“Điều tôi thấy thú vị ở phim ảnh là, ngay từ đầu, đã có tư tưởng nợ nần,” lời ông được ghi lại. “Nhà sản xuất thật sự là, lúc nào cũng vậy, hình ảnh của người Do Thái Trung Âu.”
Here and There, do ông Godard làm đạo diễn, thể hiện đời sống người Palestine và người Pháp
[Ảnh:Facets, thông qua Photofest]
Trong quá trình phân loại và đánh giá những phát ngôn trên, ông Brody, nhìn chung ông bày tỏ sự khâm phục trong quyển tiểu sự có tựa Everything Is Cinema: The Working Life of Jean-Luc Godard (tạm dịch: Mọi thứ là điện ảnh: Đời sống nghề nghiệp của Jean-Luc Godard), cho rằng nguyên nhân gây ra những thứ gọi là “thái độ chống người Do Thái cứng rắn và sắc bén của Godard” gồm tuổi thơ của ông ở châu Âu bị chiến tranh tàn phá, khuynh hướng chú ý đến thuyết cấp tiến ủng hộ người Palestine thập niên 60 và góc nhìn phức tạp về lịch sử trong đó ông Godard cho là Moses đã làm suy đồi xã hội khi mang văn bản thuần dưới dạng luật xuống núi sau khi đã đối mặt với hình ảnh thực sự, bụi cây trong lửa.
Không thể liên lạc với ông Godard hay các đồng sự để có bình luận vào thứ hai 1/11, là ngày lễ ở Pháp.
“Nếu Hollywood muốn vinh danh sự nghiệp của ông, tuyệt vời, tôi ủng hộ thôi,” Mike Medavoy nói, ông là nhà sản xuất phim và thành viên viện hàn lâm sinh ở Thượng Hải sau khi cha mẹ thoát được nạn diệt chủng.
Nhưng ông Medavoy cũng nói thêm là ông không bị lôi cuốn lắm bởi thứ ông cho là “đầu óc hẹp hòi” của ông Godard khi nói đến Do Thái và ngành công nghiệp điện ảnh. “Tôi không hài lòng với điều này,” ông nói.
Ông Godard từng phàn nàn rằng Steven Spielberd đã sử dụng sai hình ảnh Auschwitz khi làm Schindler’s List. Năm 1995, ông Godard từng phần nào từ chối giải thưởng danh dự từ Hội đồng phê bình phim New York, vì theo ông, về mặt cá nhân, ông đã thất bại trong việc “ngăn Spielberg tái tạo dựng hình ảnh Auschwitz”.
Ông Spielberg chưa từng phúc đáp lời than phiền đó công khai, theo thông tin từ Marvin Levy, phát ngôn viên của ông. Ông Levy nói rằng ông Spielberg chưa quyết định có đến dự buổi trao giải không nhưng sự vắng mặt của ông, trong bất cứ tình huống nào, cũng không mang thông điệp gì về ông Godard.
Dù với lý do nào, khoảng cách giữa ông Godard và Viện hàn lâm có vẻ đã sâu hơn vị đạo diễn bị bỏ qua như Alfred Hitcock, ông chưa từng đoạt giải Oscar cho vai trò đạo diễn, nhưng cuối cùng cũng được trao giải Irving G.Thalberg của viện cho quá trình sản xuất cả đời vào năm 1968.
Các nhà nghiên cứu ở Thư viện Margaret Herrick của viện chưa có dấu hiệu cho thấy bất cứ khía cạnh nào trong phim của Godard đã từng được đề cử Oscar, dù đã đoạt nhiều giải thưởng và công nhận ở các liên hoan phim ngoài nước Mỹ.
Việc Viện hàn lâm chưa công nhận ông có lẽ ít liên quan đến sự phản đối Hollywood của ông Godard hơn là việc nhiều thành viên viện này đơn giản chỉ hướng về nơi khác khi nghề nghiệp ông suy tàn vào thập niên 60 với tư cách lãnh đạo phong trào Làn sóng mới ở Pháp với các phim như Breathless và Band of Outsiders. Ví dụ như nhà sản xuất Walter Mirish nói, “Thời phim của ông, tôi còn đang bận với phim của tôi. Ông Mirisch, 88 tuổi, đã từng làm chủ tịch Viện hàn lâm nhiều kỳ và đoạt giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất năm 1968 với phim In the Heat of the Night.
Trong quá trình chuẩn bị cho lễ năm 2010 này, buổi thứ hai trong chuỗi lễ hoạch định hàng năm tách khỏi lễ Oscar được truyền hình, Phil Alden Robinson, một trong các phó chủ tịch viện và là thống đốc, hứa hẹn ông Godard sự công nhận được cho là sẽ thu hẹp khoảng cách giữa ông với những người khác như ông Mirisch.
“Godard nói với một thế hệ đến giờ lá phiếu mới có trọng lượng ở Viện hàn lâm,” biên kịch kiêm đạo diễn Robinson từng được đề cử Oscar năm 1990 với kịch bản nói. “Thế hệ lớn tuổi hơn không coi trọng ông ta như vậy.”
Tuy nhiên, vô ý ông Robinson đã xói vào một cuộc tranh luận bùng lên trong giới nghệ sĩ từ đáng kính như nhà thơ Ezra Pound và nổi tiếng như diễn viên kiêm nhà làm phim Mel Gibson: Liệu bằng cách nào đó tác phẩm bị thái độ của con người làm nhơ nhuốc không?
Jean-Luc Godard
Daniel S.Mariaschin, phó chủ tịch B’nai B’rith International, phản đối kịch liệt quyết định vinh danh ông Godard của Viện hàn lâm.
“Họ đã dựng nên chuẩn cho nghệ thuật, nhưng bỏ qua chuẩn quy phép và chuẩn đạo đức,” ông Mariaschin nói vào thứ hai 25/10. “Làm sao ai có thể có vui thú và thoải mái từ đây, biết rằng cá nhân đó mang những góc nhìn này?”
Ông Mariaschin cho biết ông bất ngờ khi thấy, dựa trên các bản tin gần đây, rằng ông Godard đã không lên tiếng đính chính khi bị thách thức về góc nhìn Do Thái của mình. “Ông thậm chí còn không tỏ ra ăn năn,” ông Mariaschian nói.
Với ông Robinson, nghệ thuật và nghệ sĩ tách biệt nhau. “D.W.Griffith đoạt giải Oscar danh dự năm 1936,” ông nói, “và ông ấy phân biệt chủng tộc kinh khủng.”
Bên cạnh đó, theo ông Robinson – tác phẩm Field of Dreams của ông là một câu chuyện kỳ ảo về những thành viên bị ghét bỏ của đội Chicago White Sox đã bán độ trong giải World Series - thì: “Bạn đang nói chuyện với người tin rằng Shoeless Joe Jackson nên được vào Phòng truyền thống.”
Dịch: © Mai Khanh @ Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Times