Nhân vật & Sự kiện

Batman v Superman chứng tỏ giới phê bình hợm hĩnh?

09/04/2016

Bài viết sau tiết lộ nội dung của Batman v Superman: Dawn of Justice, cách lập luận châm biếm lắt léo có phần không dễ đọc.

“Bộ phim, thực tế, là một chiến thắng của trí tưởng tượng vượt lên khó khăn kỹ thuật và hạn chế tài chính. Không dễ để đem Superman lên màn ảnh, nhưng những người làm phim đã kiên trì tới khi họ làm được đúng.” – Roger Ebert, bình luận về bộ phim Superman gốc năm 1978.

Giữa: nhân vật nhà phê bình ẩm thực Anton Ego trong phim hoạt hình Ratatouille

Batman v Superman: Dawn of Justice cuối cùng cũng ra rạp. Sau một kỷ vĩnh hằng xây dựng (Warner Bros. cố gắng làm từ hồi có một đoạn băng Christopher Reeve hồi còn sống chế giễu ý tưởng này trong một đoạn tin đặc biệt), một cuộc tụ họp siêu anh hùng lớn nhất từng thấy đã đến trên màn ảnh với một Batman hoàn toàn mới, một Wonder Woman người đóng đầu tiên, và một xô chi tiết hé lộ về Aquaman, Flash và Cyborg và hứa hẹn một Liên minh Công lý (Justice League) và Vũ trụ mở rộng của DC. Và, cuối cùng, các phản ứng là… à, “lẫn lộn” là một cách nói.

Được một chiến dịch quảng bá sát sạt (chỉ có siêu bom tấn ‘bất ngờ’ Deadpool của Fox mới bao trùm bề mặt hành tinh này nhiều hơn trong việc quảng cáo), khán giả Mỹ tưởng thưởng bộ phim với số lượng vé bán trước kỷ lục giúp tạo ra một doanh thu phòng vé đêm mở màn khổng lồ. Nhưng khi có lời truyền miệng đối lại cỗ máy quảng bá cường điệu của hãng phim, câu chuyện thay đổi đi một chút: dịch vụ Cinemascore cho khán giả bình chọn tính toán phản ứng trung bình là một điểm B tẻ nhạt, bằng với số điểm của bộ phim bị chê đồng loạt Green Lantern, và doanh thu phòng vé sụt giảm kỷ lục trong chỉ hai ngày sau. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa bộ phim là “bom xịt” hay một sự thất vọng; và nó có một bộ sậu bảo vệ mạnh mẽ, từ những người nhún vai bảo “cũng không tệ” tới những đồ đệ ủng hộ một cách hung bạo đến nỗi lập ra thuyết âm mưu tinh vi về việc Disney/Marvel hối lộ các nhà phê bình viết bình luận chê bai.

Giới báo chí thì ẩn ý hơn. Các nhà phê bình chuyên nghiệp phần lớn đều phỉ báng bộ phim; kể cả những người đứng bên bờ khen ngợi cũng chỉ ra những điểm yếu nặng nề. Rotten Tomatoes chấm bộ phim ở 29% - chỉ hơn bom tấn tệ nhất sự nghiệp của Zack Snyder, Sucker Punch, có 6 điểm.

Thật ngạc nhiên, những bình luận chê bai đã trở nên to lớn hơn cả việc bộ phim được phát hành. Các phim bom tấn từ truyện tranh (đặc biệt từ kỷ nguyên của Thế giới điện ảnh Marvel) ngày nay được xây dựng để tạo ra hiệu ứng trao đổi sau khi phát hành, nhưng thường về nội dung của phim – và Batman v Superman không mấy khác biệt. Thực tế, một trong những lời phê bình thường gặp nhất về cả bộ phim này là nó giống phim thì ít mà giống một trailer kéo dài cho Justice League và những phần tiếp theo sẽ đến thì nhiều. Bộ phim để lại nhiều điều để người hâm mộ suy ngẫm: Chuyện gì xảy ra với Robin (với cả Robin nào cơ?)? Khi Superman quay lại, có phải sẽ là bốn người khác biệt và rồi một người “thật” thứ năm như trong truyện không? Cha của Cyborg lấy đâu ra thiết bị Mother-Box? Sao Aquaman trông rõ là đang nín thở dưới nước? Thay vì tìm hiểu các chi tiết này, chuyện bàn luận sau khi xem phim đã xoay quanh việc ai “đúng” về Batman v Superman và nó có xứng là phim siêu anh hùng không.

Dĩ nhiên, những phim doanh thu lớn nhận nhiều lời chê không phải là chuyện gì mới; những phim Transformers, loạt phim Twilight, Fifty Shades of Grey, v.v... đều là các phim lớn dù bị phê bình gay gắt. Thông thường thì sự khác biệt này không bị chú ý – các nhà phê bình nói “không”, người hâm mộ hô “có!” còn hãng phim thu tiền rồi ai về nhà nấy. Nhưng ở đây, không chỉ có sự giận dữ thuần túy mở đường cho những bực tức bị kìm nén, hãng phim cũng vào cuộc – với tài khoản Twitter chính thức của phim lan truyền các ảnh chế “Người Hâm Mộ Đã Lên Tiếng!” và diễn viên trong các phim đang được thai nghén như Jason Momoa (Aquaman) và Ray Fisher (Cyborg) bóng gió tương tự trên mạng truyền thông. Và vì truyền thông liên quan tới phim không thể không nói về câu chuyện điện ảnh lớn nhất ở thời điểm hiện tại, điều này tạo ra một vòng lặp phản hồi truyền thông liên tục và một câu chuyện mới: Nhà phê bình v Siêu anh hùng.

Với những người đại diện cho quần chúng, nhà phê bình cao ngạo lạnh lùng bỏ qua giải trí thị trường để theo đuổi cái gọi là “nghệ thuật” trí thức chỉ có họ hiểu (hoặc quan tâm) thì nhiều như cây thường xanh. Việc viết về giải trí và phê bình văn hóa yêu cầu nhà phê bình trải nghiệm hằng trăm phim (hay sách, trò chơi, hoặc mọi loại hình khác) qua năm tháng, và vì thế nhanh chóng mệt mỏi với các khuôn mẫu và nhạy cảm hơn với các lỗi kỹ thuật.

Hơn nữa, nhiều nhà phê bình cũng sai lầm. Phải mất ba tới bốn phần tiếp theo báo chí điện ảnh "chính thống" mới nhận ra loạt phim Fast & Furious có sự đa dạng sắc tộc và mối liên kết gia đình mở rộng tiến bộ (về căn bản) hơn nhiều phim thị trường dám làm, nhưng khán giả toàn cầu thì đã tưởng thưởng bộ phim vì điều này suốt bấy lâu. Ngược lại, sự “cao quý” của giới phê bình khiến có một số dễ dàng tưởng tượng họ là những người quyền lực (hoặc nghĩ mình như thế) để dùng công việc của mình cho lợi ích riêng mờ ám thay vì phê bình một cách công minh (dù việc này có ý nghĩa gì chăng nữa). Đó là nền tảng của cuốn tiểu thuyết The Fountainhead của Ayn Rand (mà chính Zack Snyder đang nhắm chuyển thể thành phim) trong đó kẻ phản diện là một nhà phê bình kiến trúc dùng sức ảnh hưởng của mình để hủy hoại sự nghiệp của các nghệ sĩ để lan tỏa cơ nghiệp chính trị/văn hóa cho riêng mình, và trong Ratatouille, có Anton Ego lấy làm hãnh diện khi hủy hoại Gasteau bởi hắn phản đối thông điệp “Ai cũng có thể nấu ăn!” của anh chàng đầu bếp này.

Vậy nên, hình ảnh mới tái nổi tiếng về nhà phê bình kiêu ngạo hợm hĩnh nhìn xuống đám đông các phim siêu anh hùng (hay ít nhất những phim được xem đông đảo) và người hâm mộ chúng với nụ cười khẩy khinh bỉ hiện ra với vô khối kẻ lĩnh xướng và công cụ văn hóa. Nhưng nó không đến cùng với bằng chứng.

Quy tắc xuyên suốt thập kỷ 90 là phim bom tấn kinh phí lớn, chiều lòng đám đông phải nhận lời chê bai (kiểu Independence Day, Armageddon, v.v...) nhưng quy tắc đã thay đổi chóng mặt từ khi thế kỷ 21 đem lại màn lên ngôi của cái gọi là “văn hóa mọt” ngự trị cả hai đầu cỗ máy Hollywood. Phần không nhỏ là nhờ kỷ nguyên Internet làm thay đổi bộ mặt văn hóa, những cuộc trao đổi về điện ảnh đáng nhớ của một thập kỷ rưỡi qua được dẫn đầu bởi một thế hệ người viết và phóng viên mới đến từ thế giới đại chúng “tân báo chí” hay từ vùng đất của nhóm người hâm mộ truyện tranh/khoa học-viễn tưởng/phim thể loại, hoặc cả hai – và thường nói về những bộ phim hoặc nhà làm phim có xuất thân tương tự.

Năm 1997, Warner Bros. đổ lỗi cho blogger tay không đi lên Harry Knowles của Aint’ It Cool News đã hủy hoại doanh thu phòng vé của Batman & Robin khi đăng những “báo cáo gián điệp” từ phim trường. Ba năm sau, một nhân viên của cùng hãng phim mời Knowles và các nhà phê bình trên mạng khác đến thăm phim trường Lord of the Rings ở New Zealand. Năm 2016, một khán giả phim thị trường từng được viện dẫn là lý do người hâm mộ siêu anh hùng đừng mong có những nhân vật yêu thích được đối xử tử tế giờ hào hứng khen ngợi các phim Guardians of the Galaxy, còn các nhà phê bình viết những bài bình luận tích cực. Gió hẳn đã đổi chiều.

Thực tế, điều khiến Batman v Superman bị các nhà phê bình chê bai thậm tệ đáng chú ý ngay từ đầu đó là cảm giác lâu lắm rồi chuyện như thế này mới xảy ra. Từ đầu những năm 2000 tới ngày nay, “quy tắc” là lời bình luận, khán giả xem phim, và các bộ phận người hâm mộ hòa hợp với nhau khi nói tới cái gọi là phim “dành cho người hâm mộ trẻ trâu” (các phim siêu anh hùng nói riêng) đến nỗi gần như không thể tách rời.Ngoại lệ là, các phim từ Thế giới điện ảnh Marvel luôn mang về những bài bình luận từ trên-trung-bình tới tuyệt vời, như những phim X-Men từ First Class trở đi (ngoại trừ X-Men Origins: Wolverine). Kể cả Deadpool – trang bị tận răng những câu đùa bẩn thỉu và thói hài hước “không mang tính chính trị chuẩn xác” – nhận những bài phê bình hào hứng y như sự ủng hộ của người hâm mộ đã khiến bộ phim ra đời.

Trong khi đó, những phim từ truyện tranh có phản hồi báo chí tệ hại cũng thường là những phim mà người hâm mộ (và khán giả xem phim nói chung) bác bỏ. Các nhà phê bình cho Fantastic Four gần nhất của Fox thành bộ phim dựa trên Marvel được chấm tệ nhất lịch sử. Họ chê Green LanternThe Amazing Spider-Man 2 mặc chút bất bình đến từ nhóm người hâm mộ của hai bộ phim. Kể cả những phản hồi phê bình “không chắc chắn lắm” cho Man of Steel – được Warner Bros. giương lên làm lá cờ đầu cho một loạt phim tỉ đôla – rất giống phản ứng lạnh nhạt của khán giả, đã khiến hãng phim hoãn một phần hai trực tiếp mà gọi Batman đến hỗ trợ.

Tiện nói về Batman, đừng quên ta mới chỉ cách The Dark Knight của Christopher Nolan - bộ phim được từ giới phê bình, đến khán giả tới học giả điện ảnh ca ngợi tới nỗi việc không có đề cử Oscar năm 2009 được coi là một bỏ sót chết người, khiến Viện hàn lâm phải đổi luật đề cử Phim hay nhất để ngăn không cho “lỗi” này lặp lại - có hai phim Batman (và một Bruce Wayne mới) thôi. Khi những ngôi sao chăm chỉ “nghiêm túc” nhận giải Diễn viên chính xuất sắc nhất của họ, cuộc đối thoại bắt đầu chuyển sang việc họ sẽ đóng bộ cánh nào cho Marvel hay DC như một màn nhảy múa chiến thắng nhiều tiền (‘Leonardo DiCaprio gợi nhớ về Adam Warlock hay Booster Gold?’) nhiều hơn; như thể điện ảnh “chính thống” giờ là mở đường cho những giải đấu lớn của các siêu anh hùng.

Với tất cả những sự hung hăng mà giới hâm mộ từng gán cho thân phận “kẻ ngoài cuộc”, các nhà phê bình và người hâm mộ truyện tranh đã hành quân bên nhau đủ lâu để khi Dawn of Justice nhận một ngón cái trỏ xuống to đùng mang lại cảm giác phủ định sự phê chuẩn mà một số người hâm mộ đã quen cảm thấy có quyền phê chuẩn.

Trái: Btaman của Ben Affleck; phải: Batman của Christian Bale

Không có gì cho rằng ai (hay tất cả) các nhà phê bình đều “đúng” về Batman v Superman, hay người hâm mộ nên suy xét lại ý kiến của mình chỉ vì các bài bình luận đều tiêu cực. Câu hỏi là tại sao các quan điểm về bộ phim này đặc biệt phân kỳ như vậy: Có phải vì phim quá đen tối? Nó có lật đổ những nguyên tắc căn bản của nhân vật như một số người nói không? Có thể nghĩ điều này sẽ được làm rõ với những phản ứng sẽ có dành cho Captain America: Civil War, một câu chuyện siêu anh hùng đen-tối-hơn-thông-thường về những người tốt quay lại đánh nhau… hoặc có thể không. Có thể vì bóng đen của “triệu chứng chán siêu anh hùng” bắt đầu thâm nhập, và các nhà phê bình chỉ chờ có vậy để nện vào bộ phim thiếu vắng thiện ý mà các phim Marvel đã xây dựng gần nửa thập kỷ? Hay Batman v Superman đúng là một phim dở tệ?

Đây là những câu hỏi có giá trị, và là phần tích cực của việc bám vào văn hóa thưởng thức phim. Nhưng vẽ ra (hay gục dưới) khuôn mẫu lâu đời về chuyện các nhà phê bình phim tung tấm chăn phản đối (hay tệ hơn, “âm mưu” chống lại) thể loại này kia không phải là ngõ cụt tranh luận; nó là động tác xóa bỏ những tiến triển của dòng phim siêu anh hùng bấy lâu nay sau những lời khen nhận được ngoài giới khán giả riêng. Trong khoảng thời gian ngắn giữa Blade và ngày nay, các phim chuyển thể truyện tranh đã đi từ việc chỉ là một nhánh của thể loại phim hành động tới tiêu chuẩn vàng phim hành động về mặt hay dở (và về mặt doanh thu), chấm hết. Vì một số đông các nhà phê bình đánh hội đồng một phim họ không thích mà khẳng định ngược lại là quên đi lịch sử này, làm giảm giá trị cuộc đối thoại và loại bỏ một cách bất công phần lớn những nhà phê bình tiếp cận thời đại phim thể loại này với tâm trí không định kiến.

Cảnh cuối đáng nhớ của Ratatouille không hẳn về việc Anton Ego nhận ra làm nhà phê bình là xấu xa – mà là về việc hắn quên đi lý do hắn trở thành một nhà phê bình, và tìm đường quay lại với công việc đó qua hiệu ứng thay đổi của “món ăn của nhà làm” tưởng chừng đơn giản của Remy. Công cuộc phê bình phim năm 2016 tràn đầy những nhà phê bình cũng được thay đổi tương tự bởi những gì hay nhất của dòng phim siêu anh hùng – nhưng điều đó không có nghĩa họ phải thích mọi món ăn.

Batman v Superman: Dawn of Justice đã ra rạp. Suicide Squad sẽ ra rạp ngày 5/8/2016, theo sau là Wonder Woman ngày 23/6/2017; Justice League Part One ngày 17/11/2017; The Flash ngày 16/3/2018; Aquaman ngày 27/7/2018; Shazam ngày 5/4/2019; Justice League Part Two ngày 14/6/2019; Cyborg ngày 3/4/2020; và Green Lantern Corps. ngày 19/6/2020.

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant