Cuộc bỏ phiếu bắt đầu diễn ra vào chủ nhật 28/2, (cuối cùng) các tượng vàng Oscar sẽ được trao.
Cuộc đua năm nay đầy
The Revenant này và
Spotlight kia. May thay, tất cả sẽ kết thúc vào cuối tuần này – và dân ghiền điện ảnh chúng ta có thể nghỉ ngơi.
Nhưng trước khi các minh tinh và nhà làm phim trẩy hội thảm đỏ, năm điều rút ra từ một trong những kỳ Oscar thú vị – và khó đoán – nhất
từ trước đến nay.
1. Chừng nào giải thưởng trao xong thì mới hết chuyệnViệc
bầu chọn có thể đã kết thúc hôm thứ ba 23/2, nhưng các hiệp hội sẽ cứ
đưa ra những giải thưởng dự báo – Hiệp hội phục trang, Hiệp hội biên tập
âm thanh, Independent Spirits, thậm chí Razzies – đều trao giải trước
khi quá muộn để gây ảnh hưởng đến việc bỏ phiếu Oscar. Trớ trêu dễ
thương là chuyện Eddie Redmayne có khả năng lãnh một Mâm xôi cho
Jupiter Ascending hơn là thắng một Oscar cho
The Danish Girl, nhưng xem ra Viện hàn lâm sẽ không lấy diễn xuất của anh trong
Jupiter Ascending
chống lại anh khi bầu chọn Nam diễn viên chính xuất sắc; thực ra, không
có bằng chứng cho thấy các thành viên Viện hàn lâm để tâm chút nào đến
các đề cử Mâm xôi khi bầu chọn.
Tương tự, thường có rất nhiều sự trùng lắp giữa giải Independent Spirits
và Oscar, nhất là cách đây 10-20 năm, khi các hãng phim lớn làm hết mọi
thứ nhưng lại bỏ mặc mảng phim danh giá và để cho các nhà phát hành
phim độc lập chiếm lĩnh giải thưởng Viện hàn lâm. Tuy nhiên, ngày nay có
sự pha trộn cân bằng hơn các xuất phẩm hãng phim lớn và phim độc lập
tại Oscar, và trong khi Brie Larson (
Room, ảnh trên) có khả
năng thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc tối chủ nhật tại lễ trao
giải Spirits bên bờ biển ở Santa Monica lẫn tại nhà hát Dolby của
Hollywood, không có ứng viên nào khác của năm nay có khả năng cùng thắng
giải như vậy.
Dù sao, có khả năng là, mặc dù các cuộc bỏ phiếu
kín Oscar đã diễn ra trong vài tuần qua, một nhà bầu chọn đã ghi nhớ
trong đầu những đề cử cho các giải thưởng muộn này, có thể vẫn đủ để tác
động đến kết quả ở một số hạng mục. Chúng ta sẽ không thể nào biết chắc
cho đến khi phong bì được mở vào tối chủ nhật. Dẫn đến điểm kế tiếp...
2. Không ai biết được gì
Ryan Gosling trong phim The Big Short
Câu nói nổi tiếng này về Hollywood là của biên kịch William Goldman. Cũng đúng với dự đoán Oscar.
Cuộc
đua năm nay đặc biệt khó đoán. Thế này nhé, danh hiệu Phim hay nhất vẫn
là cuộc hỗn chiến giữa ba tay chơi. Trong khi hầu hết chuyên gia nghĩ
The Revenant sẽ càn quét, vẫn có người tranh cãi rằng, với lập luận có giá trị,
The Big Short thành công, hay
Spotlight (bộ phim trường phái xưa, danh giá truyền thống nhất trong đám) vẫn có cơ. Theo tác giả, nếu
Big Short hạ
Revenant, nếu Mark Rylance (
Bridge of Spies) thắng Sylvester Stallone (
Creed) cho danh hiệu Nam diễn viên phụ xuất sắc, hay nếu Kate Winslet (
Steve Jobs) đánh bại Alicia Vikander (
The Danish Girl) ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc, thì cũng không có gì ngạc nhiên.
3. Doanh thu phòng vé chưa bao giờ là nhân tố lớn
Leonardo DiCaprio trong phim The Revenant
Revenant là một thành công lớn (166 triệu đôla đến nay ở Bắc Mỹ), nhưng không lớn bằng
The Martian (228 triệu) và chỉ hơn
Mad Max: Fury Road (154 triệu) một chút. Ngoài
Revenant, các đấu thủ Phim hay nhất sáng giá là
The Big Short và
Spotlight kiếm được 67 và 38 triệu, theo thứ tự lần lượt.
Phim được đề cử hạng mục Phim hay nhất có doanh thu thấp nhất là
Room (13 triệu), sẽ không ngăn cản Brie Larson thắng giải Nữ diễn viên chính xuất sắc. Mấu chốt là, không có bom tấn tầm cỡ
Titanic hay
The Lord of the Rings đòi hỏi sự chú ý vì quá lớn khó mà lờ đi, và không có phim độc lập nào gây tranh cãi cỡ
The Hurt Locker sẽ chiến thắng nhờ câu chuyện nền dưới cơ. Cũng không có phim nào chờ lấy bạc triệu ở phòng vé từ chiến thắng Oscar. Ngoài
Revenant và
Big Short,
ra rạp cuối năm 2015, phần lớn phim đề cử Oscar năm nay hoặc đã gần hết
hạn chiếu rạp hoặc đã phát hành đĩa rồi. (Phim nào còn đang chiếu rạp
lúc được đề cử hồi giữa tháng 1 thì có thể hưởng lợi, nhưng việc đoạt
giải sẽ không có ảnh hưởng lớn.)
Các hãng đứng sau những phim
được đề cử Oscar có thể đã đầu tư đậm cho chiến dịch vận động giải
thưởng, nhưng kết quả làm ăn mà bộ phim thực sự làm được, hay chưa làm
được, xem ra không mảy may ảnh hưởng đến Viện hàn lâm.
4. Viện hàn lâm nên tự hào với danh sách đề cử năm nay
Đúng thế, đã có những phàn nàn về những phim bị phớt lờ; và, tất nhiên,
#OscarsSoWhite. Nhưng trong số tám ứng viên Phim hay nhất, thực sự không
có phim nào khiến bạn có thể nói là không xứng đáng.
Giá như họ có thể đề cử đủ 10 phim và dành chỗ cho những phim đã bị coi nhẹ như
Creed,
Ex Machina, hay
Straight Outta Compton
thì hay quá, nhưng ít ra những lời phàn nàn đó có nghĩa 2015 là một năm
tuyệt vời cho phim ảnh đến nỗi Viện hàn lâm không thể nào công nhận hết
tất cả. Những phim họ đã chọn là một hỗn hợp lành mạnh giữa phim nghệ
thuật nổi bật không trí tuệ đến độ gây bối rối với những phim hấp dẫn
đại chúng thông minh và ý nghĩa – chính xác là một danh sách được lòng
công chúng lẫn được giới phê bình khen ngợi mà Viện hàn lâm có tham vọng
lập nên từ khi mở rộng hạng mục này từ năm lên 10 phim vào năm 2009.
Trước
mắt, danh sách đó, cộng với cuộc đua khó đoán căng thẳng, phải thu hút
khán giả xem lễ trao giải tối chủ nhật này thôi. Còn về lâu dài, 10 hay
20 năm nữa, điều này sẽ đem lại kết quả là người thắng giải cao nhất
không khiến ‘fan’ điện ảnh thắc mắc, "Nghĩ sao vậy chứ?"
5. Vấn đề về tính đa dạng sẽ không biến mất
Michael B Jordan trong phim Creed
Hãy nghĩ điều này: Diễn viên da màu được đề cử hồi năm 1940 (năm Hattie McDaniel đã đoạt giải với
Gone With the Wind) còn nhiều hơn cả hai năm vừa qua.
Lần
gần đây nhất Chris Rock dẫn chương trình trao giải Oscar, năm 2005, có
sáu đề cử cho diễn viên da màu và hai người đoạt giải. Một lý do những
người phản đối #OscarsSoWhite lớn tiếng là Viện hàn lâm thực sự đã từng
làm tốt hơn nhiều trong việc công nhận thành tích của diễn viên, không
chỉ những diễn viên da trắng. Những năm gần đây Viện hàn lâm đã gố gắng
đa dạng hóa thành viên, và nỗ lực trẻ hóa Viện hàn lâm kể từ thất bại
quan hệ công chúng của đề cử năm nay cũng vấp phải phản ứng dữ dội. Đặc
biệt trong số thành viên lớn tuổi không muốn hy sinh chỉ vì đã lâu rồi
họ không có ‘credit’ phim. Lập luận của họ cũng y như lập luận của những
người phản đối: mọi góc nhìn đều có giá trị. Họ chỉ bất đồng về cách
làm cho việc bầu chọn có tính dung hợp hơn.
Đây là cuộc thảo luận
đáng bàn, vì nó thúc đẩy Hollywood thừa nhận rằng căn nguyên của vấn đề
không phải ở Viện hàn lâm mà ở toàn ngành điện ảnh, và rằng phải có
những thay đổi đằng sau máy quay trước khi kết quả sẽ trở nên hiển nhiên
tại Nhà hát Dolby.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone