Hai năm sau khi nhà làm phim hàng đầu Ngô Thiên Minh qua đời, tác phẩm cuối cùng do ông đạo diễn đã ra rạp ở Trung Quốc.
Ngô Thiên Minh, qua đời do một cơn đau tim ở tuổi 74, đúng một tháng sau khi ông hoàn tất
Song of Phoenix.
Phim xoay quanh một nghệ sĩ già thổi lạt bát muốn đưa nghệ thuật này
vươn lên giữa lúc nó hết thời trong một Trung Quốc hiện đại.
"Ngô
Thiên Minh là một người can đảm và khác thường. Ông không chỉ xứng đáng
được nhớ đến mà còn được khen ngợi," đạo diễn người Mỹ Martin Scorsese,
nói trong video quảng bá cho bộ phim.
Ông là người đứng lên cho
niềm tin vào tự do, tự do thể hiện và sự tự do vĩ đại của con người, vị
đạo diễn tượng đài của Hollywood nói.
"Và, tôi chia sẻ niềm tin đó."
Tên
tuổi của Ngô Thiên Minh có lẽ không mấy khán giả trẻ Trung Quốc biết
đến, nhưng ông được khắp nơi xem là một trong những nhân vật quan trọng
và có tầm ảnh hưởng nhất của điện ảnh Hoa ngữ.
Cựu lãnh đạo của
Xi'an Film Studio, hãng phim là phương tiện động viên những đạo diễn như
Trương Nghệ Mưu và Trần Khải Ca sau khi ông đảm nhận vị trí này năm
1983.
Những cải cách hãng của ông, cắt giảm những quy định ngặt nghèo, giúp đỡ các nhà làm phim trẻ lúc đó phát triển và thăng hoa.
Có rất nhiều ví dụ như thế, một số đã được giới truyền thông nói đến.
Năm 1987, Trương Nghệ Mưu hết tiền khi đang làm tác phẩm đạo diễn đầu tay
Cao lương đỏ - trở thành phim châu Á đầu tiên đoạt Gấu vàng Liên hoan phim quốc tế Berlin năm 1988.
Ngô Thiên Minh đã huy động 40.000 tệ (6.100 đôla) cho Trương Nghệ Mưu, một khoản tiền lớn lúc đó.
Phát biểu trong một video khác, Trương Nghệ Mưu nói rằng Ngô Thiên Minh "đã thay đổi cuộc đời và số phận của tôi."
Được
xem là "bố già" của thế hệ đạo diễn thứ năm của Trung Quốc, bao gồm
Trương Nghệ Mưu và Trần Khải Ca, Ngô Thiên Minh nổi tiếng với cái nhìn
sâu sắc vào cuộc sống nông thôn Trung Quốc.
Nam diễn viên Đào Trạch Như trong vai nghệ nhân lạt bát già
|
Những phim nổi bật của Ngô Thiên Minh bao gồm
Old Well và
The King of Masks.
Như
các nhân vật trong phim của mình, Ngô Thiên Minh là vệ sĩ của truyền
thống từ chối hy sinh nghệ thuật để làm hài lòng phòng vé.
Đạo diễn kỳ cựu Hoàng Kiến Tân, nằm trong số những người được Ngô Thiên Minh hỗ trợ vào giữa thập niên 1980, nói: "
Song of Phoenix
phản ánh những đấu tranh của Ngô Thiên Minh trong đời thực, sự kiên trì
và nghiêm túc của ông khi nói đến nghệ thuật truyền thống của Trung
Quốc.
"Ngô Thiên Minh hết sức che chở cho các nhà làm phim trẻ
khi ông lãnh đạo Xi'an Film Studio. Nhờ những nỗ lực quên mình của ông,
chúng tôi mới có thể trở thành thành viên của một kỷ nguyên vàng điện
ảnh Trung Quốc," Hoàng Kiến Tân nói thêm, ông đã vọt lên đài danh vọng
với bộ phim
The Black Cannon Incident năm 1985.
Đạo diễn
kỳ cựu Hồng Kông Từ Khắc nói Ngô Thiên Minh là "con người can đảm và
nghiêm túc cống hiến đời mình cho nền điện ảnh Hoa ngữ".
Ông đưa ra nhận xét đó ở sử kiện quảng bá bộ phim cuối cùng của Ngô Thiên Minh ở Bắc Kinh, cùng với Hoàng Kiến Tân.
Các đạo diễn kỳ cựu Từ Khắc (thứ hai từ trái qua) và Hoàng Kiến Tân (giữa), cùng với diễn viên chính của Song of Phoenix Đào Trạch Như (thứ hai từ phải qua), tại buổi quảng bá cho bộ phim cuối cùng của Ngô Thiên Minh tại Bắc Kinh
|
Giả Chương Kha, đạo diễn tiên phong của phim nghệ thuật, nói phim của
Ngô Thiên Minh giản dị mà hiệu quả, thể hiện tài kể chuyện khéo léo và
kỹ năng biên tập.
"Tôi tin rằng mọi khán giả sẽ yêu mến âm nhạc lạt bát sau khi xem
Song of Phoenix. Phim thể hiện một niềm tinh mãnh liệt vào văn hóa Trung Hoa và tình yêu quê hương," Giả Chương Kha nói.
Nhiều buổi chiếu trước
Song of Phoenix đã được tổ chức ở Bắc Kinh, Thâm Quyến và Thượng Hải, qua đó nhận được khen ngợi từ khán giả lẫn giới phê bình.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn