Các nhà phê bình đã gọi đây là phim xã hội đen hay nhất của Hàn Quốc
từng được thực hiện. Nhưng rất ít người ngoài ban giám khảo và lượng
khán giả nhỏ tham dự Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 77 nơi nó
công chiếu vào tháng 9 năm ngoái đã xem Night in Paradise của Park Hoon Jung cho đến khi nó được phát hành trên Netflix vào đầu tháng 4.
Night in Paradise kể câu chuyện tay xã hội đen trẻ tuổi quyền lực ở
Seoul, sau khi giết tên trùm băng đảng để trả thù vụ ám sát em gái và
cháu gái của mình, đã đi trốn trên đảo Jeju
|
Bộ phim kể câu chuyện một tay xã hội đen trẻ tuổi quyền lực ở Seoul, sau
khi giết tên trùm băng đảng để trả thù vụ ám sát em gái và cháu gái của
mình, đã đi trốn trên đảo Jeju, một địa điểm nghỉ mát nổi tiếng. Ở đó,
anh hình thành mối quan hệ với một người phụ nữ mắc bệnh nan y mà các
thành viên trong gia đình đã chết vì lý do tương tự. Nhưng mối quan hệ
của họ thật bi kịch. Khi băng đảng xã hội đen tìm đến Jeju trả thù cho
ông trùm, bờ biển đầy gió của hòn đảo và những ngọn đồi xanh trập trùng
tạo thành liên hệ rõ ràng cho một bi kịch đẫm máu kiểu Shakespeare.
Kỹ
xảo điện ảnh chậm rãi và mơ mộng, đối thoại nhiều lớp và giễu cợt (“Đồ
khốn kiếp bẩn thỉu”, một người nói với người khác vì đã không tắm sáng
hôm đó) trong khi bạo lực được xây dựng từ từ nhưng chắc chắn trước khi
bùng lên bằng tốc độ của một đoàn tàu cao tốc. Trong một cảnh chiến đấu
đáng chú ý, nhân vật chính, bị mắc kẹt trong một chiếc xe hơi trong khi
bị hàng chục tên côn đồ ăn mặc bảnh bao tấn công, sử dụng chìa khóa xe
hơi để móc một vài con mắt trước khi thực hiện một cuộc chạy trốn táo
bạo — tất cả diễn ra trên nhạc nền hấp dẫn.
Ở đó, anh hình thành mối quan hệ với một người phụ nữ mắc bệnh nan y mà các thành viên trong gia đình đã chết vì lý do tương tự
|
Không chỉ đơn thuần là một phim ‘bắn-chết-hết’ khác,
Night in Paradise là một ví dụ sáng giá về phim noir — tiếng Pháp có nghĩa là phim đen tối — một hình thức làm phim được
Encyclopaedia Britannica
định nghĩa là sở hữu các yếu tố như “người hùng yếm thế, hiệu ứng ánh
sáng u ám, sử dụng thường xuyên các đoạn hồi tưởng, âm mưu phức tạp và
một triết lý hiện sinh tiềm ẩn.”
Thuật ngữ này được nhà phê bình
người Pháp Nino Frank áp dụng lần đầu tiên vào năm 1946 cho các phim
Hollywood trường phái tâm lý tội phạm thời kỳ hậu Thế chiến 2 có nguồn
gốc từ điện ảnh Chủ nghĩa Biểu hiện của Đức những năm 1920. “Bất cứ ai
đi xem phim đều đặn trong năm 1946 đều bị cuốn vào sự yêu thích sâu sắc
của Hollywood thời hậu chiến dành cho phim tâm lý bệnh hoạn,” nhà biên
kịch người Mỹ Donald Marshman viết trên tạp chí Life năm 1947. “Bóng tối
thăm thẳm, tay bị trói chặt, súng lục nổ, nhân vật phản diện bạo dâm và
nhân vật nữ chính bị dày vò với những căn bệnh sâu xa trong tâm trí
lướt qua màn hình trong một màn trình diễn thở hổn hển chứng loạn thần
kinh, tình dục không thỏa mãn, và giết người ghê tởm nhất.”
Kỹ xảo điện ảnh chậm rãi và mơ mộng
|
Thể loại neo-noir nổi lên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh phản ánh chủ
nghĩa hoài nghi và có thể là hủy diệt hạt nhân với những tác phẩm kinh
điển như
The Manchurian Candidate (1962), bộ phim về các tù binh Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên;
Chinatown (1974) của Roman Polanski;
Taxi Driver với Robert DeNiro (1976);
Blade Runner (1984) của Ridley Scott,
Basic Instinct với Sharon Stone (1992); và phim kinh điển
Pulp Fiction (1994) của Quentin Tarantino.
Thuật
ngữ này cũng đã được sử dụng để miêu tả các bộ phim nổi lên khắp thế
giới từ những năm 1960 trở đi và có chung thuộc tính với phim tội phạm
của Mỹ. Châu Âu, Nam Mỹ và Đông Á đã phát triển phong cách riêng của họ,
đôi khi được thụ phấn chéo với các thể loại khoa học giả tưởng, kinh
dị, kỳ ảo, xác sống hoặc võ thuật. Nhưng kể từ khi chuyển giao thế kỷ,
Hàn Quốc — một quốc gia sùng điện ảnh có nền công nghiệp điện ảnh lớn
thứ năm thế giới — đã tung ra một số phim noir nổi bật, kỳ lạ và được
tìm kiếm nhiều nhất từng thấy.
Oldboy đã giành được 29 giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế và là chủ đề cho một phim làm lại ở Hollywood của đạo diễn Spike Lee
|
Oldboy (2003), câu chuyện về một người say rượu thức dậy vào
một ngày nọ và thấy mình bị giam cầm dường như không có lý do, có lẽ
được biết đến nhiều nhất. Khi nhân vật chính được thả một cách bí ẩn 15
năm sau, anh ta có năm ngày để tìm ra lý do tại sao anh ta bị nhốt hoặc
phải đối mặt với cái chết rùng rợn.
Oldboy đã giành được 29
giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế và là chủ đề cho một phim làm
lại ở Hollywood của đạo diễn Spike Lee.
The Handmaiden
(2016) là một kẻ giết người khác thuộc thể loại noir. Lấy bối cảnh Triều
Tiên dưới sự cai trị của thực dân Nhật Bản, phim kể câu chuyện một kẻ
lừa đảo quyến rũ một nữ thừa kế giàu có trước khi đưa cô vào nhà thương
điên để chiếm đoạt tài sản của cô. Bộ phim nhận được đánh giá phê bình
cao khác thường là 95% trên Rotten Tomatoes và được tạp chí
Economist miêu tả là “một kiệt tác”.
“Nếu
xem xét việc làm phim noir trên khắp thế giới bạn sẽ thấy Hàn Quốc đang
sản xuất nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác và cũng dẫn đầu về các ví
dụ đột phá nhất,” Caleb Kelso-Marsh, giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm
Nghiên cứu Hàn Quốc Đại học Tây Úc và là đồng tác giả của cuốn sách
East Asian Noir, nói.
The Handmaiden (2016) được tạp chí Economist miêu tả là “một kiệt tác”
|
Ông nói rằng tình trạng hỗn loạn chính trị và tham nhũng ở Hàn Quốc từ
những năm 1960 đến 1990 khi nhiều đạo diễn ngày nay đã trưởng thành đã
giúp họ hoàn thiện điện ảnh noir. “Vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang nổi
lên như một nền dân chủ sau nhiều thập kỷ độc tài chuyên chế và điện ảnh
đã trở thành một hình thức không thể thiếu của hoạt động chính trị,”
ông nói. “Rất nhiều sự đàn áp và bạo lực mà các đạo diễn này đã trải qua
hoặc chứng kiến được phản ánh trong phim của họ.”
Christine
Choy, một nhà làm phim người Hàn Quốc gốc Trung Quốc đang giảng dạy về
điện ảnh Hàn Quốc tại Đại học New York nói phim noir là một sự phù hợp
hoàn hảo với điều kiện của Hàn Quốc.
“Ở Hàn Quốc, từ ‘han’ được
sử dụng để miêu tả nỗi đau khổ và phẫn uất đối với lịch sử khủng khiếp
của thế kỷ trước: 35 năm Nhật Bản đô hộ tàn bạo, lạm dụng tàn bạo đối
với ‘phụ nữ giải khuây’, Chiến tranh Triều Tiên, chế độ độc tài mà mọi
người đều căm ghét, hàng chục năm cưỡng bức nhập ngũ và luật pháp bất
công như luật cho phép đàn ông đánh vợ bằng gậy ở nơi công cộng. Người
vợ có la hét đến thế nào cũng không ai giúp.
Đạo diễn Park Chan Wook (giữa) trên trường quay The Handmaiden.
Các đạo diễn Hàn Quốc thực sự chú trọng tạo ra những bộ phim không chỉ
nhằm vào việc trở thành phim bom tấn mà còn thỏa mãn mặt thẩm mỹ — một
trong những yếu tố quan trọng của noir
|
“Về cơ bản,
han có nghĩa là bạn ăn bẩn rất nhiều và hoàn toàn
liên quan đến phim noir, trong đó các nhân vật ban đầu bất lực nhưng
cuối cùng trả được thù,” Choy giải thích. “Phim noir rất tâm lý, đầy
những nỗi cay đắng không nói thành lời và có yếu tố siêu thực. Người Hàn
Quốc thực sự có thể liên tưởng đến cách các nhà làm phim đã khai thác
han và sử dụng nó để phát triển những đặc điểm độc đáo của phim Hàn
Quốc.”
Tuy nhiên, Kelso-Marsh nói rằng noir Hàn Quốc cũng có vẻ
đẹp tuyệt vời. Ông nói: “Nếu bạn nhìn vào lứa đạo diễn Hàn Quốc hiện
tại, hầu hết họ đều học điện ảnh thể loại, Hitchcock và các tác phẩm
kinh điển của Pháp và Hollywood, ở trường đại học. Vì vậy, họ thực sự
chú trọng tạo ra những bộ phim không chỉ nhằm vào việc trở thành phim
bom tấn mà còn thỏa mãn mặt thẩm mỹ — một trong những yếu tố quan trọng
của noir.”
Khi băng đảng xã hội đen tìm đến Jeju trả thù cho ông trùm, bờ biển
đầy gió của hòn đảo và những ngọn đồi xanh trập trùng tạo thành liên hệ
rõ ràng cho một bi kịch đẫm máu kiểu Shakespeare
|
Ông nói: “
Night in Paradise thực sự ấn tượng ở mặt trận này. Kỹ
thuật quay phim thật tuyệt vời — tôi ấn tượng bởi các góc máy, và các
cảnh quay gần như hoàn hảo. Bạn không thường thấy điều đó trong các bộ
phim thể loại được thực hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.”
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Nikkei Asia