Bình luận phim

Nhật ký tình yêu

29/04/2014

Đứng trên ranh giới giữa ngọt ngào và ủy mị, phim tình cảm lãng mạn Teacher's Diary (phát hành ở Việt Nam với tựa Nhật ký tình yêu) của hãng GTH chủ yếu bám theo lằn ranh đó nhờ kịch bản khá chặt chẽ, khâu kỹ thuật xuất sắc, một địa điểm đáng nhớ và diễn xuất tuyệt vời của hai diễn viên chính.

Do một trong “sáu Fan Chan” (sáu đạo diễn – biên kịch trẻ cùng đạo diễn bộ phim Fan Chan (2003)) của GTH, Nithiwat Tharatom (Season's Change, Dear Galileo) chỉ đạo, phim hài này kể câu chuyện về hai giáo viên cô đơn, một nam một nữ được gửi tới giảng dạy tại một ngôi trường ở nông thôn cách nhau một năm.

Bối cảnh trên một nhà thuyền giữa hồ trên vùng núi Chiang Mai. Một nơi hoang vắng, không điện, điện thoại hay internet, một trong hai người bắt đầu viết nhật ký bằng tranh minh họa và gửi vào đó mọi suy nghĩ, tuyệt vọng. Khi cô ấy chuyển đến một ngôi trường khác, cô đã bỏ quyển nhật ký ở lại. Quyển tập phai mòn ấy được tìm thấy bởi chàng trai trẻ thay thế vị trí của cô. Anh đọc, và bắt đầu yêu cô và viết nhật ký của chính anh vào trong đó. Sau khi anh rời khỏi, cô quay lại và đọc được những gì anh đã viết, cộng thêm việc nghe vài thứ về anh, cô cũng yêu anh từ đó dù hai người chưa bao giờ gặp.

Những phim về giáo viên trường học là một thể loại lâu đời của điện ảnh Thái Lan. Chúng từng phổ biến trong khoảng thập niên 1970 và 1980, khi các nhà làm phim xoáy nhiều vào các vấn đề xã hội. Bối cảnh thì vẫn vậy, nhờ vào cảnh hồ tuyệt đẹp khi mà chẳng có điện thoại can thiệp, Teacher's Diary đã có thể gợi lại những cảm giác của một phim cổ điển cũ pha chút màu sắc của xã hội hiện đại. Nhưng câu chuyện ở đây mang tính cá nhân nhiều hơn, miêu tả chi tiết sự trưởng thành của hai nhân vật trẻ vượt qua thử thách và đạt được thành quả lớn hơn điều họ từng nghĩ.

Teacher's Diary cũng lấy cảm hứng từ một phim khác của GTH: The Tin Mine, kể về một học sinh cao đẳng bỏ dở việc học và tiếp thu những bài học cuộc sống tại một khu khai mỏ hẻo lánh ở Phuket những năm 1950. Ngôi trường xập xệ và trôi nổi trong phim đã nhắc tác giả bài viết nhớ về sự nạo vét mà GTH đã dựng làm tâm điểm cho phim The Tin Mine. Jura Maligool, đạo diễn của bộ phim năm 2005, nay là nhà sản xuất và giúp hình thành dự án phim Teacher's Diary. Cũng giống như bối cảnh rừng xanh và đào bới của The Tin Mine, cuốn nhật ký tả tơi và ngôi trường trôi nổi của Teacher's Diary chính là hình tượng nền tảng để xây dựng câu chuyện.

“Ploy” Chermarn Boonyasak vào vai Ann, cực kỳ nhập vai một người phụ nữ cứng đầu đối chọi với hiệu trưởng trường huyện khi cô xăm ba ngôi sao nhỏ vào cổ tay. Sau khi cô từ chối bỏ hình xăm, Ann bị điều về trường tiểu học nhỏ bé trong nhà thuyền này. Ở đó, phong cách dạy sinh động cùng những trang phục phóng khoáng đã lấy lòng tầm sáu học sinh vô cùng dễ thương và tất cả con em ngư dân.

Câu chuyện của Ann mở ra song song với Song – cựu tuyển thủ đô vật hết thời từng tham gia đội tuyển quốc gia Thái Lan nhận trợ cấp cho chứng bệnh khù khờ của mình với lòng nhiệt tình tuyệt đối. Vẫn còn nhiệt huyết, anh xin về điểm thấp kém nhất huyện – ngôi trường nhà thuyền. Anh tới để rồi tìm thấy một nơi trơ trọi, Ann chuyển đi và xung quanh không có học trò nhỏ nào.

Sukrit “Bie” Wisetkaew được lăng xê mạnh khi lần đầu xuất hiện trên màn ảnh lớn trong vai Song khù khờ dễ mến. Giải nhì chương trình tìm kiếm tài năng “The Star” của Exact-GMM Grammy TV 8 năm trước, anh đã bỏ tên chương trình khỏi biệt danh của mình, nhưng Bie có lẽ vẫn là phát hiện được biết đến nhiều nhất, từng xuất hiện trên truyền hình, sàn diễn và trở thành cái tên được săn đón về sự hiện diện và quảng cáo sản phẩm. Ngoài những dự án điện ảnh, ca sĩ-diễn viên này còn chuẩn bị nhận vai diễn ở Broadway.

Trong hai giáo viên, Ann thích nghi dễ dàng nhất với cuộc sống của ngôi trường trên hồ này. Khi có chuyện, cô nhảy ngay vào để giải quyết, mặc dù cô bơi chưa vững (thực ra Ploy đã phải học một lớp bơi và vượt qua được nỗi sợ nước cho vai diễn). Song thì gặp khó khăn hơn. Trong lần dã ngoại đầu tiên trên thuyền của trường, anh bị gãy tay khi lắp ráp động cơ. Ann là giáo viên giỏi hơn, thông minh hơn và có kỹ năng hơn. Song phải tự giải quyết những vấn đề với môn đại số trước khi dạy cho bọn trẻ. Nhưng cống hiến của Song chính là tình cảm ấm áp. Anh tự đối mặt với khó khăn, và xây dựng lại tất cả, kể cả cuốn nhật ký. Anh lùng tìm một học sinh cũ và thuyết phục cậu bé trở lại việc học. Không có Song, có lẽ sẽ không có ngôi trường trôi nổi ấy.

Ngoài việc ở trường, Ann và Song có những mối quan hệ chẳng vui vẻ gì. Bạn gái Song qua lại với một tên khác, và bạn trai Ann là một tên khốn cổ hủ. Sợi dây xuyên suốt câu chuyện là liệu Song và Ann sẽ gặp nhau chứ giúp cho phim diễn tiến nhưng bắt đầu nhàm khi qua phút thứ 90. Có vẻ tự nhiên khi Ann và Song kết nối với nhau qua cuốn nhật ký và yêu nhau, nhưng qua nhiều tình huống, những liên kết bị mất và hình xăm thất lạc đã giữ lại cho đôi trẻ những điều chỉ có trong giấc mơ.

Tất nhiên đây vẫn là phim của GTH, hết thảy đều rất hạnh phúc và hân hoan, cho dù có những màn kinh dị căng não. Rồi bạn sẽ biết…

• Đạo diễn: Nithiwat Tharatorn
• Diễn viên: Chermarn Boonyasak, Sukrit Wisetkaew
• Xếp loại: G
• Đánh giá: 4/5

Dịch: © Nhật Nguyên @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Thai Film Journal


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi