Tại buổi họp báo sau khi
Bạch nhật diễm hỏa giành giải cao quý
nhất ở Berlin có diễn viên chính Liêu Phàm giành Gấu Bạc cho Nam diễn
viên chính xuất sắc nhất, đạo diễn Điêu Diệc Nam đã phát biểu phim Hoa
ngữ đang có sự nổi tiếng toàn cầu.
Đạo diễn Điêu Diệc Nam và chiến thắng tại Liên hoan phim Berlin
“Phim Hoa ngữ đang trở nên nổi tiếng hơn, đó là sự thật. Chúng tôi cảm
thấy vậy khi tham gia các liên hoan phim. Sự chào đón của khán giả nước
ngoài dành cho phim Hoa ngữ là ngoài sức tưởng tượng. Điện ảnh là ngôn
ngữ chung, mọi người ở đây coi nhau như gia đình. Nó vượt ngoài biên
giới quốc gia và chủng tộc, bạn làm phim hay thì sẽ luôn có người ủng
hộ,” Điêu Diệc Nam nói.
Hiển nhiên có tới ba bộ phim Hoa ngữ
tranh giải ở Berlin, nhưng thông số gần đây chỉ ra sự nhầm lẫn của đạo
diễn họ Điêu khi nói về mối liên kết giữa phim Hoa ngữ và khán giả nước
ngoài.
Các con số chính thức từ Tổng cục Báo chí, Phát thanh,
Điện ảnh & Truyền hình Trung Quốc cho thấy lượng đăng ký từ nước
ngoài với các phim Hoa ngữ đã giảm năm thứ hai liên tiếp. Chỉ 45 phim
Hoa ngữ trong 638 phim sản xuất năm ngoái được cấp giấy phép ở nước
ngoài, mang về tổng doanh thu 173 triệu USD.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang chứng tỏ sức mạnh trong vai trò một thành phần của phòng vé quốc tế.
Bảng
tổng kết phòng vé toàn cầu của Rentrak trong cuối tuần ngày 16/2 có tới
hai phim Hoa ngữ trong tốp 10 và bốn phim trong tốp 25.
Cảnh trong phim Beijing Love Story
Cho dù chỉ ra mắt ở hai thị trường – toàn Trung Quốc và 9 rạp đặc biệt ở Bắc Mỹ -
Beijing Love Story vẫn đứng thứ tư trong bảng xếp hạng quốc tế của Rentrak với doanh thu ước tính 25,1 triệu USD.
Đứng sau bộ phim này năm bậc là
The Monkey King,
một sản phẩm hợp tác giữa Hồng Kông và Trung Quốc, thu về 13 triệu USD ở
cuối tuần thứ ba tại các rạp châu Á và có tổng doanh thu tạm thời là
147 triệu USD. Đứng thứ 11 cũng là một sản phẩm Hồng Kông-Trung Quốc hợp
tác sản xuất
The Man From Macau, có doanh thu ước tính 10
triệu USD trong cuối tuần theo Rentrak, trên tổng doanh thu 67,5 triệu
USD. (Ngôi sao gạo cội Châu Nhuận Phát góp mặt trong cả
The Monkey King và
The Man From Macau, chứng tỏ sức hút phòng vé của mình bất chấp tuổi tác.)
Đứng dưới 12 bậc là
Dad, Where Are We Going,
lấy ý tưởng từ một chương trình truyền hình thực tế, mang về 4,5 triệu
USD với tổng doanh thu 95 triệu USD trong bốn tuần công chiếu. Bộ phim
chắc chắn sẽ gia nhập câu lạc bộ 100 triệu USD danh giá mà không cần ra
mắt ở đâu ngoài Trung Quốc Đại lục.
Hiệu ứng Trung Quốc cũng ảnh hưởng tới các phim Hollywood và quốc tế. Ngay dưới
Beijing Love Story trong bảng xếp hạng của Rentrak là
Frozen
của Disney với 5,85 triệu USD trong cuối tuần thứ 12 tại Mỹ và 18,2
triệu USD quốc tế. Thông tin trong nước cho thấy hơn 17 triệu USD của
doanh thu đó đến từ cuối tuần thứ hai của bộ phim tại Trung Quốc. Sau 12
ngày công chiếu như chơi tại Trung Quốc,
Frozen đã thu về 31,7 triệu USD.
Kết quả tốt tại Trung Quốc đã cứu rất nhiều phim Hollywood khỏi mang tiếng thất bại.
Châu Nhuận Phát (trái) trong một cảnh phim The Man From Macau
Pacific Rim chạm mốc 112 triệu USD tại Trung Quốc, đánh bại
doanh thu nghèo nàn 14,5 triệu USD tại Nhật và thành quả tạm ổn 102
triệu USD ở Bắc Mỹ. Tương tự,
Cloud Atlas, với vốn cổ đông huy
động từ các công ty ở Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore, chỉ đạt 27,1
triệu USD ở Bắc Mỹ nhưng có 27,7 triệu USD an ủi tại Trung Quốc.
Kể cả khi bộ phim không cần trợ giúp, cộng thêm yếu tố Trung Quốc vào cũng gây tác động đáng kể (
Transformers: Dark of the Moon đạt 145 triệu USD ở Trung Quốc,
2012 đạt 68,7 triệu USD,
Gravity đạt 70,7 triệu USD).
Nguồn tài chính Trung Quốc cũng hữu ích:
Iron Man 3 (hỗ trợ sản xuất) thu về 121 triệu USD khi ra mắt ở Đại lục,
Expendables 2 (có vốn cổ phần từ Trung Quốc) đạt 53 triệu USD tại đây.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Variety
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi