The Revenant không đơn độc về mặt này. Thật vậy, hơn nửa phim
được đề cử Oscar năm nay được chuyển thể từ tiểu thuyết ‘nghiêm túc’ -
những tác phẩm đi sâu vào phê bình xã hội, chỉ trích chính trị hoặc khai
thác thân phận con người.
Cảnh trong phim Coming Home (2014) của Trương Nghệ Mưu,
chuyển thể tiểu thuyết Lục phạm yên thức chí của Nghiêm Ca Linh
Khi so sánh thì Trung Quốc chỉ có một ít phim phát hành năm nay dựa trên
tiểu thuyết ‘nghiêm túc’ - sự tiếp tục của một xu hướng chỉ có tăng lên
trong những năm gần đây.
Ví dụ, năm ngoái thì không có phim
Trung Quốc nào ra rạp được chuyển thể từ tiểu thuyết ‘nghiêm túc’, trong
khi đến bảy phim như thế ra rạp ở Mỹ.
Khoảng cách này dường như
phản ánh một sự khác biệt đáng kể giữa nhà làm phim Trung Quốc và Mỹ.
Khơi lên câu hỏi: các tiểu thuyết nghiêm túc nói về cái gì khiến nhà làm
phim Trung Quốc tránh xa không chuyển thể?
Mục tiêu của việc đưa
tác phẩm văn học lên phim vượt xa việc chuyển câu từ thành hình ảnh thị
giác, chuyển thể, đặc biệt là những tác phẩm có sức ảnh hưởng, được
trông đợi kế thừa và thể hiện tinh thần của nguyên tác. Song, chính tinh
thần nguyên tác đặt ra thách thức khó khăn nhất và lớn nhất đối với đạo
diễn và biên kịch.
Cảnh trong phim Back to 1942
Back to 1942 của đạo diễn Trung Quốc Phùng Tiểu Cương là một
trong những chuyển thể từ tiểu thuyết ‘nghiêm túc’ mới nhất ở Trung
Quốc, song phim ‘thất thu’ ở phòng vé bởi chỉ mang về 369 triệu nhân dân
tệ. Ngược lại, phim thương mại
Personal Tailor của ông về nhì với 324 triệu nhân dân tệ tuần công chiếu và cuối cùng mang về xấp xỉ hơn
Back to 1942 200 triệu nhân dân tệ.
Phùng Tiểu Cương nhiều lần nói rằng
Back to 1942, chuyển thể tiểu thuyết cùng tên của Lưu Chấn Vân, khó làm phim hơn nhiều so với những phim thuần giải trí chẳng hạn như
If You Are the One hoặc
Personal Tailor.
Một
yếu tố khác là sự gia tăng của Super IP – văn học trực tuyến được nhiều
người yêu thích được xem là chín muồi để được chuyển thành loạt phim
nhiều phần có thể bao gồm nhiều phương tiện truyền thông. Kể từ khi
nhiều Super IP này đến cùng lực lượng người hâm mộ, sự nổi tiếng đó có
thể giúp lôi kéo các nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp
thị, cũng như bảo đảm doanh thu phòng vé cao. Khi nói đến sự lựa chọn
giữa chuyển thể một tác phẩm văn học ‘nghiêm túc’ với một tác phẩm phổ
biến theo đúng nghĩa, lựa chọn có lợi hơn đương nhiên là tác phẩm phổ
biến.
Trong quá khứ, các đạo diễn Trung Quốc, đặc biệt là các
đạo diễn thế hệ thứ năm, thường lấy cảm hứng từ những tác phẩm văn học
‘nghiêm túc’ để cho ra đời kiệt tác của họ. Ví dụ như,
Red Sorghum /
Cao lương đỏ,
được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mạc Ngôn đoạt giải
Nobel, có thể được xem là một phim kinh điển của Trương Nghệ Mưu.
Cảnh trong phim Cao lương đỏ
Thập niên 1980 là ‘thời kỳ hoàng kim’ của tiểu thuyết ‘nghiêm túc’ ở
Trung Quốc vì nhiều người tìm đọc hoặc viết những tác phẩm như thế, kết
quả là gia tăng sự lưu hành của tạp chí văn học. Thế nhưng, với sự phát
triển của Internet thì mọi thứ đã thay đổi. Ngày nay, chỉ một vài tạp
chí văn học lâu đời vẫn có số lượng phát hành khoảng hàng chục nghìn,
trong khi hầu hết văn học mạng chạm ngưỡng vài trăm.
Mất đi lượng
độc giả khổng lồ gây khó khăn cho các nhà làm phim trong việc chọn tiểu
thuyết ‘nghiêm túc’ cho phim chuyển thể của họ.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times