Sean Penn, Kristen Stewart, Woody Allen, những kẻ chọc ngoáy và khủng bố
đều lọt vào danh sách hay nhất và dở nhất liên hoan Cannes năm nay.
Một liên hoan phim Cannes táo tợn và xấc xược đã kết thúc vào tối chủ
nhật 22/5 ở miền nam nước Pháp với một mẻ giải thưởng gây bất ngờ, Cành
cọ vàng đã trao cho bộ phim nhàn nhạt
I, Daniel Blake của Ken Loach và khiến cho nhiều người dự liên hoan phải gãi đầu.
Đạo diễn người Anh Ken Loach đoạt Cành cọ vàng
Nhưng lễ trao giải không là chốn duy nhất mà người thắng kẻ thua của Cannes được nhận diện.
TheWrap tổng kết những pha ghi bàn của Cannes 2016 dưới đây:
Thua: hoặc ban giám khảo hoặc giới báo chíBan
giám khảo Cannes luôn là sinh vật hoang dã của liên hoan, và cái ban
giám khảo thích với cái giới phê bình thích luôn chẳng ăn nhập gì nhau.
Nhưng đã bao giờ có hố sâu thăm thẳm giữa hai bên như năm nay chưa? Nếu
bạn so những người thắng giải mà ban giám khảo chọn với bảng điểm của
giới phê bình mà
Screen Daily tổng hợp, khác biệt thật sửng sốt.
Cành cọ vàng thuộc về
I, Daniel Blake, bộ phim mà giới phê bình chấm hạng 11 trong số 21 phim dự thi. Bộ phim đem về giải Grand Prix cho Xavier Dolan là
It’s Only the End of the World,
một chuỗi kêu rít của những thành viên trong gia đình thét lác vào mặt
nhau trong một kỳ cuối tuần không thể chịu nổi (hãy nghĩ đến phiên bản
nghệ thuật của
August: Osage County), bị huýt sáo phản đối tại buổi chiếu cho báo chí và xếp thứ 20 trên tổng số 21 đối thủ.
Xavier Dolan trên sân khấu nhận giải Grand Prix
Trong khi đó, bộ phim tâm lý gia đình hài hước và cảm động
Toni Erdmann của Maren Ade ghi kỷ lục được giới phê bình công nhận, nhưng lại chẳng thắng giải nào.
Paterson của Jim Jarmusch cũng thế, đứng thứ nhì với các nhà phê bình. Trong tốp 5 phim theo đánh giá của giới phê bình, chỉ có
Graduation đoạt giải; còn trong tốp 10, chỉ
Graduation và
The Salesman có giải.
Dẫn lời giám khảo tại buổi họp báo sau lễ trao giải:
Donald
Sutherland (về việc báo chí xem vai diễn của nữ diễn viên chính xuất
sắc Jaclyn Jose là vai phụ): “Tôi nghĩ giới phê bình sai rồi.”
Chủ tịch ban giám khảo George Miller: “Chúng tôi đã làm tốt nhất có thể.”
Thế
thì có thể ban giám khảo đúng. Có thể giới báo chí đúng. Nhưng không thể
cả hai đều đúng, thế nên một trong hai bên phải là kẻ thua.
Thắng: Toni ErdmannKhông,
phim chẳng thắng giải gì từ ban giám khảo. Nhưng theo cách nào đó, đã
khiến ban giám khảo trông tệ hơn bộ phim, đó là cảm giác rõ ràng của
liên hoan.
Cảnh trong phim Toni Erdmann
Bộ phim của Maren Ade nói về một ông bố cố gắng thả lỏng cô con gái đã
lớn của mình nhận được phản hồi tốt nhất từ khán giả, khiến ai nấy há
hốc với những cảnh hài hước thông minh lẫn cảm động ở cuối phim. Phim
được giới phê bình đánh giá tốt. Phim lấy được hợp đồng phát hành ở Bắc
Mỹ với Sony Pictures Classics, chuẩn mực vàng khi nói đến việc đưa những
phim ở Cannes đến với khán giả Bắc Mỹ — và vào cuộc đua Oscar, nơi mà
Toni Erdmann tỏ rõ mình là một đấu thủ mạnh, nếu như Đức đăng ký phim này dự tranh hạng mục phim nói tiếng nước ngoài.
Và
giờ thì bộ phim bị ban giám khảo hất hủi này đã trở nên nổi tiếng. Chắc
chắn, Maren Ade có thể lên đời nếu cô trở thành người phụ nữ đầu tiên
đoạt Cành cọ vàng, nhưng đừng tiếc thương cho cô, hay phim của cô.
Thua: Sean PennBộ phim nghiêm túc của Penn về tình yêu ở vùng chiến sự,
The Last Face, được đón nhận kém nhất Cannes năm nay là điều không thể chối cãi. Trên bảng xếp hạng của
Screen Daily,
yêu cầu giới phê bình xếp hạng những phim họ đã xem với thang điểm từ
một đến bốn sao, phim này chỉ đạt điểm trung bình 0.2 với hai nhà phê
bình cho một sao và tám nhà phê bình cho điểm 0. (Phim thấp nhất kế tiếp
là
It’s Only the End of the World, được 1.4).
Charlize Theron, trái, và Sean Penn tại Cannes 2016
Trên Twitter, có người còn đồn đoán rằng phim tệ quá nên đã làm gãy đổ
quan hệ giữa Penn với ngôi sao của bộ phim, Charlize Theron.
Thắng: Phụ nữNăm
ngoái, ba đạo diễn nữ trong hạng mục cạnh tranh chính có cảm giác là
những sự nghĩ lại, hay cho có. Năm nay, cũng con số đó, có cảm giác họ
là tinh túy.
ToniErdmann của Ade tuyệt vời,
From the Land of the Moon của Nicole Garcia rất thuyết phục còn
American Honey của Andrea Arnold là một tác phẩm sinh động về việc làm phim, cho dù nhiều người ghét nó.
Thua: Khủng bốTrong
một năm được cho là nỗi sợ khủng bố có thể bao trùm Croisette. Nhưng
ngoài việc tăng cường an ninh thêm một chút và có nhiều đội đặc nhiệm vũ
trang đi tuần trong thành phố, không thấy có sự căng thẳng nào trong
Palais des Festivals hay ở bất cứ sự kiện nào của Cannes.
Cảm giác một liên hoan Cannes bình thường, chứ không phải một kỳ liên hoan căng thẳng và và có vấn đề.
Thắng: The Red Turtle
Cách đây hơn một thập niên, đạo diễn người Hà Lan Michael Dudok de Wit đã đoạt Oscar với bộ phim hoạt hình ngắn
Father and Daughter, nhưng ông không làm phim dài mà cũng chẳng thấy tăm dạng ở vũ đài hoạt hình quốc tế.
Tuy
nhiên, bộ phim dài mới của ông về một người đàn ông mắc kẹt trên một
hòn đảo là một trong những phim thành công đình đám giai đoạn cuối của
liên hoan, được giới phê bình ca ngợi và một hợp đồng phát hành với Sony
Classics. Điểm dừng kế tiếp, không tránh khỏi, là cuộc đua Oscar phim
hoạt hình.
Thua: Các tượng đàiNgười ta luôn than
phiền liên hoan Cannes là “câu lạc bộ đóng của các trai già”. Và ở
chừng mực nào đó thì họ đúng. Sự hưởng ứng dành cho Woody Allen,
Pedro Almodóvar, và anh em nhà Dardenne cùng những người khác thật hờ
hững. (Ken Loach lẽ cũng lọt vô danh sách này nếu ban giám khảo không
cho ông Cành cọ vàng.)
Ở Cannes, không mấy ai nói đến những đạo
diễn này, phần vì họ là hàng hóa nổi tiếng. Người ta biết nên trông đợi
gì ở họ, và không thán phục khi họ đem lại những điều đó.
Đạo diễn Maren Ade tại Cannes
Thắng: Những tiếng nói mớiMặt khác, người tham dự liên hoan nồng nhiệt với những đạo diễn trẻ như Ade và Kleber Mendonca Filho (
Aquarius),
báo chí đưa tin phim của hai người này được bổ sung vào phim tranh giải đúng vào cái ngày Cannes họp báo công bố danh sách phim tranh giải.
Hãy gọi năm nay là năm của những tiếng nói mới.
Thua: Các hạng mục bên lề liên hoanMột
số tác phẩm quan trọng của Cannes thường xuất hiện trong hạng mục
Directors’ Fortnight và Critics’ Week, trình chiếu bên ngoài trụ sở
chính của liên hoan và trên đại lộ Croisette. Nhưng năm nay những hạng
mục độc lập này thật lờ đờ.
Neruda của Pablo Larrain hay, và phim hài
One Week and a Day của Shiva cũng thế, nhưng nhìn chung không có thành công đột phá, ít nhất là từ góc độ của người Mỹ.
Năm 2016, không có
Take Shelter, không có
It Follows, thậm chí không có một
Blue Ruin
làm hứng khởi các hạng mục bên lề. Có thể không phải lỗi của các hạng
mục bên lề — nếu không có phim là không có phim — nhưng chẳng có bao
nhiêu phim để người ta chọn xem trên đại lộ Croisette.
My Life as a Courgette, phim hoạt hình điện ảnh đầu tay của Claude Barras, chuyển thể từ một cuốn tiểu thuyết thiếu nhi nói về cậu bé 9 tuổi tìm chỗ đứng trong một trại trẻ mồ côi
|
Thắng: Phim chuyên đềTuy nhiên, các hạng mục bên lề và bản thân liên hoan đã trình chiếu được những phim át chủ bài.
Mean Dreams của Nathan Morlando là bộ phim gai góc về những đứa trẻ mới lớn trên đường trốn chạy có vẻ khá là tươi mới và đã kiếm được đẫy tiền;
Hell or High Water của David Mackenzie bổ nhào một cú hấp dẫn và bi thảm câu chuyện tội phạm phương Tây;
The Transfiguration của Michael O’Shea là phim ma cà rồng trong thành phố với những mảng miếng nhập nhằng mơ hồ cho nhân vật chính.
Thua: Kristen Stewart hôm thứ haiVài ngày sau khi xuất hiện trong phim khai mạc,
Café Society, nữ diễn viên này trở lại trong câu chuyện ma chậm chạp của Olivier Assayas,
Personal Shopper.
Bộ phim đã đùa bỡn với kỳ vọng của khán giả, và khán giả ở buổi chiếu
đầu tiên cho báo chí không thích và la ó. Trong một ngày, câu chuyện lớn
của Cannes là “Kristen Stewart bị la ó phản đối!”
Thắng: Kristen Stewart ngày thứ baSang hôm sau,
Personal Shopper
có buổi chiếu chính thức chỉ dành cho khách mời, và khán giả đã hưởng
ứng bằng cách đứng lên vỗ tay thật lâu. Chuyện thường xảy ra ở các buổi
chiếu ra mắt chính thức ở Cannes thế đó, nhưng cũng đủ làm thay đổi cục
diện, và các tiêu đề báo trở thành, “Kristen Stewart nhận tràng vỗ tay vang dội!”
Sang thứ tư
Personal Shopper
lại chiếu cho một đám đông kém cỏi hơn tại một rạp nhỏ, và nhận tràng
vỗ tay hờ hững nhưng không có tiếng la ó phản đối. Rồi ngày chủ nhật,
Assayas nhận một giải từ giám khảo.
Woody Allen tại buổi chiếu bộ phim Cafe Society của ông ở Cannes
Thua : Woody AllenVị đạo diễn này đã khai mạc liên hoan với
Café Society,
nhận được những bài phê bình tầm tầm. Nhưng Allen nhận được sự chú ý
dành cho tác phẩm của ông không bằng sự chú ý vào đời tư của ông: Tin tức lớn từ đêm
khai mạc là người dẫn chương trình làm một bản rap đùa cợt về Allen và
Roman Polanski, còn tin lớn từ một bữa tiệc trưa diễn ra vài ngày sau
khi Allen từ chối nói về một cột báo mới đây đưa tin con trai ông là
Ronan Farrow kết tội báo chí làm lơ việc em gái anh là Dylan Farrow cáo
buộc Allen tội cưỡng hiếp.
Khi bạn tới Cannes và mọi người đều nói về những lời buộc tội cũ thay vì nói đến bộ phim mới của bạn, bạn gặp rắc rối to.
Thắng: Những kẻ chọc ngoáyLiên
hoan năm nay toàn những đạo diễn muốn quậy tung, hỗn láo và khiêu khích
và có xu hướng phạm lỗi. Không phải tất cả họ đều thắng giải, nhưng họ
cho Cannes 2016 một cảm xúc táo bạo và công kích.
Bao gồm Paul Verhoeven, với bộ phim về chủ đề cưỡng hiếp
Elle; Andrea Arnold, tạo nên những người hùng từ bọn trẻ choai chơi ma túy trong
American Honey; Park Chan Wook, tìm kiếm những biên cương mới trong bộ phim nhục dục đồng tính
The Handmaiden; Xavier Dolan, xây dựng
It’s Only the End of the World từ 90 phút những cuộc trò chuyện khó chịu được quay cận cảnh khó chịu; Alain Guiraudie, kết thúc
Staying Vertical bằng một trường đoạn kết hợp cái chết êm ái và tình dục đồng tính nam; và Nicolas Winding Refn,
The Neon Demon có trường đoạn thủ dâm bệnh hoạn.
Elle Fanning và Nicolas Winding Refn (phải), đóng chính và đạo diễn The Neon Demon
“Nghệ thuật không còn là về chuyện thiện ác nữa, các cậu,” Refn khẳng
định tại buổi họp báo về phim của ông. “Những ngày đó qua rồi… Đây là
văn hóa tuổi trẻ ‘f…’ đã định hình.”
Thua: HollywoodThường các hãng phim Hollywood đưa phim tới Cannes hào nhoáng để chiếu ra mắt trước khi phát hành ở Mỹ, năm nay là
Money Monster của Sony,
The Nice Guys của Warner Bros. và
The BFG của Disney.
Nhưng thực ra, có nghĩa gì? Nhất là nếu bạn bắt đầu trình chiếu phim ở Mỹ sau đó một vài ngày, như trường hợp của
The Nice Guys và
Money Monster, thì tại sao đem phim tới một liên hoan chuyên chú vào các đạo diễn phim nghệ thuật?
Cannes
đồng loạt nhún vai chào đón cả ba phim trên, rồi trở về với việc chờ
đợi một Mungiu, Almodóvar hay Verhoeven mới. Bạn phải tự hỏi có đáng
thời gian và công sức đưa chúng đến Cannes không nhỉ.
Cảnh phim Money Monster
Thắng: AmazonKhổng lồ bán lẻ trực tuyến và lính mới trên
đấu trường giải trí đến liên hoan này với năm phim tranh giải chính
thức. Không thắng giải nào với
The Neon Demon,
The Handmaiden,
Paterson,
Gimme Danger và
Café Society (trình chiếu không tranh giải), nhưng Amazon xác định mình là một tay chơi độc lập nghiêm túc trong một cuộc đột kích dữ dội.
Không
chỉ vì có Nicolas Winding Refn, Park Chan Wook và Jim Jarmusch trong
tay, mà vì Amazon đến Cannes với nhân sự đáng tin cậy bao gồm các nhà
làm phim độc lập kỳ cựu Ted Hope, Bob Berney và Scott Foundas. Cannes có
thể kiêu kỳ, nhưng chào chón Amazon vào thánh đường điện ảnh.
Thua: Brady CorbetOK, đùa thôi. Nhưng này, diễn viên độc lập Corbet đã đến liên hoan này hồi năm 2011 với
Martha Marcy May Marlene và
Melancholia, và năm 2014 với ba phim:
Clouds of Sils Maria, Force
Majeure và
Saint Laurent.
Và
giờ đây anh mất dạng hai năm không có phim nào đến Cannes. Từng là Ông
vua không ngai của Cannes, Corbet đáng thương giờ luống những ngậm ngùi.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: TheWrap