Bộ phim về những anh hùng cứu hỏa của đạo diễn kiêm biên Quách Tử Kiện
tập trung xem khói hơn là lửa là kẻ thù thực sự; nhưng cách tiếp cận
khác biệt này của đạo diễn đã xôi hỏng bỏng không do thoại yếu, dựng
phim quá khích, và thiếu ý nghĩa địa lý đối với hành động. Hành động thì
đủ hoành tráng nhưng các nhân vật thì không có chỗ thở; và trong khi
nội cảnh ấn tượng, sự thừa mứa cận cảnh không tận dụng hết điều đó.
Cảnh trong phim
Ngoài thành tích liên quan đến bộ phim
Journey to the West: Conquering the Demons / Tây du ký: Mối tình ngoại truyện
của Châu Tinh Trì, cho đến giờ Quách Tử Kiện làm những phim nhỏ, xoay
quanh nhân vật (đáng kể nhất là bộ phim tâm lý tội phạm-tuổi vị thành
niên
The Pye-Dog / Dã lương khuyển năm 2007 và phim hài võ thuật
Gallants / Đả lôi đài
năm 2010, phim này đồng đạo diễn với Trịnh Tư Kiệt) đem lại cho anh
danh tiếng cường điệu ở địa phương nhưng thực sự anh không mạnh trong
việc xây dựng kịch bản. Kịch bản, cùng viết với Lương Lễ Ngạn và Ông Tử
Quang (cả hai đều cùng biên kịch cho
Rigor Mortis), là khâu yếu nhất trong
Biệt đội cứu hỏa,
tạo ra sự căng thẳng nghề nghiệp giữa ba lính cứu hỏa trong phần
mào đầu nhưng sau đó không thể phát triển rộng ra trên phông nền của một
phim thảm họa.
Một phần lý do của sự thất bại đó là do diễn
viên. Tạ Đình Phong, Dư Văn Lạc và An Chí Kiệt không khắc họa được những
nhân vật đáng tin hay thu hút với tư cách là một bộ tam, và thường
xuyên nhường chỗ cho một Nhậm Đạt Hoa kỳ cựu và nhất là trước thể hình
ấn tượng của nam diễn viên Trung Quốc Hồ Quân trong vai một lính cứu hỏa
đến từ Đại lục. Trong ba người họ, Dư Văn Lạc (từng làm việc với đạo
diễn Quách trong bộ phim hình sự
The Moss / Thanh đài (2008))
diễn đạt tốt nhất vai một người cha tận tụy có đứa con trai bị kẹt trong
nhà máy điện, nhưng Tạ Đình Phong không có vẻ gì là gan góc bền bỉ còn
nam diễn viên hai dòng máu Trung-Mỹ An Chí Kiệt thì toàn tham vọng đơn
điệu, cứ chuyển đổi qua lại xoành xoạch giữa tiếng Quảng và tiếng Anh.
Dư Văn Lạc trong vai người cha có đứa con trai bị kẹt trong nhà máy điện
Các vai nữ hơn cả làm kiểng, ngoại trừ nữ diễn viên Trung Quốc Bạch Băng
trong vai kỹ sư trưởng, hình thành kiểu một đôi với anh lính cứu hỏa
của Hồ Quân trong khi hay cãi nhau vặt với người địa phương.
Quay
phim Quan Trí Diệu, người thường làm phim hài với Bành Hạo Tường và
ngồi sau các nhà quay phim khác trong những phim lớn hơn như
Dear Enemy (2011),
The Last Tycoon (2012) và
Cold War
(2012), cung cấp một bảng màu xám tro trong đa số nội cảnh nhưng lại
quá thờng xuyên vận dụng điều này chỉ để tiếp cận sát hành động. Dù
Biệt đội cứu hỏa không phải đặc biệt dở đối với phim thể loại này, phim cũng không đặc biệt hay, và chắc chắn chẳng là gì so với
Lifeline (1997)
của Đỗ Kỳ Phong trong vai trò phim về cứu hỏa hàng đầu ở Hồng Kông. Có
một cảm giác xuyên suốt rằng Quách Tử Kiện không đáp ứng được đòi hỏi
của một xuất phẩm kinh phí lớn như vầy
Diễn xuất của Nhậm Đạt Hoa trong phim
Thành Long, đạo diễn Lưu Vĩ Cường và nữ diễn viên kỳ cựu Thiệu Âm Âm (
Gallants)
xuất hiện trong các vai khách mời. Tựa tiếng Hoa của bộ phim có nghĩa
là "Những anh hùng cứu hỏa", nhưng có cảm giác rằng chủ nghĩa anh hùng
thực sự là điều thiếu nhất ở bộ phim này.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film Business Asia
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi