Cảnh báo một ngày lễ ít người biết đến! Ngày 1 tháng 11 năm nay
đánh dấu 50 năm ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ thông qua một hệ thống
phân loại phim thống nhất. Mặc dù ngày này không có khả năng ghi “nghỉ
có lương” cho bất kỳ ai, nó cung cấp lý do hoàn hảo để nhìn lại lịch sử
hình thức kiểm duyệt-mềm yêu thích của nước Mỹ.
Elizabeth Taylor, George Segal, Richard Burton và Sandy Dennis trong bộ phim Who’s Afraid of Virginia Woolf của Mike Nichols - bộ phim đã làm thay đổi tất cả
|
Hiệp hội các nhà sản xuất và phát hành phim Hoa Kỳ (The Motion Picture
Producers and Distributors of America – MPPDA) được thành lập năm 1922
để làm chệch hướng quan tâm của chính phủ trong việc kiểm duyệt ngành
công nghiệp điện ảnh mới ra đời. Ngành công nghiệp điện ảnh đột nhiên là
món hời, với công chúng chen nhau vào rạp để xem bất cứ phim gì được
chiếu. Chủ tịch MPPDA, chính trị gia đảng Cộng hòa William H. Hays, đã
thuyết phục các nhà làm phim tự kiểm duyệt tốt hơn là mời chính phủ làm
điều đó, và hướng dẫn mà ông nghĩ ra cho các hãng phim đã cắt giảm đòi
hỏi kiểm duyệt của chính phủ và làm lắng dịu kêu gọi một hệ thống liên
bang. Năm 1945, MPPDA đổi tên thành Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (Motion
Picture Association of America – MPAA). Mục tiêu của nó vẫn giữ nguyên,
trong khi ảnh hưởng của nó về cơ bản chạm đến mọi bộ phim được phát hành
từ đó về sau.
Vào năm 1968, MPAA đã được hai năm trong nhiệm kỳ
lãnh đạo của Jack Valenti. Ông tin rằng phương pháp cũ kỹ của Hays không
áp dụng cho xã hội đang thay đổi của nước Mỹ được nữa. Ông đã thấy hết
phim này đến phim khác có vẻ nghệ thuật và được làm tốt, nhưng đầy những
chất liệu mà “Mã Hays”, theo cách gọi thông tục, sẽ coi là khiêu dâm.
Who’s Afraid of Virginia Woolf
(1966) là một phim như vậy. Ngôn ngữ tục tĩu, bóng gió và các nhân vật
không thể cải tạo khiến khán giả thấy xúc phạm trong những năm 40 và 50.
Tuy nhiên, Valenti cho phép nó ra rạp mà không đề nghị cắt hoặc chỉnh
sửa. Bộ phim là một thành công đình đám. Valenti tin rằng MPAA cần được
tân trang lại.
Boys Don't Cry, bộ phim về vụ sát hại tàn bạo một người đàn ông
chuyển giới (Hilary Swank, phải) đã được phân loại NC-17 không phải vì
bạo lực mà vì cảnh sex
|
Vào ngày 1 tháng 11 năm 1968, lần đầu tiên ông triển khai hệ thống phân
loại mà chúng ta thấy được sử dụng ngày nay. Các phân loại được đưa ra
chủ yếu cân nhắc đến trẻ em, cung cấp cho cha mẹ và người giám hộ các
thông tin cần thiết để quyết định xem một bộ phim có phù hợp với con
cái của họ không. Hệ thống này đã được cập nhật trong những năm tiếp
theo, nhưng cơ bản không thay đổi.
Hệ thống phân loại của MPAA đã có ảnh hưởng lâu dài lên ngành công nghiệp điện ảnh như sau.
Tình dục, được. Bạo lực, được. Nhưng trong cùng một bộ phim? Khôôôông.MPAA
luôn có những lúc khó phân tích thỏa đáng những gì có thể chấp nhận
được trong mô tả tình dục và bạo lực. Tuy nhiên, khi hai chủ đề này giao
nhau, quyết định của hội đồng có vẻ lạ lùng.
Christian Bale trong American Psycho
|
Boys Don't Cry (1999) là một ví dụ khét tiếng. Sau khi trình
lên hội đồng phân loại, bộ phim về vụ sát hại tàn bạo một người đàn ông
chuyển giới (Hilary Swank trong một vai diễn đoạt giải Oscar) đã được
phân loại NC-17. Fox Searchlight đe dọa sẽ rút phát hành nếu phân loại
không giảm xuống mức R, do đó đạo diễn Kimberly Peirce đã làm theo. Hội
đồng phân loại chấp nhận bạo lực. Tuy nhiên, họ không thích cảnh khẩu
dâm giữa Swank và bạn diễn Chloë Sevigny. Cảnh đó đã bị cắt, bộ phim
được xếp loại lại và được phát hành.
American Psycho (2000)
cũng được trích dẫn một cảnh sex. Cụ thể, một cảnh giữa Patrick Bateman
của Christian Bale và hai gái mại dâm. Một vài chỉnh sửa đã lấy được
loại R cho bộ phim, nhưng phim còn đầy cảnh bạo lực đồ họa mà MPAA lại
không hề đỏ mặt. Các nhân vật bị sát hại bằng rìu, cưa máy, chặt đầu,
v.v... Nhưng MPAA chỉ xoáy vào mỗi cảnh quan hệ tình dục đó thôi.
MPAA là mục tiêu ưa thích của mọi người
Passion of the Christ thường được trích dẫn là một trong những bộ phim bạo lực nhất từng được làm
|
Ở cực kia của phổ phân loại trái ngược với quá khắc nghiệt:
Passion of the Christ (2004). Phim được phân loại R, chứ không phải NC-17 hạn chế hơn, mà Mel Gibson sẵn sàng chấp nhận.
Passion of the Christ
thường được trích dẫn là một trong những bộ phim bạo lực nhất từng được
làm. Câu chuyện về hành trình đến Golgotha của Chúa Jesu được kể lại
đầy đủ chi tiết gãy xương, đổ máu, đau đớn. Do đó, nhiều nhà bình luận
văn hóa nghĩ rằng MPAA lơ là nhiệm vụ của mình. Đơn cử, Roger Ebert tin
rằng MPAA đã không công bằng khi cho qua
Passion vì nội dung tôn giáo trong khi các phim khác ở mức độ tương tự, thậm chí ít bạo lực hơn lại bị chỉ trích nghiệt hơn.
Những quyết định gây tranh cãi của MPAA làm tốt hơn cả một êkíp PRNgười
ta nói, không có tin tức là tin xấu. Các nhà làm phim độc lập thường
được ‘bỏ nhỏ’ rằng muốn báo chí đưa tin cho các dự án nhỏ hơn của họ thì
hãy tìm cách ‘chọc ngoáy’ MPAA. Nhà cựu sản xuất ô nhục Harvey
Weinstein đã khét tiếng vì hoàn thiện mưu mẹo này để thu hút sự chú ý
cho những phim nhỏ hơn của ông.
Colin Firth trong phim The King’s Speech. Hai phiên bản với hai phân loại R và PG-13 của phim này thu về những con số chênh lệch một trời một vực ở phòng vé
|
Đối với
The King’s Speech (2010), Weinstein đã chống quyết định
của MPAA cho bộ phim loại R vì ngôn ngữ. Công ty Weinstein cuối cùng đã
phát hành phiên bản loại R, không cắt cùng một phiên bản loại PG-13 đã
làm câm một số lời thoại tục tĩu. Phiên bản câm tiếng thu chưa đến 3,5
triệu đôla, trong khi phiên bản không cắt mang về hơn 135 triệu đôla.
Nhiều phim khác dưới bảng hiệu Weinstein đã được hưởng lợi từ quảng bá
miễn phí kiểu này.
Chống lại kiểm duyệt là chính đáng, tất nhiên.
Mặc dù phân loại của MPAA có khiếm khuyết, hệ thống của Valenti cho
phép các bộ phim khám phá những chủ đề và thể loại không thể thực hiện
được dưới sự hà khắc của MPPDA. Tuy nhiên, có vẻ như MPAA sử dụng quyền
lực không đồng đều khi đối mặt với những đề tài nhạy cảm nhất.
Hệ thống đã làm điện ảnh thay đổi, nhưng điện ảnh cũng làm thay đổi hệ thống.
Một cảnh bạo lực trong Gremlins
|
Mã xuất phẩm (Production Code) do Hays phát triển cứng nhắc. Thực chất
không có quy tắc bằng văn bản nào, nhưng các nhà làm phim hiểu rằng họ
phải chơi theo lệnh của MPPDA không thì có nguy cơ phim của họ bị xếp
xó. Hệ thống phân loại mà Valenti phát triển là để thay đổi, để tăng
trưởng theo thời gian.
Một ví dụ đầu tiên về điều này xảy ra vào năm 1984 với việc phát hành
Gremlins và
Indiana Jones and the Temple of Doom.
Cả hai phim đều quá bạo lực đối với phân loại PG hiện có, nhưng R cũng
không phù hợp. Steven Spielberg, điều hành sản xuất của
Gremlins và đạo diễn
Indiana Jones,
đích thân kháng nghị lên hội đồng phân loại để đo đến một thỏa hiệp:
Tạo ra mức phân loại mới nằm giữa PG và R. Thế là phân loại PG-13 ra đời.
Cảnh ăn óc khỉ sống tàn bạo trong Indiana Jones and the Temple of Doom
|
Khả năng tiến hóa này cho thấy lợi thế quan trọng của hệ thống phân loại
so với Mã xuất phẩm của MPPDA. MPPDA đòi hỏi các nhà làm phim tuân thủ
các quy định nghiêm ngặt, tuân thủ không thì bước qua một bên. Các nhà
sáng tạo phải tùy biến sáng tạo của họ theo nhu cầu của kiểm duyệt. Với
bảng phân loại, những người kiểm duyệt, như họ là thế, có thể thích ứng
với thị hiếu đang thay đổi của các nhà làm phim và xã hội nói chung.
Công việc của người phân loại, lý tưởng là, chuyển sang giữ cho người
sáng tạo chịu trách nhiệm về nội dung của họ thay vì tuyên bố khán giả
có thể xem gì và không thể xem gì.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Observer