phim thực sự đáng giá
có đáng phải chịu lịch trình đua đòi này không) vào lúc thời gian còn
lại của năm không cho phép nghĩ ngợi, thưởng thức, hay là phân tích gì
nhiều. Những bộ phim bạn cho là xuất sắc không còn có vẻ như thế một khi
bạn có thêm ba tuần suy nghĩ. Rất thường là, bạn thấy mình không hề
nghĩ gì đến những phim đó trong ba tuần ấy, nghĩa là chúng chẳng hề hay
đến thế.
Thế thì tại sao vậy chứ, Hollywood? Tại sao lại để dành
hết thảy phim hay – những phim thực sự sâu sắc dành cho người trưởng
thành và những nhà tư tưởng – vào một tháng? Ba tháng, nếu bạn thực sự
muốn nới lùi về tháng 10 và là tháng khởi đầu không chính thức mùa giải
thưởng.
Lý do hiển nhiên nhất là kỳ hạn. Hạn chót để một phim
được xét cho Giải thưởng Viện Hàn lâm là ngày 31 tháng 12 và một phim
phải có “đủ thời gian phát hành” (và ồ, thời gian này có thể siêu ngắn) ở
rạp trước hạn chót đó để được xem xét.
À, có những 12 tháng
trong năm để các phim đủ tiêu chuẩn cho các giải thưởng phong tước. Tại
sao phải dồn dập như thế? Vì Hollywood tin rằng nếu phim của họ phát
hành càng xa mức có thể kịp thời hạn để được xét, phim sẽ không được nhớ
tới và được đề cử.
Sherlock Holmes: A Game of Shadows
Nào, lý do này hơi vớ vẩn. Các hãng phim gửi tất cả phim họ cảm thấy
đáng giá cho các buổi chiếu xét chọn, cho dù những phim đó được phát
hành từ đầu năm, thế nên những phim phát hành từ mùa xuân và mùa hè có
cơ hội được đánh giá lại. Tôi cam đoan nhiều nhà phê bình bỏ qua việc
xem lại những phim như thế để ưu tiên cho những phim họ chưa xem, vậy mà
người ta vẫn cứ đưa cả vào "Để bạn cân nhắc". Cái quan niệm cho rằng
một phim đã phát hành tháng 2, tháng 3, hoặc tháng 4 có thể bị quên lãng
thật là hời hợt.
Tuy nhiên, tất cả chuyện này là chuyện “trong
nghề”. Bạn là dân ngoại đạo (và tôi cũng vậy – chẳng qua tôi có vài cái
đĩa DVD nhưng tôi vẫn phải trả tiền để xem những phim còn lại khác trong
năm!) cứ thắc mắc làm thế quái nào xem hết
Mission: Impossible – Ghost Protocol,
Sherlock Holmes: A Game of Shadows,
War Horse,
We Bought A Zoo, và
The Girl with the Dragon Tattoo
vào thời gian sốt nhất – và tiền bạc vơi nhất – trong năm được. Và nên
nhớ, lúc này ai nấy đều xem phim Giáng sinh cả, bất kể tín ngưỡng, cho
nên bạn đang đấu với cả đống người đang hâm mộ những vụ cháy nổ và
Daniel Craig muốn chết như bạn. Thật chẳng khác gì chen chúc mua sắm ở
những khu mua sắm.
Bạn thấy không? Không ai thắng cả. Cho dù khán
giả đại trà hay là nhà bình luận cân nhắc cẩn thận, thà là mụ mị đi còn
hơn bị chìm ngập trong tuyết và phim hay suốt cả tháng này trong năm.
War Horse
Tôi đã chạm đến cái nhu cầu muốn Hollywood tính lại lịch phát hành của
họ, nhưng xem ra điều này tuyệt vọng hơn bao giờ hết. Đi xem phim không
nên giống như một học kỳ quân đội – vượt rào kẽm gai! Trèo tường! Tìm ra
chỗ đậu xe để có thể xem
Dragon Tattoo ở một rạp lớn trước khi
phim hết chiếu! – và giờ chúng ta còn có khó khăn dữ dội về thời gian
nữa. Chúng ta đã có một mùa phim hè mệt lử. Tại sao phải cùng một nguyên
nhân toát mồ hôi – cộng thêm ánh lấp lánh của tượng vàng Oscar – chi
phối cả mùa đông? Cứ thế mà không nói đến việc người ta muốn xem phim
hay quanh năm. Nếu phát hành
The Girl with the Dragon Tattoo hay
The Descendants
vào ngày 4/2/2011, tôi dám chắc hai phim này sẽ cực kỳ thành công với
khán giả đại trà. Nếu phim quả là hay như nhà sản xuất và phát hành phim
tin tưởng, phim sẽ vẫn có đề cử sau kỳ hạn 31/12 đó nếu hãng phim hỗ
trợ bằng một chiến dịch vận động đáng nhớ.
Trong một thế giới lý
tưởng, nơi chất lượng của bộ phim thực sự là quan trọng, phải chăng nếu
chúng ta dành các giải Oscar và sự khen ngợi cho phim nào còn lưu lại
trong ký ức chúng ta trong một khoảng thời gian tốt hơn trong năm thì
mới thật là hay? Thế mới thực là Phim hay nhất, chứ không phải phim mới
ra rạp nhất, và còn mới mẻ trong đầu chúng ta? Dù cho nghệ thuật không
quan trọng, tại sao Hollywood không nghĩ ra rằng có những tháng mùa đông
cứ nằm đó chờ đợi một
Ghost Protocol hay một
Sherlock Holmes để vơ tiền?
Thôi
nhé, Hollywood. Tháng 12 đã có nhiều chuyện phải nhớ rồi, và việc người
ta muốn cân nhắc và thưởng thức phim bị ép thời gian. Có cả năm trời
đói những phim sâu sắc và những vụ cháy nổ làm hài lòng đám đông. Xin
hãy rải đều món ngon ra một chút. Đây là một món quà mà hãy cứ cho đi.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi