Vốn đầu tư ư? Họ đầy tiền.
Phim trường? Họ hứa hẹn xây dựng những phim trường hoành tráng nhất thế giới.
Còn
về minh tinh điện ảnh, không mấy người lấp lánh hơn Lý Băng Băng, là
khách mời danh dự tại Hội nghị thượng đỉnh điện ảnh Mỹ-Trung hàng năm
năm nay.
Nữ diễn viên Trung Quốc Lý Băng Băng phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh điện ảnh Mỹ-Trung 2013
Nhưng những doanh nhân điện ảnh mới đầy tham vọng của Trung Quốc, hàng
tá doanh nhân tụ họp về Los Angeles vì cuộc gặp gỡ thượng đỉnh này, Hội
chợ phim Mỹ và những sự kiện khác, vẫn đang tìm kiếm điều gì đó hầu như
cứ lảng tránh họ: một bộ phim Trung Quốc thành công vang dội toàn cầu.
“Chúng
tôi có 5.000 năm lịch sử. Chúng tôi có rất nhiều câu chuyện,” Yang
Buting, chủ tịch Hiệp hội phát hành và trình chiếu phim Trung Quốc
(China Film Distribution and Exhibition Association), nói.
Song, ông Yang nói thêm, “để làm nên những bộ phim hấp dẫn được thế giới, là một vấn đề với chúng tôi.”
Trung
Quốc giờ đây là thị trường điện ảnh lớn thứ nhì thế giới, sau Mỹ, dự
kiến doanh thu năm nay đạt 3,5 tỉ đôla. Thị trường đang tăng trưởng này
được săn đón dữ dội, và với những thành công đáng kể, của các hãng phim
Hollywood — trong việc thu hút khán giả Đại lục vào những bộ phim như
Iron Man 3 hay
Pacific Rim
— làm việc được với các đối tác Trung Quốc, chèn thêm tuyến truyện phụ
về Trung Quốc và uyển chuyển để làm hài lòng các nhà kiểm duyệt đầy cảnh
giác của Trung Quốc.
Nhưng điều hành các hãng phim của Trung
Quốc - những người mơ làm ra phim không chỉ được khán giả trong nước xem
mà còn cả những con số khán giả đo lường được ở Mỹ và các nơi khác -
đối mặt với một khó khăn có lẽ khó nhằn hơn.
Diễn viên Trung Quốc Vương Học Kỳ (trái) trong một cảnh phim Iron Man 3 phiên bản dành cho Trung Quốc
“Chúng tôi thiếu kinh nghiệm quốc tế, nói chung,” Vu Đông nói, ông là
giám đốc điều hành của Tập đoàn điện ảnh Bona Trung Quốc mà 21st Century
Fox sở hữu khoảng 20%.
Vu Đông muốn nói đến một nhóm công ty
điện ảnh nhỏ bé hơn những tập đoàn phim ảnh khổng lồ của nhà nước, đang
lớn mạnh và chia sẻ tham vọng tham gia vũ đài thế giới.
“Mọi nhà
sản xuất mà tôi gặp đều bảo tôi họ muốn tiếp cận khán giả thế giới,” Rob
Cain nói, ông là một nhà tư vấn điện ảnh làm việc với những công ty
Trung Quốc muốn đột phá vào thị trường toàn cầu, dù đang phát triển mạnh
mẽ ở quê nhà.
Ở quê nhà, doanh thu vé hàng năm đã tăng 35%. Và
không có dấu hiệu dừng lại, khi số lượng rạp chiếu, cũng tăng ở tỷ lệ
tương tự và hứa hẹn đạt con số 18.000 vào năm nay, tiếp tục bành trướng
đến những thị trường nhỏ hơn. Doanh thu vé nội địa Trung Quốc gần đây
cũng hướng đến các phim Trung Quốc hơn là phim ngoại nhập.
Nhưng
khao khát xuất khẩu phim, ông Cain nói, liên quan nhiều đến điều mà
chính phủ Trung Quốc gọi là “quyền lực mềm” — khả năng phát tỏa ảnh
hưởng thông qua những phương tiện phi quân sự, tất nhiên trong đó có
điện ảnh.
“Nếu bạn muốn ghi điểm với Đảng và chính quyền trung
ương, bạn muốn ủng hộ chương trình quyền lực mềm của họ, giúp phát tán
văn hóa,” ông nói trong một phỏng vấn qua điện thoại.
Nicole Kidman bắt tay 'fan' tại sự kiện thảm đỏ quảng bá dự án
Siêu đô thị điện ảnh Thanh Đảo của tập đoàn Wanda [Ảnh: Reuters]
Vương Kiện Lâm, chủ tịch Dalian Wanda Group, dàn dựng một màn trình diễn
đáng kể về quyền lực như thế vào hồi tháng 9, ông mời Nicole Kidman,
Leonardo DiCaprio, Harvey Weinstein và những nhân vật có ảnh hưởng của
Hollywood đến lễ mừng thành lập phim trường và và cụm rạp giải trí của
tập đoàn của ông tại Thanh Đảo.
Dự án “Siêu đô thị điện ảnh Thanh
Đảo” của tập đoàn Wanda dự tính kinh phí khoảng 8,2 tỉ đôla, và sẽ bắt
kịp hoặc vượt mặt năng lực của các hãng phim Mỹ.
Nhưng không có gì nói to cho bằng một cú thành công vang dội toàn cầu.
Ở Mỹ, phim nói tiếng Hoa bán chạy nhất đến nay vẫn là
Ngọa hổ tàng long,
đạt doanh thu khoảng 128 triệu đôla ở Bắc Mỹ sau khi được Sony Pictures
Classics phát hành vào năm 2000. Từ đó, một số bom tấn đình đám được
Trung Quốc bỏ vốn, tham gia đóng chính và được lấy bối cảnh; nhưng hầu
hết đều là xuất phẩm của Hollywood với lớp vỏ Trung Quốc.
Trong
đợt sóng kế tiếp, những công ty điện ảnh mới nổi của Trung Quốc đang
muốn đảo ngược phương trình này, bằng cách tìm kiếm những câu chuyện
Trung Quốc có sức thu hút oàn cầu và có nội dung hoặc sự bỏ vốn của Mỹ
vừa đủ để hấp dẫn người xem đã lớn lên với phim Hollywood.
Ngọa hổ tàng long
Như Vu Đông nói, bất kỳ phim Trung Quốc nào có tham vọng quốc tế đều
phải xuất phát từ cái mà ông gọi là “một cái nhìn về Trung Quốc theo
kiểu Mỹ.”
Vu Đông cho biết, đặt cược lớn nhất của hãng phim của ông là một phim hành động ly kỳ có tên
Moscow Mission,
nói về sáu sĩ quan cảnh sát Trung Quốc xử lý tội phạm trên chuyến tàu
hỏa Bắc Kinh-Moscow. “Có rất nhiều thoại tiếng Anh, nhưng với một câu
chuyện Trung Quốc,” ông nói về phim này, vẫn đang trong giai đoạn viết
kịch bản.
Tuy nhiên, khó khăn của việc tiếp thị những xuất phẩm lai như vầy đã được nhấn mạnh bằng thành tích khiêm tốn của
Man of Tai Chi, một xuất phẩm Mỹ-Trung đồng sản xuất do Keanu Reeves đóng chính.
Man of Taichi,
thoại tiếng Anh, Quan thoại và Quảng Đông, bán được không bao nhiêu vé
khi phát hành ở một nhúm rạp của Mỹ qua Radius-TWC. Ấy vậy mà phim này
vẫn được trình chiếu như một mô hình đồng sản xuất Trung-Mỹ tại
Universal Studios bởi các quan chức và nhà làm phim Trung Quốc, cũng như
Christopher J. Dodd, giám đốc điều hành của Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ.
Một
thách thức lâu dài cho nhà làm phim Trung Quốc nào muốn phát triển ra
toàn cầu là sự bất nhất của chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát
chặt nội dung phim thông qua một tổ chức kiểm duyệt vẫn rất khắc nghiệt.
Man of Taichi bán được không bao nhiêu vé khi phát hành ở một nhúm rạp của Mỹ
“Chúng tôi muốn thấy hình ảnh tích cực về Trung Quốc,” Zhang Xun, chủ
tịch China Film Co-Production Corporation, nói. Để nhấn mạnh quan điểm
của mình, bà Zhang nhắc nhở “những điểm nhạy cảm” phải tránh, bao gồm
bạo lực hoặc kinh dị quá đà, những cảnh có thể chống lại nước thứ ba và
tiềm ẩn vấn đề tôn giáo.
Một số nhà điều hành đã kết luận rằng
thể loại kỳ ảo hay lịch sử, hầu hết đều tránh né những vấn đề nhạy cảm
trên, có khuynh hướng là những phim bom tấn Trung Quốc sinh sôi nảy nở
trong guồng quay kế tiếp.
Zhang Zhao, giám đốc điều hành của Le
Vision Pictures, nói trong một phỏng vấn rằng công ty của ông đang triển
khai một dự án hy vọng sẽ trở thành một thành công toàn cầu, dựa theo
tiểu thuyết kinh điển của Trung Quốc,
Thủy Hử, nói về các anh hùng Lương Sơn bạc thời nhà Tống, cách đây 1.000 năm.
Ông
Zhang nói ông tin rằng một cú đột phá toàn cầu của Trung Quốc sẽ đến
“sớm thôi”, tuy nhiên, ông tỏ ra quan ngại về đề tài, “Tôi không nghĩ
phim Trung Quốc có thể đi ra thế giới tốt đẹp được như vậy.”
The Monkey King - sử thi 3D mà Trung Quốc tự hào là vượt xa Avatar của Hollywood - sắp ra rạp
Nhưng Vu Đông của Tập đoàn điện ảnh Bona, chắc ăn về việc chinh phục thế
giới điện ảnh, mà thực ra là chỉ cần chinh phục được hai nơi, Mỹ và
Trung Quốc.
“Nếu chúng ta có thể giữ một vai trò ở hai thị trường này, chúng ta sẽ kiểm soát hầu hết thế giới,” ông nói.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi