Dư Nhất Giới, sinh viên 25 tuổi người Trung Quốc đang theo học tại đại
học Kookmin, một người hâm mộ phim Hàn lâu năm, đã lập tức yêu thích
giải trí Hàn Quốc sau khi xem Full House (Ngôi nhà hạnh phúc) với Rain và Song Hye Kyo phát sóng năm 2004.
Từ đó, cô xem hết những phim nổi tiếng của Hàn Quốc và dần dần phát triển mối quan tâm đến việc sản xuất phim truyền hình.
“Tôi nghĩ tôi sẽ đến Hàn Quốc (để học) khi tôi xem
My Girl
năm 2005, bộ phim đó thành công lớn ở Trung Quốc, có sự góp mặt của Lee
Jun Ki và Lee Da Hae,” Dư cho biết qua một cuộc phỏng vấn trên điện
thoại.
Một cảnh trong Nàng Dae Jang Geum (2003)
Cô tới Hàn Quốc năm 2012 và học chuyên ngành hành chính công sau đại
học. Vào kỳ nghỉ hè và nghỉ đông cô trở lại Trung Quốc và thực tập ở một
số công ty truyền hình phát thanh. Sau đó cô quyết định theo đuổi một
tấm bằng sau đại học ngành truyền hình và điện ảnh, biến tình yêu phim
ảnh thành hành trình tìm kiếm sự nghiệp chuyên nghiệp trong ngành truyền
hình và điện ảnh.
“Tôi muốn học sản xuất phim điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc tiên tiến ở đây,” Dư nói.
Câu
chuyện của cô là một ví dụ của ảnh hưởng tích cực và hiệu quả mà phim
truyền hình Hàn có thể đem lại sau hơn một thập kỷ phổ biến bên ngoài
biên giới Hàn Quốc.
Từ đầu những năm 2000, phim truyền hình Hàn đã phát triển khủng khiếp, là mũi nhọn của làn sóng văn hóa Hàn, hay
hallyu, khắp thế giới.
Một cảnh trong Winter Sonata (2002) [Ảnh: KBS]
Bộ phim đầu tiên thực sự làm dậy lên làn sóng Hàn là
Winter Sonata (Bản tình ca mùa đông) năm 2002, đặc biệt nổi tiếng với những những người phụ nữ trung niên ở Nhật Bản.
Bộ
phim đã tạo ra lượng người hâm mộ khổng lồ ở Nhật Bản và đưa hai diễn
viên nam nữ chính – Bae Yong Joon và Choi Ji Woo, với biệt danh trang
trọng Yon-sama (Ngài Yon) và Jiwo Hime (Tiểu thư Jiwoo) – thành những
ngôi sao hàng đầu châu Á.
Thành công lớn một năm sau đó là bộ phim cổ trang
Jewel in the Palace
phát sóng năm 2003 trên kênh MBC. Đây là bộ phim đầu tiên thu hút sự
quan tâm bên ngoài Đông Á. Bộ phim được bán tới hơn 90 quốc gia, từ
Trung Quốc, Nhật Bản tới những nơi xa xôi như Kazakhstan và Hungary.
Ở Tajikistan,
Jewel in the Palace đạt tới 70% tỷ suất xem đài khi mới phát sóng năm 2007 và chiếu lại năm lần. Ở Kazakhstan, sự nổi tiếng của
Jewel in the Palace được tiếp nối bởi một loạt thành công của những phim cổ trang khác như
Jumong (2006),
Queen Seodeok (2009) và
Dong Yi (2010), theo
Global Hallyu 2015, một báo cáo về xu hướng văn hóa đại chúng Hàn Quốc bùng nổ ở nước ngoài.
Cảnh trong phim Dong Yi (2010)
Phim cổ trang Hàn Quốc đã khiến nhiều người thuộc nhiều quốc tịch khác
nhau yêu thích văn hóa, trang phục, ẩm thực truyền thống và phong cảnh
Hàn Quốc, cuối cùng thu hút số lượng du khách tới Hàn Quốc ngày càng
tăng.
Phim Hàn rất nổi tiếng ở Đông Á và Đông Nam Á, nơi những
người xem châu Á dễ dàng liên hệ với những giá trị truyền thống Á Đông
và hình ảnh của một xã hội có tôn ti trật tự được mô tả trong phim Hàn.
“Văn
hóa Myanmar có nhiều điểm chung với văn hóa Hàn Quốc khi chúng cùng đề
cao giá trị gia đình, tôn trọng bề trên và hiếu khách. Nhưng điểm tương
đồng văn hóa và phong tục, suy nghĩ cũng như ngôn ngữ giữa hai quốc gia
làm cho người Myanmar đón nhận phim Hàn Quốc dễ dàng,”
Global Hallyu 2015 nhận định.
Oh
In Gyu, giảng viên Korea University, giám đốc Hiệp hội thế giới Nghiên
cứu Làn sóng Hallyu, cho rằng có một yếu tố khác khiến phim Hàn có thể
vượt ra khỏi biên giới và sắc tộc.
Áp phích My Love from the Star (2013) [Ảnh: SBS]
“Phim Hàn thể hiện tốt nhất những cảm xúc mà phụ nữ quốc gia nào cũng có
thể chia sẻ. Đó chính là cảm xúc u buồn,” Oh In Gyu cho biết.
“Trạng thái u buồn có thể biểu hiện thành một trạng thái phân biệt của Hàn Quốc gọi là ‘han’,” ông nói.
Han có
thể là một quan niệm tâm lý phức tạp, nhưng nó nói đến nỗi phiền muộn
chất đống chưa được giải thoát. Nó từng được dùng để mô tả trạng thái
tâm lý của phụ nữ Hàn Quốc lớn tuổi và sống trong một xã hội gia trưởng,
phân tầng.
Theo ông Oh, cơn sốt phim Hàn Quốc chủ yếu do những người xem nữ giới khắp thế giới chia sẻ xúc cảm này.
“Cho dù là phim cổ trang, phim lãng mạn bi kịch hay phim có bạo lực, phần lớn người xem phim Hàn là phụ nữ,” Oh In Gyu cho biết.
Một cảnh trong The Heirs (2013) [Ảnh: SBS]
Trong phim Hàn Quốc, nhân vật nữ chính vượt qua nhiều khó khăn trước khi
tìm được tình yêu đích thực và đạt được sự nghiệp thành công. Trong
Jewel in the Palace,
nhân vật nữ chính Jang Geum, xuất thân từ gia đình hèn mọn, bước vào
hoàng cung để trở thành người hầu cho vua chúa và hoàng phi. Nàng nỗ lực
từ một phụ bếp thành một lang y hoàng cung.
“Phụ nữ cảm nhận được sự giải thoát khi xem nhân vật chính trưởng thành.”
Từ
năm 2010 tới 2013, Oh In Gyu thực hiện một khảo sát thú vị ở Israel,
Pháp và Anh để kiểm tra phản ứng khác nhau của nam và nữ giới khi xem
phim Hàn Quốc. Ông chiếu năm bộ phim truyền hình khác nhau và quan sát
phản ứng của người xem.
“Nam giới thể hiện ít quan tâm tới cốt truyện, trong khi nữ giới nhanh chóng cuốn theo các nhân vật.”
Một
yếu tố khác thu hút người xem nữ giới toàn cầu đối với phim Hàn Quốc đó
là hình tượng nam lý tưởng được thể hiện trong phim, ông Oh giải thích.
“Đàn ông Hàn Quốc tinh tế, tốt bụng và sành điệu trong phim ảnh. Họ là những mẫu người lý tưởng đối với đa số chị em.”
Song Joong Ki, trái, và Song Hye Hyo - cặp đôi mới nhất lan tỏa Làn sóng Hàn
Bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng nhất chiếu ở Argentina là
Stairway to Heaven (Nấc thang lên thiên đường), chiếu năm 2003 ở Hàn Quốc. Một bài báo đăng ngày 9/3 năm nay, trên tờ
Clarin của
Argentina chọn đây là một trong những chương trình truyền hình được xem
nhiều nhất, với tỷ suất người xem 10%, và viết về sự nổi tiếng của phim
trong các gia đình Argentina. Bộ phim có nhân vật nam chính do Kwon
Sang Woo thủ vai, người hết lòng với mối tình đầu ốm yếu từ thủa ấu thơ
của mình và bảo vệ cô tới khi cô qua đời với lời hứa tình yêu vĩnh hằng.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Herald