Tin tức

Con bò sữa văn học mạng của các nhà sản xuất phim Trung Quốc

13/06/2016

Văn học mạng ngày càng được yêu thích của Trung Quốc đang tiếp nhiên liệu cho nền điện ảnh nước này.

Với doanh thu phòng vé 6,8 tỉ đôla năm ngoái, Trung Quốc là thị trường phim ảnh lớn thứ nhì thế giới mà nhiều phim có doanh thu cao nhất của nước này lấy cảm hứng từ những tiểu thuyết được ưa ưa chuộng xuất bản trên mạng.

Các tác giả Trung Quốc ngày càng tránh những mô hình xuất bản cũ và tìm độc giả trên Internet. Chỉ xuất bản trên mạng đã bùng nổ, và cách phát hành này đã nhận được sự ưa chuộng ‘khủng’.

Tiểu thuyết mạng thường hấp dẫn hàng trăm triệu độc giả, và giờ đây người ta đang khai thác lượng độc giả đó cho tiềm năng vươn tới khán giả rộng lớn hơn khi chuyển thể thành phim.

Mojin: The Lost Legend, một phim ly kỳ kiểu Indiana Jones chuyển thể từ tiểu thuyết mạng Guichuideng / Ma thổi đèn, là phim Trung Quốc có doanh thu cao thứ ba năm ngoái.

Các tác phẩm văn học mạng thành công khác đã được chuyển thể thành phim bộ truyền hình và trò chơi video với thành công thương mại rất lớn.

"Điện ảnh rõ ràng đã tối đa hóa tiềm năng thương mại của văn học mạng, nhưng trò chơi thì còn xa. Truyện tranh cũng nhanh chóng bắt kịp khi lượng ‘fan’ trung thành mở rộng ở Trung Quốc," Trương Hiểu Đình, CEO của hãng đầu tư Ming Capital, nói.

Cảnh trong phim truyền hình Bộ bộ kinh tâm,
chuyển thể từ tiểu thuyết mạng cùng tên

"Bạn đang thấy thị trường làm cái việc cố gắng kiếm tiền theo mọi cách có thể, thay vì chỉ chờ nhận tiền từ người đọc truyện trên mạng," Tri Hồ, tổng biên tập bộ phận văn học mạng của Alibaba, nói.

Hơn 140 triệu người Trung Quốc thường xuyên đọc tiểu thuyết mạng, theo iResearch. Các thể loại được ưa chuộng gồm kỳ ảo và bí ẩn, tòa án — đặc biệt liên quan đến các đấu đá chính trị — chuyện tình công sở, du hành thời gian và phiêu lưu trộm mộ.

Các trang web tiểu thuyết mạng trước đây sống nhờ vào tiền độc giả trả để đọc truyện, giờ họ tìm cách kiếm tiền trên những tác phẩm có tiềm năng chuyển thể thành phim và trò chơi.

Mojin: The Lost Legend đã làm ra 1,6 tỉ nhân dân tệ từ khi ra rạp tháng 12 năm ngoái, trở thành phim chuyển thể tiểu thuyết mạng có doanh thu cao nhất.

Kết quả là, giá tác quyền của các tác phẩm xuất bản trên mạng nổi tiếng đã tăng từ hàng trăm lên hàng triệu tệ chỉ trong vòng có mấy năm.

Sau khi chuyển thể thành phim truyền hình Bên nhau trọn đời thành công (ảnh),
tác phẩm văn học mạng cùng tên này sẽ tiếp tục có phiên bản điện ảnh

Khổng lồ internet Tencent và Alibaba của Trung Quốc đều thành lập bộ phận văn học mạng.

Trong quá khứ, Alibaba đã đầu tư vào các công ty làm phim và phát hành phim, trong đó có ChinaVision, Hoa Nghị Huynh Đệ và Enlight Media.

Năm ngoái, Tencent thành lập hạ tầng văn học mạng lớn nhất Trung Quốc — China Reading Ltd — giờ đây đã có hơn 60 triệu người dùng, theo iResearch.

Hầu hết phim điện ảnh và truyền hình ăn khách năm ngoái đều chuyển thể từ tiểu thuyết mạng do bộ phận văn học mạng của Tencent xuất bản.

Tuy nhiên, với phí tác quyền ngày càng tăng đến mức kỷ lục, nhiều nhà quan sát loa ngại rằng những người liên quan đang đánh mất tầm nhìn về lý do đầu tiên của việc chuyển thể là — làm ra những bộ phim chất lượng.

Cảnh phim truyền hình Lang Nha bảng, chuyển thể từ tiểu thuyết mạng cùng tên, trở thành hiện tượng ở Trung Quốc, và mới đây chinh phục cả Hàn Quốc

"Bỏ ra rất nhiều tiền săn những tác phẩm rất ít giá trị. Sự đầu cơ đang đẩy tiểu thuyết mạng lên giá cao, mà không quan tâm đến chất lượng chuyển thể," Tri Hồ nói.

"Các công ty sẽ sớm nhận ra thủ thuật marketing chẳng thể đưa chúng đi xa, vì khách hàng sẽ là người nói lời quyết định," ông nói.

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn