Nhắn với các nhà làm phim: Làm ơn cho khán giả biết tại sao họ nên quan tâm đến phim của các vị.
Khi một nữ diễn viên thậm chí không được chú ý nhiều — nếu không
phải là
hơn — bản thân bộ phim ở buổi họp báo công chiếu nhờ ăn mặc
‘cosplay’, có lẽ đó là dấu hiệu cho thấy khán giả không hào hứng với
chuyện gì sắp diễn ra trên màn ảnh.
Paula Patton trong vai nữ chiến binh nửa dòng máu orc có tên Garona trong phim
|
Đúng thế đó, theo dõi các suất chiếu phim
Warcraft của Legendary thì thấy người ta không hề xếp hàng rồng rắn để đi xem phiên bản điện ảnh trò chơi
World of Warcraft
của Duncan Jones, số liệu cho biết bộ phim sẽ đạt chừng 24 triệu đôla
tuần mở màn ở Mỹ. Phim đã ra mắt nhiều nơi khác trên thế giới, với mức
độ thành công khác nhau. Ở Trung Quốc, phim mở màn ‘khủng’, còn ở Anh,
phim kiếm được 5,3 triệu đôla tuần đầu tiên. (Để so sánh,
Captain America: Civil War làm ra gấp bốn lần các con số đó.)
Nhưng tại sao
Warcraft không gợi được nhiều hào hứng? Sự nổi tiếng của trò chơi
World of Warcraft
có lẽ đã đạt đỉnh điểm cách đây nhiều năm — hồi 2010, tin tức nói trò
chơi nhập vai trực tuyến này có số lượng người chơi ấn tượng là 12
triệu, so với 5,5 triệu hơn so với cuối năm trước đó — đây vẫn là trò
chơi nhập vai trực tuyến nhiều người đăng ký chơi nhất, đủ thành công để
chống lưng một hội nghị thường niên độc lập cho nhà sáng tạo trò chơi
này mỗi năm. 5,5 triệu người chơi không phải chuyện đùa, nhất là khi bạn
tính rằng truyện tranh
Captain America có số lượng phát hành chỉ chừng 36.000 bản ở Mỹ năm nay.
Còn
Warcraft có sự càn quét hoành tráng (và người ngoài hành tinh, dù trong hình dạng kỳ dị) của
Star Wars,
chí ít về lý thuyết: thế giới lâm nguy, các người hùng phải từ bỏ gia
đình, nhà cửa và bộ lạc vì lợi ích cao cả hơn! Chắc chắn, đây là điều
khán giả muốn — ít ra là qua đánh giá thành công của
Star Wars: The Force Awakens. Thế nên… người ta để tâm trí đi đâu mà không hào hứng với bộ phim này vậy chứ?
Toby Kebbell là quái vật orc xâm lăng trong phim
|
Nói cho ngay, họ có đi xem. Bất chấp phê bình tệ hại, rốt cuộc cũng còn một cơn địa chấn những ‘fan’ của
World of Warcraft
háo hức xem trò chơi này lên màn ảnh rộng. Vấn đề là họ thì khá ít, và
rằng cơn hào hứng của họ không lan sang người khác. Tại sao vậy chứ?
Theo
tác giả bài viết, thuộc vào số những người không quan tâm, có thể nói
việc thiếu hứng thú đại trà dành cho bộ phim kỳ ảo này là điểm chung
trong khán giả thời đại ám ảnh siêu anh hùng — dù sở thích cá nhân đó
lại không giải thích được thành công của loạt phim
Lord of the Rings và
Hobbit, thậm chí phim truyền hình
Game of Thrones, tất cả về cốt lõi đều chào bán sự huyền bí kiểu
Warcraft cộng thêm tầng văn chương. (Còn có thành công của
Star Wars, thực sự là cực kỳ kỳ ảo cộng thêm người máy và tàu không gian.)
Tiếp
theo, phải chăng chiến dịch marketing đã không giới thiệu được một khía
cạnh hấp dẫn riêng nào của bộ phim này vượt ra ngoài thể loại của nó?
Các trailer
Warcraft xử lý cốt truyện phim một cách chung chung tạo ra một ấn tượng cũng chung chung:
Quái vật và con người phải chiến đấu với nhau, thêm hiệu ứng đặc biệt và một quái vật buồn bã. Ồ, những con rồng nữa.
Travis Fimmel trong vai chiến binh con người Anduin Lothar
|
Chính xác những điều mà ai cũng kỳ vọng ở một bộ phim kỳ ảo, nhưng cũng
chính xác là
những điều mà ai cũng biết sẽ có từ một phim kỳ ảo; không có nhân vật
hay bất ngờ về khái niệm nào gợi ý rằng phim sẽ có gì khác với những thứ
người ta đã khắn trong đầu từ bất cứ phim tương tự nào họ đã từng xem
trước đó. Thực ra, ai muốn mất tiền và mất thời gian để xem một phim như
vậy?
Và tiếp theo là một khả năng rõ ràng hơn nhưng đáng lo ngại
hơn cho các hãng lẫn các nhà làm phim: dù có quan tâm nhưng khán giả
cũng chẳng còn thời gian. Hãy nghĩ lại về đủ thứ phim chuỗi tiềm năng đã
bị thải loại suốt mấy năm gần đây —
Tomorrowland,
Jupiter Ascending,
The Man From UNCLE,
Fantastic Four và v.v...
Đơn
giản là trong cùng một lúc khán giả chỉ có thể quan tâm một số hữu hạn
các chuỗi phim, và giữa những loạt phim đã có như Marvel,
Star Wars và, ở mức độ kém hơn, DC,
Transformers cùng những phim không thường xuyên như
Star Trek và
Mission: Impossible, phải chăng không còn chỗ cho ai khác?
(Nếu đúng, giả thuyết này cũng có thể giải thích cho năm của những phim phần tiếp theo thất bại mà Hollywood sẽ phải chấp nhận.).
Bất luận lý do gì, không chừng thất bại của
Warcraft lại đem
đến những bài học để các nhà làm phim tiến lên — hãy đảm bảo rằng khán
giả có cái gì để kết nối ngoài thể loại, có thể — nghĩa là đủ loại quái
vật orcs và con người sẽ không chết vô ích. Và với những ‘fan’
Warcraft bực tức trước khả năng phim chuỗi yêu thích của họ gặp số phận bất hạnh, còn một tia hy vọng kia kìa:
Pacific Rim đã có phần tiếp theo nhờ thành công ở phòng vé quốc tế, thế nên một
Warcraft 2 cũng không phải là không có cách…
Phim phát hành ở Việt Nam với tựa
Warcraft: Đại chiến hai thế giới.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter