Tin tức

Điện ảnh Trung Quốc vẫn chưa tìm được đường đến với khán giả quốc tế

25/02/2014

Mặc dù số lượng diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc xuất hiện trên thảm đỏ tại các liên hoan phim khắp thế giới ngày càng nhiều, giải thưởng vẫn xa vời. Hết lần này đến lần khác, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc phải chứng kiến những thành công lớn ở nội địa gần đây thất bại trong việc lôi kéo khán giả và thành công ở nước ngoài.

Cảnh trong phim Lost in Thailand - ông vua phòng vé 2012 ở Trung Quốc
chỉ thu về có 60.000 đôla khi phát hành ở Bắc Mỹ

Theo báo cáo năm 2012 về tình hình xuất khẩu phim Trung Quốc của cơ quan có thẩm quyền là Viện nghiên cứu quảng bá văn hóa Trung Quốc (AICCC) thuộc Đại học Bắc Kinh, 75 trong tổng số 893 phim quốc gia này sản xuất trong năm trước đó được xuất khẩu tới hơn 80 quốc gia khác.

Và so sánh với 17,1 tỉ nhân dân tệ (2,8 tỉ đôla) doanh thu phòng vé trong nước dồi dào, con số doanh thu ở nước ngoài chỉ 1,1 tỉ nhân dân tệ, tụt 48% so với 2 tỉ nhân dân tệ của năm trước.

“Việc phổ biến điện ảnh Trung Quốc ra nước ngoài năm 2012 không mấy khởi sắc, và điều này thật đáng lo lắng,” Huang Huilin, giám đốc AICCC cho biết.

Mức độ thu về qua các năm giảm xuống ngày càng rõ rệt khi nhìn vào sự sụt giảm 43% thu nhập phòng vé nước ngoài giữa năm 2010 và 2011, ở mức thấp chưa từng thấy từ năm 2005.

Mãi vẫn cứ là phim võ thuật

Cảnh trong phim Cao lương đỏ

Có một thời điện ảnh Trung Quốc tỏa sáng trên trường quốc tế. Trong những năm 1980, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Phùng Tiểu Cương và những đạo diễn Trung Quốc thế hệ thứ năm khác thống trị rạp chiếu các liên hoan với những phim như Hoàng Thổ Địa (1985) và Cao lương đỏ (1988). Những tác phẩm của họ đã nhận được phê bình tích cực từ người xem nước ngoài – Cao lương đỏ của Trương Nghệ Mưu đoạt giải Gấu vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 38 năm 1988.

Những đạo diễn thế hệ thứ năm kể câu chuyện về một quốc gia nổi lên từ sự hỗn độn của cuộc Cách mạng văn hóa (1966-1976). “Tính mới mẻ và bí ẩn của những chủ đề này đã thu hút khán giả nước ngoài, đặc biệt là những chuyên gia điện ảnh,” Huang nói với Global Times.

Nhưng những năm tháng huy hoàng không kéo dài. Sau nửa cuối thập niên 1980, điện ảnh Trung Quốc biến mất khỏi các lễ trao giải quốc tế một thập kỷ, chỉ tái xuất với những phim bom tấn như Ngọa hổ tàng long (2000, Lý An) và Anh hùng (2002, Trương Nghệ Mưu).

Ngay cả ngày nay, phim Trung Quốc thành công nhất về mặt thương mại tại nước ngoài vẫn là Ngọa hổ tàng long, với 128 triệu doanh thu phòng vé chỉ riêng khu vực Bắc Mỹ.

Áp phích phim Journey to the West: Conquering the Demons [Ảnh: CFP]

Tuy nhiên, những cố gắng gần đây để bước vào thị trường nước ngoài gặp phải những kết quả đáng thất vọng, với việc những thành công lớn trong nước năm nay chỉ thu về không đáng kể ở nước ngoài. Lost in Thailand, một phim hài kinh phí thấp thu về mức kỷ lục 1,26 tỉ nhân dân tệ ở phòng vé Trung Quốc năm 2012, chỉ mang về 60.000 đôla tại Bắc Mỹ. Một phản hồi không đáng kể tương tự dành cho Journey to the West: Conquering the Demons, kiếm 1,24 tỉ nhân dân tệ tại Trung Quốc năm ngoái.

Một vấn đề lớn hơn đó là năm ngoái có hơn 15 phim Trung Quốc ra rạp tại Bắc Mỹ, tám trong số đó thu về trung bình 100.000 đôla, với LoveBack to 1942 đứng đầu bảng với mức chưa tới 300.000 đôla.

Ngày nay có vẻ như võ thuật vẫn là thể loại được yêu thích nhất của điện ảnh Trung Quốc. Theo báo cáo năm 2010-2011 của AICCC, những phim Trung Quốc được khán giả nước ngoài đón nhận nồng nhiệt nhất đều là phim võ thuật, như The Karate Kid, Diệp Vấn 2, Thập nguyệt vi thànhLong môn phi giáp.

“Với khán giả nước ngoài, võ thuật là ảo thuật, nhưng trên hết, họ không cần phải đọc phụ đề để hiểu phim, đây là một nhân tố hết sức quan trọng đem đến chất lượng dịch thuật hiện tại,” Huang nói.

Một cảnh trong The Karate Kid

Thiếu hệ thống

Là thị trường điện ảnh lớn thứ hai trên thế giới và xếp thứ ba về việc sản xuất phim, Trung Quốc mang đến một mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim. Tại Diễn đàn thịnh vượng toàn cầu (Fortune Global Forum) thường niên tại Thành Đô, Tứ Xuyên tháng 6 năm 2013, Jeffrey Katzenberg, chủ tịch của DreamWorks Studios của Mỹ, tái lưu ý rằng trong vòng năm năm nữa Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và trở thành thị trường phim lớn nhất thế giới.

Sự quả quyết của giới chuyên môn nước ngoài về thị trường Trung Quốc không ngừng được củng cố. Những tác phẩm đồng sản xuất giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây như Man of Tai Chi, Iron Man 3Looper, tất cả sự hội nhập về nhân vật và kịch bản đã trực tiếp làm hài lòng người xem Trung Quốc.

Các công ty trong nước cũng mua các chuỗi rạp quốc tế để nâng cao tầm vóc trên thị trường điện ảnh, như việc Dalian Wanda Group (DWG) mua được AMC năm 2012, chuỗi rạp chiếu lớn thứ hai của Mỹ. Tháng 9 năm 2013, một chương trình kỷ niệm ngày thành lập kinh đô điện ảnh trị giá 8,2 tỉ đôla của DWG tại thành phố ven biển Thanh Đảo đã thu hút nhiều diễn viên Hollywood như Nicole Kidman và Leonardo DiCaprio.

Nhưng mặc dù đạt được những thành quả như vậy, vẫn không có phim Trung Quốc nào thành công trên đấu trường quốc tế tróng suốt những năm 1980 đến đầu những năm 2000.

Điều cốt yếu, cốt truyện

Con đường đồng sản xuất với Hollywood cũng không đưa Man of Taichi
đến được với sứ tiếp nhận nồng nhiệt của khán giả quốc tế

Theo Janet Yang, một nhà sản xuất người Mỹ gốc Trung Quốc, rào cản văn hóa và ngôn ngữ có thể biến những thành công trong nước thành phù du trên trường quốc tế.

“Kể những câu chuyện Trung Quốc theo một cách khiến khán giả nước ngoài dễ hiểu vẫn là một vấn đề chưa có lời giải đối với đạo diễn Trung Quốc,” Yang, người khuyến khích các nhà làm phim sống ở nước ngoài để học hỏi nhiều hơn về việc làm thế nào thu hút khán giả nước ngoài, cho biết.

Mặc dù nhiều nhà chuyên môn trong giới công nghiệp điện ảnh Trung Quốc nhìn nhận các sự hợp tác với Hollywood là đường tắt đến với khán giả quốc tế, đánh giá những thể hiện gần đây của các tác phẩm này tại phòng vé trong và ngoài nước, họ cũng thấy được những mặt hạn chế của chúng.

“Nhiều phim trong số đó thất bại bởi chúng chỉ là sự kết hợp tiền bạc, ngôi sao và quảng bá,” Yin Hong, phó trưởng khoa báo chí và tuyên truyền tại Đại học Thanh Hoa, cho biết

“[Bởi] điều cốt yếu là cốt truyện tốt, và làm phim xuất sắc,” Huang của AICCC bổ sung.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi