Tin tức

The Handmaiden của đạo diễn Park Chan Wook: Câu chuyện tình yêu nhiều nút thắt

16/06/2016

Đạo diễn nổi tiếng người Hàn Quốc Park Chan Wook quay trở lại với Liên hoan phim Cannes tháng 5 năm nay với phim mới nhất của ông The Handmaiden sau 12 năm đoạt giải Grand Prix cho phim đóng vai trò bệ phóng Oldboy, và bảy năm kể từ khi ông mang về cho quê hương giải thưởng của ban giám khảo với Thrist.

Thường tạo nên tranh cãi vì các đề tài đen tối và lối khắc họa mạnh mẽ của mình, phim mới nhất của ông The Handmaiden có vẻ cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự trong nước khi được ra mắt vào ngày 1/6 với những cảnh tình dục lộ liễu giữa hai nữ chính. Nhưng sự tập trung vào tình yêu và tình bạn đã khiến cho điều này dễ được chấp nhận hơn khi so sánh với nhiều phim khác của ông.

Nữ thừa kế giàu có Hideko (Kim Min Hee)

Lấy cảm hứng hơn là dựa theo tiểu thuyết Anh Fingersmith của Sarah Water lấy bối cảnh nước Anh thời Vitoria, phim của Park Chan Wook được dựng vào thời kỳ thuộc địa ở Nhật Bản và Hàn Quốc những năm 1930.

Về cốt lõi phim được chia làm ba phần với phần đầu do Nam Sook Hee (Kim Tae Ri) mồ côi và móc túi kể. Cô được một tay lừa đảo người Hàn Quốc tự xưng là bá tước Nhật Fujiwara (Ha Jung Woo) thuê làm người hầu để dụ dỗ một nữ thừa kế giàu có tên Hideko (Kim Min Hee) cưới hắn. Khi hắn đạt được mục đích, vị “bá tước” này lên kế hoạch để đẩy người nữ thừa kế Nhật Bản vào trại tâm thần ở Nhật, và ra đi cùng với tài sản của cô.

Phần thứ hai kể câu chuyện tương tự nhưng từ góc nhìn của Hideko và tiết lộ nhiều hơn về sự nuôi dạy khắc nghiệt của bà dì (Moon So Ri) và người chú bệnh hoạn Kouzuki (Cho Jin Woong) người cũng cố gắng giành phần thừa kế của Hideko để thỏa mãn ham muốn những cuốn tiểu thuyết tình dục của mình.

Ha Jung Woo trong vai tay lừa đảo giả danh bá tước Nhật Fujiwara

Nút thắt của câu chuyện được mở ra tại phần này trước khi bước vào kết thúc ly kỳ ở phần cuối với chủ đề tra tấn quen thuộc (trong ba phần phim Vengeance của ông) cùng với một vai khách mời đặc biệt. Đây là phần Park Chan Wook đưa phong cách đặc trưng của ông vào câu chuyện nhiều hơn.

Không nghi ngờ gì đây là một ấn bản chào đón những người hâm mộ vị đạo diễn người Hàn Quốc này, trong khi với những người phản đối ông, có lẽ là một bước ngoặt không may. Tuy nhiên, phải nói rằng, về mức độ bạo lực, thì đây hẳn là phim lành nhất của ông kể từ I’m a Cyborg, but that’s Okay mặc dù những cảnh tình dục lộ liễu lại là chuyện khác.

Mặc dù phim lấy bối cảnh thời kỳ thuộc địa, Park Chan Wook lại tỏ vẻ do dự trong việc bám vào tính chất phức tạp của thời kỳ này, nhưng phim lại có những điểm hấp dẫn khác, nhất là trong ngôn ngữ thay đổi qua lại giữa tiếng Hàn và tiếng Nhật.

Trong một cuộc đối thoại khá đanh thép giữa người chú và Fujiwara về mong muốn trở thành người Nhật Bản của người chú, có một đoạn ngắn về vấn đề này cho thấy Park Chan Wook nỗ lực để chạm tới nó nhưng phải kiềm chế để không mang tính dân tộc hoặc chính trị quá lố.

Nam Sook Hee mồ côi (Kim Tae Ri) được thuê làm người hầu

Điều tối hậu dẫn dắt bộ phim không nhất thiết phải là âm mưu, mà là mối quan hệ giữa Sook Hee và Hideko, và nó tạo nên tiếng vang. Những người phản đối phim có thể lên tiếng lo ngại về cái nhìn của nam giới và sự ghét bỏ phụ nữ trong phim, và điều này thì hoàn toàn đúng. Nhưng đây là nỗ lực để kể câu chuyện (lấy cảm hứng từ một tiểu thuyết) tập trung vào hai nhân vật nữ có tình cảm với nhau dù méo mó lệch lạc.

Giá trị của xuất phẩm là đánh dấu một tầm cao mới bất thường của Park Chan Wook và nhà dựng phim hàng đầu của Hàn Quốc Ryu Seung Hee (OldboyThirst), cộng sự quen thuộc của ông. Hợp nhất phong cách Anh và Nhật truyền thống trong cấu trúc khi vẫn giữ những hình tượng và màu sắc đặc trưng của Park Chan Wook, phim là một kỳ công, đặc biệt trong trang viên – một trong những địa điểm chính của phim.

Người cũng luôn đứng sau máy quay trong các phim của Park Chan Wook là nhà quay phim Chung Chung Hoon (Oldboy) với kỹ thuật sử dụng ống kính cho góc nhìn rộng bậc thầy đã bắt được cả tâm hồn và vẻ ngoài của phim theo cách khiến cho người xem bị cuốn hút tương tự như tác phẩm của Alfred Hitchcock.

Tương tự, một nhân vật quan trọng khác trong nhóm làm phim của Park Chan Wook là nhà soạn nhạc Cho Young Wuk (OldboyLady Vengeance) với những bản nhạc đúng điệu trong đó pha trộn phong cách baroque với giai điệu hiện đại hơn.

Trách nhiệm của người đạo diễn không chỉ là quay phim như thế nào, mà còn là khơi gợi khả năng biểu cảm mạnh mẽ của các diễn viên. Đây là điều Park Chan Wook đã luôn làm tốt. Mặc dù tất cả các phim của ông không nhất thiết phải cùng đạt đến một đỉnh cao nghệ thuật, nhưng về mặt diễn xuất, các diễn viên của ông hiếm khi mắc sai lầm.

Điều này được chứng minh trong The Handmaiden khi toàn bộ dàn diễn viên đã mang đến màn trình diễn đầy mê hoặc. Kim Min Hee đang ở đỉnh cao sự nghiệp sau vai diễn trong Right Now, Wrong Then của Hong Sang Soo.

Tương tự, Kim Tae Ri 26 tuổi, tốt nghiệp ngành báo chí, mang lại một màn trình diễn bất ngờ mặc dù cô có ít kinh nghiệm diễn xuất trước đó, lặp lại thành công của Kang Hye Jung trong Oldboy.

Ha Jung Woo cũng hoàn hảo, trong khi Cho Jin Woong chưa bao giờ xuất sắc hơn. Moon So Ri và Kim Hae Sook trên cả tuyệt vời.

Phim được kể với tốc độ sắc bén khiến người xem gặp khó khăn trong việc nắm bắt đầy đủ câu chuyện, nhưng phim của Park Chan Wook hiếm khi được hiểu đúng nghĩa chỉ sau một lần xem.

Phim đã nhận được đánh giá tích cực sau khi công chiếu vào cuối tuần giữa tháng 5 ở Cannes. Thú vị là điều này xảy ra lúc The Wailing của Na Hong Jin cũng nhận được phê bình và hưởng ứng thương mại tích cực với tổng cộng hơn 3 triệu vé cho đến ngày 22/5, phim cũng được trình chiếu tại Cannes vào tuần thứ ba của tháng 5. Với việc Train to Busan của Yeon Sang Ho cũng tạo được một số tiếng vang, có vẻ như đây là một năm thành công của điện ảnh Hàn Quốc.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times