Giải thưởng - LHP

Thay đổi ngày trao giải: Ai có lợi và cuộc đua Oscar thay đổi ra sao?

16/06/2019

Viện Hàn lâm đã quyết định đẩy ngày trao giải Oscar 2020 lên ngày 9 tháng 2, sớm hơn vài tuần so với giải trước vào cuối tháng 2-đầu tháng 3.

Lý do cho sự thay đổi này thì không rõ ràng: có thể là tỷ suất người xem, có thể giải Super Bowl trước đó một tuần khiến khán giả sẽ nghiện một sự kiện khác? Thời thế đang đổi thay với người xem trực tuyến, với việc phát trực tuyến cuộc đua Oscar, với các bộ phim bom tấn nuốt chửng các cụm rạp chiếu, và cứ thế.

Lần thay đổi ngày trao giải gần đây nhất của Viện Hàn lâm là khoảng năm 2003, chuyển từ cuối tháng 3 lên cuối tháng 2 để tận dụng khoảng trống tháng 2. Theo người viết, thay đổi đó có tác động tàn phá lên chính cuộc đua. Khi giải Oscar được tổ chức vào tháng 3, các bộ phim thực sự có thời gian ra mắt công chúng. Chắc chắn, luôn có “những phim Oscar”, nhưng chúng được ghìm đợi đến cuối năm sát lúc bình chọn hơn mới phát hành. Công chúng vẫn xem những phim đó vì dù sao chúng cũng có xu hướng trở thành những phim sự kiện lớn: sử thi, những câu chuyện tình, v.v...

Những gì xảy ra sau lần đầu thay đổi ngày trao giải là cuộc đua Oscar được đẩy lên vào mùa liên hoan phim. Giờ đây hầu hết các ứng viên được quyết định thậm chí trước khi việc bầu chọn bắt đầu, đại loại thế. Điểm nóng chính Phim hay nhất từng là, cho đến năm ngoái, Liên hoan phim Telluride, diễn ra vào cuối tháng 8. Người chiến thắng năm ngoái, Green Book, lần đầu ra mắt tại Liên hoan phim Toronto và bỏ qua Telluride.

Tuy nhiên, các phim đoạt tượng vàng Phim hay nhất sau khi thay đổi ngày trao giải 2003/2004 đều được ra mắt khán giả (tại liên hoan phim hay cách nào khác) trước tháng 10. Độc giả của Awards Daily biết rồi vì người viết đã viết về nó kể từ đó. Viết lại lần nữa nhé!

Green Book thực sự là một ngoại lệ đối với quy tắc vì nó đã thách thức trí tuệ bầy đàn bằng cách trở thành phim được mọi người yêu thích mà cũng được Spielberg ủng hộ

2004 — Million Dollar Baby (phim cuối cùng thực sự là “phim đột phá muộn”)
2005 — Crash (Toronto 2004)
2006 — The Departed (ra mắt đầu tháng 10)
2007 — No Country for Old Men (Cannes)
2008 — Slumdog Millionaire (Telluride)
2009 — The Hurt Locker (Toronto 2008)
2010 — The King’s Speech (Telluride)
2011 — The Artist (Cannes)
2012 — Argo (Telluride)
2013 — 12 Years a Slave (Telluride)
2014 — Birdman (Venice/Telluride)
2015 — Spotlight (Telluride)
2016 — Moonlight (Telluride)
2017 — The Shape of Water (Venice/Telluride)
2018 — Green Book (Toronto)

Điều bạn không còn thấy nữa là những phim đột phá cuối tháng 12 lấy đà bằng thứ mà khán giả xem phim nói chung đều nghĩ đến — khán giả tạo đà vào thời điểm này là những người tham gia liên hoan phim, nhà phê bình, blogger và người trong nghề. Nếu bạn trở ngược thời gian trước khi thay đổi ngày trao giải, bạn sẽ thấy công chúng và phòng vé quan trọng hơn rất nhiều. The Hurt LockerMoonlight là hai phim giành chiến thắng bất kể chúng làm ăn ra sao tại phòng vé. Công chúng nghĩ gì không quan trọng.

2002 — Chicago
2001 — Gladiator
1999 — American Beauty
1998 — Shakespeare in Love
1997 — Titanic
1996 — The English Patient
1995 — Braveheart
1994 — Forrest Gump
1993 — Schindler’s List

Bạn có thể thấy qua những bộ phim liệt kê trên dứt khoát là khán giả đóng một phần trong cách chúng thể hiện ở Oscar. Titanic đã làm nên chuyện nhờ thành tích phòng vé. Điều tương tự cũng xảy ra với Forrest GumpGladiator. Đây là những bộ phim mà ngành công nghiệp khen thưởng dựa trên việc HỌ thích chúng và công chúng CŨNG thích chúng đến mức nào. Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều từng nói về việc “nắm bắt hệ tư tưởng thời đại?” Chuyện này vẫn xảy ra, nhưng xảy ra trong một bong bóng cực nhỏ bao gồm những gì bầy đàn trên Twitter nghĩ và cách các blogger định vị bộ phim. Làm sao để mọi người THẤY ủng hộ?

Green Book thực sự là một ngoại lệ đối với quy tắc vì nó đã thách thức trí tuệ bầy đàn bằng cách trở thành phim được mọi người yêu thích mà cũng được Spielberg ủng hộ. Vấn đề là, nếu Green Book được trao cơ hội để chào đón công chúng TRƯỚC KHI cái gọi là tranh cãi nổ ra, nó sẽ làm ăn rất tốt ở phòng vé. Rốt cuộc bộ phim đã làm ăn rất tệ (85 triệu USD trong nước), nhưng lẽ ra nó đã làm được tốt hơn.

Theo suy nghĩ của người viết, tất cả những điều này là để nói rằng việc đưa công chúng ra khỏi phương trình đã phá hỏng giải Oscar. Công chúng được cho là nhóm quan trọng nhất khi làm phim. Bạn không thể làm phim cho các nhà phê bình hoặc blogger hoặc thậm chí cho các nhà bầu chọn. Phim ảnh là dành cho khán giả. Giải Oscar nên ở đâu đó giữa sự khen ngợi của giới phê bình và những gì công chúng yêu thích. Viện Hàn lâm đã nhận ra quá muộn màng và năm ngoái cố gắng lắp ráp dàn “combo” phim đại chúng, nhưng làm vậy sẽ không bền. Họ sẽ không hạ mình đề cử bất cứ gì phim Avengers nào đã làm được đâu. Vì vậy, họ phải bị dồn vào thế phải quyết định sẽ làm gì.

Niềm vui của đạo diễn và êkíp Roma tại lễ trao giải Oscar 2019

Một phần trong số đó là họ sẽ phải thỏa hiệp về Netflix và Amazon và các hạ tầng khác, những nơi mà sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro vẫn còn ngự trị. Nếu Hollywood sẽ bán toàn thức ăn nhanh, đừng mong Viện Hàn lâm trao giải thưởng cho những thứ này. Từ lâu, người viết đã đề nghị họ chấp nhận hạng mục Phim thâm dụng hiệu ứng hay nhất để tôn vinh những bộ phim như thế này. Ghi nhận nên dành cho khâu hiệu ứng. Họ đã xúc phạm tất cả mọi người bằng cách gợi ý, lạy trời cho đừng có bao giờ xảy ra, rằng có thể có một thứ gọi là phim “đại chúng”, trái ngược với những bộ phim được đề cử giải Oscar mà không ai xem. Sự thật thì phũ phàng, thưa bà con. Nhưng đâu vô cớ mà sự thật được gọi là sự thật.

Bây giờ hãy xem xét cuộc đua có thể thay đổi như thế nào khi mọi thứ sẽ diễn ra sớm hơn vài tuần so với kế hoạch.

Đầu tiên, không có gì thay đổi ở các giải thưởng khác. Lịch trình của Quả cầu vàng không thay đổi. Giải thưởng Hiệp hội các nhà sản xuất và Đạo diễn cũng như cũ. Khác biệt lớn nhất là lịch bỏ phiếu Oscar. Và như sau đây, so với năm ngoái:

Một mặt, chúng ta biết Viện Hàn lâm luôn cố gắng giảm bớt ảnh hưởng của các chiến dịch vận động. Họ thực sự ghét các hãng phim “cạnh tranh” bằng quảng cáo. Thật buồn cười bởi vì chính xác đó là lý do TẠI SAO có một ngành công nghiệp giải thưởng — người ta sẽ không làm vậy nếu nó không hiệu quả. Nhưng có rất nhiều chỗ để cựa quậy ở đây, đặc biệt là trong tuần đầu tiên bỏ phiếu, diễn ra theo đúng nghĩa đen sau năm mới. Thậm chí không nghỉ lễ mà quay lại làm việc ngay — cứ nổ dồn dập. Cứ quảng cáo tới tấp.

Vòng bầu chọn cuối cùng diễn ra thậm chí trước khi năm ngoái bắt đầu. Một lần nữa, cứ làm, cứ nổ dồn dập. Họ muốn tất cả mọi thứ tuôn ra càng nhanh càng tốt. Quả cầu vàng sẽ diễn ra chỉ hai ngày trước khi bầu chọn Oscar kết thúc, trái ngược với cả tuần từ năm ngoái.

Với giải Oscar được đẩy lên gần một tháng, điều đó cũng có nghĩa là về mặt lý thuyết, các liên hoan trước đó như Sundance và Cannes có thể có ý nghĩa hơn một chút về mặt định vị. Cannes luôn diễu hành theo nhịp điệu riêng, nhưng Sundance chắc chắn có thể thành chuyện lớn hơn nhiều, vì nó luôn đứng đầu trong các công bố đề cử Oscar.

Điều mà sự thay đổi này có ý nghĩa THỰC SỰ là Oscar sẽ càng chơi ngầm hơn nữa, trao chiến thắng cho các hạ tầng phát trực tuyến thực sự được trang bị nhiều hơn để đổi kiểu phát hành mà chúng ta sẽ xem lấy loại phim mà Viện Hàn lâm thích khen thưởng. Mặt lợi của điều đó là nếu một bộ phim phát trên Netflix, chẳng hạn, hàng triệu người sẽ có thể xem được nhiều hơn là nếu chỉ phát hành ở New York và Los Angeles.

Nước đi mới này sẽ chấm dứt hoàn toàn thói quen phát hành những bộ phim đột phá giờ chót cho mùa Giáng sinh và Oscar. Quên đi. Phim của bạn sẽ phải được xem, được viết về, được bàn tán xôn xao, nhắm mục tiêu với các tác phẩm đình đám rồi sau đó có thời gian để thu hồi vốn bằng không thì không giành được giải Phim hay nhất.

Người viết ngờ rằng mạch liên hoan phim sẽ trở nên sống động với Oscar thậm chí còn hơn bây giờ. Nên nếu chúng ta thấy lơi lỏng Venice / Telluride / Toronto, thì bây giờ nên bắt đầu sớm với cả những liên hoan ngoài rìa, như Middleburg và Savannah. Hiện có rất nhiều liên hoan phim xuất hiện, và trong đúng hoàn cảnh, về lý thuyết chúng cho phép những công dân bình thường được xem các bộ phim ngay cả khi họ không phải là thành phần tham dự liên hoan.

Nên câu hỏi phải được đặt ra là, liệu việc thay đổi ngày này có tốt cho giải Oscar không?

Nó sẽ giúp tăng tỷ suất người xem? Có lẽ. Không chừng chuyện người ta đã kiệt sức vào lúc chương trình diễn ra là đúng. Không chừng canh lúc người ta không nhọc là nước đi đúng.

Có lợi cho giải Oscar không? Câu hỏi hay hơn là — có tốt cho cộng đồng điện ảnh nói chung không? Câu trả lời là không. Cũng giống như việc nước Mỹ trở thành một quốc gia bị chia rẽ tàn khốc như thế nào, mỗi phe có phiên bản sự thật riêng của mình, khoảng cách giữa ngành công nghiệp Oscar và những bộ phim mà người thường xem càng ngày càng rộng hơn. Nước đi này sẽ chỉ đẩy sự phân chia đó xa hơn.

Nhưng tại giờ không có thời gian quay đầu. Mọi thứ đã thay đổi, kể cả cách chúng ta xem giải Oscar, tại sao chúng ta xem và phải làm gì với những điều đó trong tương lai. Viện Hàn lâm, giống như mọi thứ trên đời, phải thích nghi không thì chết. Nhìn chung, chúng ta đang ở giữa những thay đổi lớn lao trong ngành công nghiệp điện ảnh nói chung. Có người đang bám vào quá khứ khi nó sắp chết, có người vui vẻ chào đón tương lai và mọi thứ đi cùng với nó.

Có lẽ chúng ta phải chờ xem chuyện này rồi sẽ ra sao.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Awards Daily