Ngày 3/3, tòa án Hồng Kông yêu cầu những người thanh lý lập tức đóng cửa ATV, đài truyền hình Hoa ngữ lâu đời nhất thế giới.
Hãng kiểm toán Deloitte, nhà thanh lý chỉ định của ATV, chính thức
chuyển thông báo ngừng hoạt động đến nhân viên ATV vào ngày thứ sáu 4/3.
Thông báo này đánh dấu chính thức kết thúc ATV, một nhà đài đã hoạt
động 58 năm và 280 ngày.
Tình hình tài chính gieo neo đã đeo bám ATV nhiều năm. Hồi tháng
11/2011, ATV đã chính thức nộp đơn xin phá sản, và trong những tháng đầu
năm 2015, ATV liên tục bị chính quyền phạt vì không trả lương cho nhân
viên lẫn phí giấy phép phát sóng, một động thái mà về sau đã khiến ATV
trả giá bằng việc mất giấy phép phát sóng miễn phí. Băng tần kỹ thuật số
của ATV sẽ được thay bằng đài truyền hình miễn phí mới ViuTV vào ngày
2/4. ViuTV sẽ chính thức lên sóng ngày 6/4.
Chủ nợ chính của ATV,
Vương Chinh đã tìm kiếm thanh khoản cho nhà đài. Là người thanh lý tạm
thời của ATV, Deloitte đã chấm dứt các hợp đồng lao động của ATV vào
ngày 29/2, và yêu cầu nhà đài đóng cửa. Quyết định này lúc đầu gặp sự
phản ứng từ các nhà đầu tư của ATV. Sau đó tòa yêu cầu nhà đầu tư chính
của ATV, Tư Vinh Bân tham gia đối thoại với Deloitte để bàn bạc về tương
lai và tài chính của nhà đài, nhưng hai bên không đi đến được một thỏa
thuận, thúc đẩy tòa án cho phép Deloitte giải tán 400 nhân viên còn lại
của ATV và đóng cửa.
Tuy tất cả 400 nhân viên chính thức bị sa thải, Deloitte công bố họ sẽ
giữ lại một vài nhân viên kế toán, kỹ thuật và bảo vệ của ATV để tính
toán cách ngừng hệ thống phát sóng của ATV. Lúc đó họ chưa chắc chắn
ngày ATV ngừng phát sóng, nhưng rõ ràng là trước ngày 1/4, khi giấy phép
phát sóng miễn phí của ATV chính thức hết hạn.
Lê Gia Ân, đối
tác quản lý của Deloitte chịu trách nhiệm thanh lý ATV, nói ông không
chờ đợi kết thúc ATV thế này. Tuy nhiên, ông nói nhân viên của đài có
thể đòi bồi thường từ những tài sản còn lại sau thanh lý, và có thể nộp
đơn cho Quỹ bảo vệ tiền lương trong trường hợp mất khả năng thanh toán
để lấy lại phần lương bị nợ.
ATV: Sáu thập niên lịch sửTiền
thân của ATV, Rediffusion Television (RTV), chính thức ra đời ngày 29
tháng 5 năm 1957 bởi công ty mẹ, Rediffusion của Anh. Là đài truyền hình
hữu tuyến đầu tiên của Hồng Kông, người sử dụng phải trả 25 đôla Hồng
Kông phí lắp đặt và 10 đôla phí thuê bao hàng tháng để xem các chương
trình của RTV.
Tòa nhà Rediffusion Television, tiền thân của ATV, tọa lạc trên đường Fassenden, tháng 3 năm 1969
Đối thủ đầu tiên của RTV, TVB chính thức bắt đầu phát sóng ngày 19 tháng
11 năm 1967. Để cạnh tranh với TVB, là đài truyền hình miễn phí đầu
tiên của Hồng Kông, RTV thay đổi tên và mở đài truyền hình miễn phí
riêng của mình ngày 1 tháng 12 năm 1973. Hai năm sau, một đài truyền
hình miễn phí khác, Commercial Television ra đời, nhưng kết thúc trong
phá sản năm 1978. RTV và TVB là hai đài truyền hình miễn phí duy nhất
chiếm lĩnh Hồng Kông các thập niên tiếp sau đó.
Tháng 6 năm 1982,
doanh nhân Khâu Đức Căn mua RTV và đặt tên Asia Television (ATV). Khóa
đào tạo diễn viên đầu tiên của ATV được mở năm 1983; trong số lứa diễn
viên tốt nghiệp khóa đầu tiên đó có Huỳnh Thu Sinh.
Những thập
niên tiếp theo ATV trải qua một loạt thay đổi quyền sở hữu. Năm 1989,
doanh nhân Lâm Bá Hân trở thành cổ đông lớn nhất của ATV, kết thúc bảy
năm trị vì của Khâu Đức Căn. ATV lôi kéo nhiều diễn viên của TVB về với
mình trong giai đoạn này; các hợp đồng diễn viên của ATV với thù lao cao
đã thành công trong việc thu hút được Tằng Chí Vỹ, Huỳnh Nhật Hoa, Đặng
Tụy Văn, và Ngô Khải Hoa, nam diễn viên này cho biết lương của anh ở
ATV gấp 10 lần ở TVB.
Cảnh trong phim bộ Thiên tằm biến năm 1979 của ATV
Bất chấp danh tiếng là đài truyền hình Hoa ngữ đầu tiên trên thế giới,
ATV không thu hút được người ủng hộ như TVB. Trong khi TVB tiếp tục đạt
tỷ suất người xem cao, thì tỷ suất của ATV lẹt đẹt, và giảm xuống chỉ
còn một chữ số vào cuối những năm 2000. Việc thay đổi nhân sự cấp cao
trong thập niên cuối cùng này tác động xấu đến công việc làm ăn của ATV
và uy tín trong ngành. Tình hình khủng hoảng cuối cùng đã buộc ATV ngừng
sản xuất chương trình, dẫn đến việc cho thuê sóng.
Quá khứ huy hoàng của ATVATV
(trước đó là RTV) bước vào giai đoạn thành công rực rỡ sau khi Hoàng
Tích Chiếu trở thành giám đốc điều hành người Hoa đầu tiên của đài năm
1975. Hoàng Tích Chiếu đã mạo hiểm sử dụng những nhà sản xuất mới nổi
lên như Mạch Đương Hùng và Lý Triệu Hùng sáng tạo những phim bộ mới, và
các xuất phẩm của họ như
Thập đại kỳ án,
Thiên tằm biến,
Đại địa ân tình, và
Ngạc ngư lệ lập tức trở thành kinh điển ở Hồng Kông.
Thiên tằm biến
năm 1979 thành công vang dội đến độ TVB bị thiệt hại nặng về tỷ suất
người xem, khiến đài này phải ngừng các chương trình đang phát sóng
trong cùng khung giờ đó.
Đại địa ân tình năm 1980, với Lưu Chí
Vinh, Phan Chí Văn và Nhạc Hoa đóng chính, thâu tóm 60% trong tổng số tỷ
suất người xem khung giờ đó, buộc TVB hủy phát sóng phim bộ
Luân lưu truyện
có siêu sao Trịnh Thiếu Thu, Trịnh Du Linh, và Lý Tư Kỳ. Ngành công
nghiệp truyền hình Hồng Kông ở vào kỷ nguyên cạnh tranh nhất và khỏe
mạnh nhất trong thập niên 1970 và 1980.
Đào Đại Vũ, trái, và Tằng Chí Vỹ trong phim bộ Tung hoành tứ hải
ATV đạt đỉnh cao vào thời của Lâm Bá Hân, là cổ đông chính của ATV từ
năm 1989 đến 1998. ATV có hơn 2.700 nhân viên với hơn 400 diễn viên theo
hợp đồng trong giai đoạn này. Những phim ATV sản xuất vào cuối thập
niên 1990 đến đầu những năm 2000, gồm
Tung hoành tứ hải và
Khử tà diệt ma, nổi tiếng ngang với những phim đương thời của TVB.
Tung hoành tứ hải
thậm chí còn kiếm được 25 điểm phần trăm tỷ suất người xem vào tuần cuối
cùng của bộ phim, đánh bại tỷ suất của TVB. Các chương trình tạp kỹ của
ATV cũng thành công trong giai đoạn này; trong số đó có chương trình
nổi tiếng nhất của ATV là
Who Wants to Be a Millionaire?, đỉnh điểm tỷ suất 39%.
Vĩnh biệt ATV!Nhà đài nợ bủa vây ATV đã vĩnh biệt khán giả Hồng Kông khi giấy phép phát sóng miễn phí của họ hết hạn vào giữa đêm 1/4.
Tất
cả tám kênh của ATV, trong đó có hai kênh analog – địa phương nói tiếng
Quảng và thế giới nói tiếng Anh ngừng phát sóng vào giữa đêm 1/4. RTHK
tiếp quản các kênh analog của ATV. Khán giả nhìn thấy màn hình trắng
trong 10 phút trước khi việc chuyển giao hoàn tất.
Nhà đài không còn tồn tại nữa này vẫn làm việc như bình thường vào ngày thứ sáu 1/4, theo phát ngôn viên Jeff Wong.
Gần sáu thập niên phát sóng đã kết thúc, Wong nói ATV có thể tiếp tục sống dưới hình thức khác.
“Tôi
hy vọng đài có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ như một đài truyền hình
mạng hoặc vệ tinh,” Wong nói với RTHK. “Rõ ràng, dù được hay không, điều
này tùy thuộc vào nhà đầu tư và nhà thanh lý tạm thời. ATV là một
thương hiệu 59 năm tuổi, và tôi thực sự hy vọng nó có thể tiếp tục.”
Hiện
có khoảng 160 nhân sự “tuyển dụng lại” ở ATV. Jeff Wong nói không có kỳ
hạn kết thúc trên những hợp đồng này với nhà thanh lý tạm thời,
Deloitte. Hợp đồng quy định nếu sa thải thì phải báo trước bảy ngày
nhưng Wong nói anh không nhận được thư sa thải.
Jeff Wong của đài ATV
Một nhân viên kỳ cựu tuyên bố trong phỏng vấn với RTHK, sẽ có “bất ngờ” lên sóng trước khi ATV tắt lịm.
Là
đài truyền hình đầu tiên có giấy phép phát sóng miễn phí, ATV đã để
chính quyền thu hồi giấy phép đó hồi năm ngoái. Những thất bại liên tiếp
của đài trong việc trả lương nhân viên cũng tạo tiền đề cho sự kết thúc
của ATV ngày 1/4.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Jayne Stars và Hong Kong Free Press