Tin tức

Vì sao nước Mỹ trên phim trở thành địa ngục giả tưởng?

07/10/2014

Thứ sáu này, phiên bản điện ảnh của quyển tiểu thuyết kinh điển The Giver (phát hành ở Việt Nam với tựa Người truyền ký ức) ra rạp với dàn diễn viên ấn tượng, trong đó có hai diễn viên từng đoạt giải Oscar là Meryl Streep và Jeff Bridges.

The Giver, tác phẩm gốc của Lois Lowry, khám phá một thế giới dường như hoàn hảo nơi mọi xung đột đều đã được giải quyết và những điều phiền toái – như thời tiết xấu và “sự sôi nổi” tuổi mới lớn – đã bị xóa bỏ, cho phép nền văn hóa này đạt đến một trạng thái đẹp đẽ của “sự đơn điệu”.

The Giver, phiên bản điện ảnh của tiểu thuyết kinh điển cùng tên, là câu chuyện mới nhất trong làn sóng những câu chuyện về địa ngục trần gian tràn ngập nước Mỹ những năm gần đây [Ảnh: The Weinstein Company]
Như bạn có thể hình dung, xã hội không tưởng này không quá không tưởng. The Giver tập trung vào Jonas, người được chọn cho một nghĩa vụ mệt mỏi: làm chủ sở hữu duy nhất ký ức và cảm xúc của cộng đồng. Jonas học về đau đớn và nỗi buồn, nhưng cũng trải nghiệm những màu sắc đẹp đẽ, một chuyến xe trượt hồi hộp và cuối cùng học để cảm nhận tình yêu. Nói cách khác, Jonas học được những gì thuộc về con người – và từ đó thế giới của cậu không còn hoàn hảo nữa.

The Giver là tác phẩm gần nhất trong một làn sóng của những câu chuyện kể về các xã hội địa ngục giả tưởng đã ngập đầy nước Mỹ trong những năm gần đây. Từ phần tiếp theo phim Purge và phim Under the Dome mùa hè này cho đến phần phim Hunger Games mới nhất (phát hành tại Việt Nam với tựa Trò chơi sinh tử (cùng ra mắt vào tháng 11), người ta vẫn chưa thấy có đủ những chuyện kỳ ảo khải huyền này, trong đó những thế giới gần như hoàn hảo hóa ra thật đáng sợ.

Vì sao lại có sự thèm thuồng những câu chuyện địa ngục hậu khải huyền này ở hiện tại?

Một câu trả lời là những thế giới tưởng tượng đó phản ánh chính thế giới chúng ta. Từ dải Gaza cho đến Ukraine, từ những cơn hạn hán cho đến hiện tượng trái đất nóng lên, năm 2014 thường xuyên cảm nhận khải huyền. Những câu chuyện xã hội không tưởng ở tương lai của ngày hôm nay thao túng và khai thác những nỗi sợ hãi rất thật.

Cảnh trong phim The Road năm 2009

Loạt phim Hunger Games đưa các chương trình truyền hình thực tế đến với tận cùng sự hợp lý của nó. Phim Divergent / Dị biệt (dựa trên tiểu thuyết của Veronica Roth) chơi đùa với sự bấp bênh của chúng ta về việc chúng ta khớp vào đâu trong thế giới này. Và bất kỳ ai từng ở khu Hạ Manhattan vào tháng 11 năm 2001, hay New Jersey lúc hậu siêu bão Sandy, chắc chắn sẽ rùng mình khi xem bộ phim The Road ảm đạm (dựa trên tiểu thuyết của Cormac McCarthy).

Cũng phải nói thêm rằng nhiều tác giả đã quyến rũ một cách thành thạo giới thiếu niên vào thể loại địa ngục giả tưởng này, vì thế cho phép những diễn viên trẻ hơn, hấp dẫn hơn vào vai trong các phim chuyển thể, với những cuộc rượt đuổi nhanh hơn, kinh phí lớn hơn và nhiều cháy nổ hơn. Một cách phù hợp, dù nhân vật chính trong The Giver được cho là ở độ tuổi 12 đến 16, nhưng nam diễn viên vào vai Jonas thực chất đã 25 tuổi. Dễ dàng để nói rằng sự ham mê của tuổi thiếu niên dành cho các tiêu chuẩn địa ngục giả tưởng như trong các quyển Brave New World hay Fahrenheit 451 là nhẹ nhàng hơn, kể cả với sự kích động của các thế hệ giáo viên ngữ văn Anh ở trường trung học.*

Nhưng có một lý do khác, phức tạp hơn – thậm chí mang tính chính trị - cho sự phổ biến của thể loại địa ngục giả tưởng này. Những câu chuyện như The Giver làm được điều mà thậm chí những đại diện cử tri quyền lực nhất ở Mỹ cũng không thể làm được: họ mang những người Dân chủ và Cộng hòa lại gần nhau.

Brenton Thwaites vai Jonas trong phim The Giver

Giống như rất nhiều tác phẩm kinh điển thể loại này – 1984 của Orwell, thậm chí quyển Utopia của Thomas More từ đầu thế kỷ 16 – The Giver mang một thông điệp. Điều thú vị là cách mà những người từ các phe cánh chính trị khác nhau tiếp nhận thông điệp đó. Những người theo đảng Bảo thủ như Cal Thomas của Fox News nhìn nhận The Giver là một lời cảnh báo chống lại chủ nghĩa tự do, từ đó, ông tin rằng, thúc đẩy bàn luận về thuyết tương đối.

“Khi chúng ta tháo bỏ tất cả mọi câu thúc, đạo đức cá nhân và xem mọi ý tưởng đều có giá trị tương đương,” Thomas viết vào tháng trước, “The Giver chỉ ra điều này cuối cùng sẽ dẫn tới đâu.”

The Giver cũng có thể có một vài quan điểm hữu khuynh về nhà nước, nạn phá thai và an tử. Tác giả Lowry, trong một bài phỏng vấn năm 2007, nói rằng quyển sách của bà “thách thức những khuynh hướng trong bất kỳ xã hội nào cho phép một nhà nước xâm lược luật pháp hóa đời sống.”

Những nhóm bảo thủ như trang mạng “Focus on the Family” (Tập trung vào Gia đình) chỉ trích tiểu thuyết của Lowry và cùng nhau tác động để cấm đoán The Giver, vốn đã là một trong những quyển sách bị cấm nhiều nhất trong các trường học Mỹ.

Một cảnh trong phim Divergent

Nói ngắn gọn, sự sáng chói của một câu chuyện địa ngục giả tưởng được kể tốt, không chỉ là nó hấp dẫn được cả những người Tự do và Bảo thủ. Nó cũng chỉ ra cho cả hai phe thấy rằng họ có cùng những nỗi sợ và, than ôi, không quá khác biệt.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger


* Ý nhắc đến phim Dead Poets Society của Robin Williams. Ông vào vai một giáo viên Ngữ văn với tư tưởng cách mạng và tự do, thay đổi các lề lối truyền thống trong trường học. Nhưng điều đó cuối cùng lại dẫn đến hậu quả thảm khốc, như một cái giá phải trả. (ND)

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi