Nhân vật & Sự kiện

Batman v Superman xếp loại R là tin xấu cho phim siêu anh hùng

18/03/2016

Tác giả bài viết này là người nghĩ rằng một bài quan điểm phải nói rõ quan điểm, vậy nên đây: ý tưởng cho phim Superman phân loại R “chỉ cho người lớn” là tầm bậy.

Cảnh báo: Loạt tin bàn luận xung quanh việc Batman v Superman có phiên bản nhãn R, từ đó ảnh hưởng đến thể loại phim siêu anh hùng như thế nào; hoặc so sánh Batman v Superman với các phim siêu anh hùng khác và qua đó so sánh hai thế giới điện ảnh của DC và Marvel được Quái vật Điện ảnh chọn dịch từ những bài viết thể hiện kiến thức và quan điểm cá nhân của người viết một cách rõ nét, sắc sảo. Cách diễn đạt mỉa mai gai góc rất dễ gây hiểu lầm là dịch Google, và tất nhiên là khó đọc! Hơn nữa, đọc xong rồi có thể thấy không đồng ý với cách nhìn, cách nghĩ của bài viết. Đó cũng là tất nhiên. Bạn có thể không đồng ý, có thể chọn không đọc loạt bài này của chúng tôi, và giữ quan điểm riêng, tình cảm riêng của mình! Điện ảnh là như thế!

Dùng từ “tầm bậy”, dĩ nhiên, không phải là nói về một hành động đáng lên án; ý muốn nói ở đây không hẳn là một sự “ghê tởm”. Bản phim phân loại R biên tập theo ý đạo diễn (Director's Cut) của Batman v Superman: Dawn of Justice không nên bị cấm chiếu, bị kiểm duyệt hay hạn chế dưới bất cứ hình thức nào ngoài giới hạn mác nhãn có sẵn.

Quyết định cho điều này không những được phép, mà còn hợp lý về mặt nghệ thuật và sáng tạo: Nếu DC Entertainment, Warner Bros., đạo diễn Zack Snyder và mọi người liên quan đã quyết định sản xuất một phim có ba hình tượng nổi tiếng vốn được làm ra cho khán giả trẻ ở độ tuổi đi học, và được nhiều thế hệ yêu mến như nhau, thành bạo lực tàn ác và/hoặc cực phản cảm mang tính giải trí để dễ dàng được phân loại (một cách tự hào) không phù hợp với chính những đứa trẻ ấy, thì họ vẫn có quyền làm vậy.

Nhưng đây là một ý tưởng tồi tệ, ngoài việc nghe như kiểu trào phúng về thế giới văn hóa u ám tàn khốc phong cách điên rồ (“Đang chiếu: Batman, Superman & Wonder Woman: Không phù hợp cho trẻ em dưới 17!”) còn phản ánh bản chất đáng lo ngại của bộ phim và số phận của Thế giới điện ảnh DC sẽ mở ra sau nó – và có khả năng mang lại thảm họa cho thể loại phim siêu anh hùng nói chung.

Điều này có làm bạn tức giận? Nếu có, cũng không ngạc nhiên. Điều gây tranh cãi gần nhất trong văn hóa hâm mộ của thế kỷ 21 là nói siêu anh hùng truyện tranh chỉ cho trẻ con. Bạn không muốn người khác nghe mình nói rằng nhóm khán giả của những câu chuyện về người lớn sau khi trải qua những sự kiện kinh hoàng mặc đồ ngủ màu chóe và đi khắp nơi cố diệt cái ác – thường là những tên ăn mặc lòe loẹt có biệt danh – không dành cho những người ở tuổi trưởng thành.

Trái: nhân vật Harley Quinn trong truyện tranh
Phải: Margo Robbie hóa thân Harley Quinn trong phim
Suicide Squad

Về một số khía cạnh nào đó sự đối lập này là dễ hiểu: Chúng ta thường hình thành các sở thích giải trí khi còn khá trẻ, và cơ sở của khái niệm cộng đồng người hâm mộ cũng thường là giữ gìn sự yêu thích dài lâu cho một cái gì đó đã hấp dẫn ta từ khi còn trẻ. Nhưng văn hóa hâm mộ được xây dựng trên những cơ sở như vậy thường tăng sự sâu sắc và rộng lớn của niềm yêu thích bằng việc khám phá (hay sáng tạo) những cách mới để ngắm nhìn và thưởng thức một phần được quan tâm đặc biệt; và điều cuối cùng mọi người muốn nghe về thứ mình đam mê là “Sao phải quan tâm, thật ngốc nghếch” – hay trong trường hợp này, “Trò cho trẻ con.”

Cộng đồng người hâm mộ truyện tranh đã luôn cực nhạy cảm với khuôn mẫu này, đặc biệt với những truyện tranh siêu anh hùng do Marvel hay DC xuất bản. Với những vũ trụ thần thoại giao nhau khuyến khích việc đọc rộng nhiều và tính liên tục xuyên thập kỷ, những câu chuyện này dễ dàng tạo ra một mối liên kết riêng tư với những độc giả trung thành nhất. Những độc giả đó thường cảm thấy nhân vật yêu thích của mình đang trưởng thành và thay đổi cùng bản thân, và căm ghét ý kiến nói họ trưởng thành hơn một thứ không hề bất động như đồ chơi trẻ con hay vần thơ: Câu chuyện của chú gấu bông dừng khi bạn ngừng tưởng tượng chuyện cho nó, nhưng luôn có chuyện diễn ra với Spider-Man.

“Chỉ dành cho trẻ con” thường được dùng nói tắt khi tuyên bố một thứ quá đơn giản, nông cạn hay không xứng đáng được để tâm nghiêm túc – và cả người hâm mộ và tác giả của môn nghệ thuật ta đang bàn này có thể phản pháo là nó đã nghiêm túc và mang lại nhiều tác phẩm sâu sắc và có giá trị từ lâu trước khi văn hóa đại chúng để ý tới. Đúng thế, ý kiến chung cho là truyện tranh không hề “trưởng thành” cho đến khi Stan Lee và Jack Kirby đem lại những mặt yếu rõ ràng của The Fantastic Four là lờ đi từ thành công xuyên thể loại của Will Eisner với The Spirit tới những câu chuyện Wonder Woman thời hoàng kim mang đầy chất tâm lý-tính dục gây chấn động.

Cảnh phim Watchmen năm 2009

Vậy nên dễ hiểu là khi các tác giả bắt đầu xuất bản các truyện siêu anh hùng mà hướng nhân vật và hình mẫu có sẵn theo chiều đen tối và bạo lực giữa thập kỷ 80, những người hâm mộ lớn tuổi nắm lấy thông điệp “Truyện tranh: Không chỉ cho trẻ con nữa!” không chỉ như một lời khẳng định mà là một lời kêu gọi họ đứng lên nhân danh những người hâm mộ lớn tuổi của truyện siêu anh hùng. Nhưng cũng dễ hiểu là ngành công nghiệp không phản ứng bằng việc đáp ứng nhu cầu của những độc giả mới tự hào bộc lộ thân phận này.

Watchmen, The Dark Knight ReturnsMiracleman (hay Marvelman – chuyện dài dài lắm) đều ra mắt cách nhau vài năm trong đầu hoặc giữa thập kỷ 80 và nhận lời khen lớn, gây chấn động ngành công nghiệp (và có lượng bán lớn) với cách pha trộn các siêu anh hùng truyền thống (hay hình mẫu siêu anh hùng, trong trường hợp của Watchmen) với những chủ đề tăm tối, bạo lực vô cùng và những hình ảnh nhạy cảm. Đáp lại, ngành công nghiệp quyết định tráo những thứ bề ngoài ăn tiền của các tác phẩm này – phần lớn là bạo lực và sự “ghê rợn” hung hăng có ý thức – vào các truyện đại chúng của mình. Kết quả ngắn hạn là lượng bán khổng lồ, nhưng dài hạn là việc chỉ tập trung thiển cận vào người mua lớn tuổi (và phải nói là phần lớn là nam giới) tạo ra và giúp nuôi dưỡng "bong bóng sưu tầm" nổi lên ở giữa thập kỷ 90 – dẫn đến việc ngành công nghiệp suýt sụp đổ.

Và giờ có vẻ phim siêu anh hùng đang cắm đầu lặp lại các lỗi lầm đó lần nữa.

Deadpool

Mực còn chưa kịp khô trên các tít báo nói Deadpool phân loại R đã trở thành quán quân phòng vé lớn hơn tất cả các anh chị em dán nhãn PG-13 thì nhịp trống quen thuộc đã rộ lên: “Phim Wolverine tiếp theo cũng nên phân loại R!” và “X-Force thì sao: cả đội siêu anh hùng phân loại R luôn!” Với Deadpool vẫn đang tận hưởng thành công ở phòng vé, đã có tin Batman v Superman, đã bị phê bình vì khả năng sẽ tiếp tục viễn cảnh tàn bạo gây tranh cãi của Man of Steel cho các anh hùng DC Comics, sẽ được phân loại R trên DVD của bản phim biên tập theo ý đạo diễn.

Từ góc nhìn kinh doanh, điều này hợp lý. Batman v Superman vẫn bị bủa vây bởi những báo cáo (như một bản mà HitFix từng đưa) là Warner Bros. vẫn chưa tin mình tìm được công thức cho phim siêu anh hùng đủ khiến khán giả thỏa mãn để đào sâu vào các phim thuộc Thế giới điện ảnh DC mở rộng trong đợt phim đông đúc sắp tới. Việc hứa hẹn hai chiều về đĩa phim (nghĩa là nếu bạn không thích, bạn có thể xem bản do đạo diễn lựa chọn để đổi ý), mang lại ý nghĩa khá u ám – cũng như việc đua đòi theo xu hướng siêu anh hùng phân loại R bùng lên sau khi khán giả yêu thích Deadpool.

Nhưng khi nó có lý như một bảng đối soát, nó cũng mang lại sự hiểu lầm tai hại trong việc chỉ ra điều làm Deadpool được khán giả yêu thích ngoài việc có những nhân vật X-Men chặt chém và bắn người – và không khó để luận ra chính hiểu lầm như thế về Watchmen và đồng đội là điều làm suy sụp mọi thứ cho truyện tranh trong thập kỷ 90.

Với ngành công nghiệp truyện tranh (và, nói cho công bằng, phần lớn người hâm mộ nữa) không hiểu về các tác phẩm siêu anh hùng đầy bạo lực dưới tay những Frank Miller và Alan Moore trong thập kỷ 80 là nội dung phân loại R không ở đó để khoe mẽ: Nó ở đó là để tạo quan điểm – một quan điểm trào phúng. Sự thật là Batman, Superman, v.v... được làm cho trẻ con và nói chung không gì có thể kéo những nhân vật này ra khỏi điểm xuất phát đó, các tác phẩm không muốn xóa bỏ điều này, mà là một phần quan trọng của tính trào phúng: Moore và Miller hiểu là cho các nhân vật cho trẻ con này làm chuyện người lớn và bạo lực là – lại từ này đây – tầm bậy (đúng nghĩa: là bậy bạ cho nội dung và mục đích); và bằng việc tầm bậy hóa những nhân vật này và/hoặc khuôn mẫu thể loại, những tác giả này biến các anh hùng thành những bức tranh biếm họa để chuyển tải một quan điểm.

The Dark Knight Returns

Trong Watchmen, quan điểm là tự phê: trong lịch sử giả tưởng làm nội dung sách, sự hiện diện của Superman dẫn đến những kẻ bắt chước ngoài đời thay vì hàng nhái siêu anh hùng, và dấn thân từ giả tưởng (nơi siêu anh hùng tạo cảm hứng) tới thế giới thật (nơi họ làm ta thất vọng) những “siêu anh hùng thật” này phá hủy cuộc đời, thân xác, những người thân và dần là cả thế giới. The Dark Knight Returns dùng viễn cảnh thế giới đổ nát về Thế giới DC tương lai gần và biếm họa về Bruce Wayne và Clark Kent để phỉ báng chính trị xã hội dưới trướng Reagan thời đó. Marvelman/Miracleman, như Watchmen, tích cực tranh luận ngược với sự hiện diện của bản thân, chỉ rõ ràng rằng áp dụng những thế giới quan trẻ con không thể thoát ra được của thể loại siêu anh hùng (‘tốt’ và ‘xấu’ là những điều tách bạch rõ ràng) cho một thế giới thực chỉ có thể kết thúc trong lửa và máu.

Song quá nhiều người hâm mộ ngày nay, bị kích thích với những chiếc Batarang (phi tiêu dơi) vấy máu và việc giới truyền thông cuối cùng thể hiện sự tôn trọng với văn hóa “của họ”, đã bỏ qua một điểm: Watchmen nói về sự suy đồi, song được xem là một dạng “nâng cao”. Thế giới điện ảnh DC tương lai tàn lụi trong Dark Knight Returns là một sự cảnh báo, song lại được xem là mô hình lý tưởng cho Thế giới điện ảnh DC “thực tế” phấn đấu đến. Thế là chúng ta có Superman bị một tên hung ác nhàm chán đánh cho đến chết, Batgirl bị cưỡng bức, bị liệt và ngồi xe lăn, và hàng tá những bản khởi động lại “gai góc” và “nặng đô!!!” xuyên suốt những năm 1990. Và rồi chút sôi sục, chút bùng nổ, và một ngành công nghiệp tự đổ sập và có thể biến mất hoàn toàn nếu không vì – trớ trêu của trớ trêu – những hợp đồng truyền hình và điện ảnh sinh lợi khiến thế hệ trẻ, phần lớn bị các nhà xuất bản chạy theo những người sưu tập trưởng thành lơ đi, tiếp nhận những phiên bản nhân vật theo truyền thống hơn. Nghiêm túc mà nói - thật khó tìm những người hâm mộ cuồng nhiệt Batman, Spider-Man hay X-Men dưới 25 tuổi mà không biết đến những nhân vật này lần đầu qua hoạt hình hay điện ảnh hơn là trong truyện tranh.

Batman trong The Dark Knight Rises

Thế nhưng, không cái nào vô tình là một lý lẽ chống lại Batman v Superman phân loại R - hoặc, nói chung, một phim Batman v Superman có thể dễ dàng có phân loại R. “Ẩn ý” ở đây là Zack Snyder đã làm một phiên bản phim dành riêng cho khán giả trưởng thành, và bản “biên tập theo ý đạo diễn” đại diện cho những gì họ phải cắt đi để có được phiên bản PG-13 ra rạp. Đó là (theo quan điểm tác giả) một ý tưởng tồi có thể đưa phim dựng từ truyện tranh lao xuống cái dốc mà chính truyện tranh đã lao xuống, nhưng không có nghĩa là Snyder và hãng phim không nên làm một phim theo cái nhìn nghệ thuật cá nhân về nhân vật và cốt truyện của họ - họ nên làm, bởi vì đó là những gì mà nhà làm phim và họa sĩ trong mọi mảng nghệ thuật nên làm.

Song đó không có nghĩa là sẽ hiệu quả.

Thực tế là, hầu hết siêu anh hùng trong truyện tranh về cơ bản là nhân vật dành cho thiếu nhi. Đấy không phải là một sự phê phán, đánh giá chủ quan hoặc là một “sự xúc phạm,” mà là thực tế. Ngoại trừ những nhân vật được dựng cho khán giả trưởng thành ở các bối cảnh độc lập/bí mật (hoặc các nhóm như Image vào những năm 90) đại đa số những nhân vật này được tạo nên với mục tiêu hướng tới khán giả nhí. Dụng ý là bán những tạp chí đầy các quảng cáo đồ chơi rẻ tiền và món đồ mới cho các nhóc với chút thu nhập. Đó không có nghĩa là các nhân vật này không được xây dựng tốt hoặc tác giả không quan tâm đến họ, chỉ là họ được xây dựng nên trước hết là để mua vui cho trẻ con – cũng như Harry Potter, Steven Universe, bộ sách Narnia của C.S. Lewis và cả nghìn tác phẩm bình thường cũng được người lớn yêu thích. Và dĩ nhiên có thể “bẻ cong” và thay vỏ một sản phẩm thành mang hình dáng khác… thay vỏ quá nhiều sẽ chỉ làm lu mờ mọi thứ liên quan đến tác phẩm gốc; bẻ cong cái gì nhiều quá nó cũng sẽ gãy vụn.

Và vấn đề ‘bẻ cong’ những nhân vật như Batman và Superman để họ “trưởng thành” thì cả hai đều không theo hẳn được hướng đó – đặc biệt là không mất đi chính những gì khiến người hâm mộ yêu thích họ. Bộ ba Dark Knight của Christopher Nolan cho thế giới một Batman “thực tế” nhất có thể có, song chỉ sau khi gạt bỏ hoặc giảm thiểu triệt để mọi thứ từ Robin đến Batcave (Hang Dơi), đến Lazarus Pit, đến sức mạnh thực sự của Bane, đến làn da đích thực của Joker, đến Catwoman ăn mặc như một cô mèo. Danh sách những thứ “ngớ ngẩn” hoặc “trẻ con” phải được rũ bỏ khỏi Superman để khiến anh thuộc về thế giới điện ảnh hành động phần nào thực tế của Man of Steel - cặp kính ngụy trang, Pháo đài Cô độc (Fortress of Solitude), một phần của trang phục, xem nhẹ giới hạn năng lực rõ rành rành, gần như bất tài, của anh “vì sẽ nhàm chán” – cuối cùng để lại một nhân vật thiếu tính đặc trưng ngoài khả năng gây tàn phá tương tự phim về thảm họa.

Tại sao Bruce Wayne, sống đơn độc trong một căn biệt thự rộng lớn, lại cần một hang động đặc biệt cho tất cả những món đồ Batman thay vì cất giữ trong hàng tá những căn phòng trống? Đó là một câu hỏi nhàm chán mà khán giả đã biết câu trả lời: Bởi vì một trụ sở đặc biệt để những món đồ ngầu nhất mà chỉ có bạn và đồng bọn biết mới tuyệt. Tại sao Superman cần một danh tính bí mật? Bởi có bí mật thì thú vị (và, đáng chú ý, một trong những cách bọn nhóc có thể nắm giữ và sử dụng quyền năng đối với người lớn trong cuộc sống thường ngày). Tại sao họ không dùng súng ống đi? Bởi vì dây thòng lọng, búa pháp thuật, boomerang và khiên giáp tuyệt hơn súng ống nhiều, và có nhiều ý nghĩa với các nhóc. Cũng như ý tưởng Hulk càng mạnh khi càng nổi giận - một ảo lực sức mạnh đầy tiềm năng đối với những khán giả mà cách tốt nhất/duy nhất để đòi hỏi là siết chặt nấm đấm và giậm mạnh chân. Nói chuyện với kiến thì liên quan gì đến khả năng thu nhỏ? Không có những chú kiến, Ant-Man chỉ là “một người bé nhỏ”, chứ còn gì. Bất kỳ nhóc 10 tuổi nào cũng có thể giải thích chuyện đó.

Ant-Man

Song dù lần gặp gỡ trên điện ảnh đầu tiên giữa bộ ba thần thánh trong giới siêu anh hùng DC và phim mở đường đến toàn bộ Thế giới điện ảnh DC không chỉ được mà còn đặc biệt hay, là hoàn toàn có thể - nếu Batman v Superman: Dawn of Justice đúng là một phim xuất sắc hoặc thậm chí tuyệt vời trong phong cách chỉ-dành-cho-người-lớn – đây có phải điều chúng ta muốn? Có nên là điều ta muốn?

Công việc khó khăn của những chuyên gia sáng tạo tài giỏi là thứ cho phép người hâm mộ trung thành với một nhân vật như Superman, người họ biết từ thuở nhỏ đến trưởng thành. Rằng họ tiếp tục được phát hiện và chấp nhận bởi mỗi thế hệ kế tiếp cho thấy một điều có uy lực, căn bản và mạnh mẽ hơn trong bản chất của những nhân vật này. Sau tất cả những cân nhắc về việc các siêu anh hùng truyện tranh là người thừa kế mới cho vị trí thần thánh và quỷ dữ có trong truyền thống thần thoại của con người, cân nhắc đó vẫn đứng sau ý nghĩa mà người mua có khi họ đến với các siêu anh hùng mà chẳng cần đọc những tác phẩm của Joseph Cambell. Chỉ gọi chúng đơn giản là “những ảo tưởng quyền lực” (dù chính xác) là xóa mờ tác dụng lớn lao làm mong muốn lý tưởng của những người vẫn còn trẻ, mang trong mình nhiều mơ mộng hơn hối hận.

Ý tưởng Superman - người có thể bay, không thể bị thương, không bị ràng buộc bởi các quy luật vật lý và sử dụng sức mạnh vô biên chỉ để làm điều thiện – có ý nghĩa nào đó và tiếp tục có ý nghĩa đối với thế hệ của những đứa bé mà sự vô hạn của Superman là tương phản với vị trí không quyền lực của chúng trong trật tự xã hội. Liệu chúng ta thật sự muốn, theo một cách nhìn nhất định, tước đoạt điều này của chúng? Biến Superman trên phim ảnh thành một nhân vật có phim không dành cho trẻ con nữa vì chúng ta muốn chứng kiến anh ta bẻ cổ người khác và/hoặc bị Batman hùng mạnh đánh tơi bời? Tiện nói, chúng ta có muốn tiếp tục từ chối ước muốn của các em bé về một Batman “cổ điển” là lý tưởng của việc vượt qua mất mát (đặc biệt khi còn là một đứa trẻ) không thể tưởng tượng được bằng ý chí của bản thân, vì chúng ta quan tâm nhiều hơn đến một tay tỉ phú phiền não bị hoang tưởng thù hận điều khiển? Có ổn không khi Wonder Woman, một nữ siêu anh hùng nổi tiếng được vô số thiếu nữ yêu thích, sẽ ra mắt trên màn ảnh rộng trong vai một tay chơi thứ chính trong một phim khăng khăng không quan tâm đến khán giả ngoài những fan nam 35 tuổi?

Có thể Batman v Superman sẽ là một phim hay. Có thể sẽ là một thành công rực rỡ. Có thể là cả hai hoặc không cái nào sẽ xảy ra. Song lần cuối phim siêu anh hùng “thông thường” đuổi theo những tưởng thưởng cho một tác phẩm châm biếm dành cho người lớn mà không biết đấy là châm biếm, cả thể loại phim mất chất lượng. Và ngay cả nếu không phải lần này, chiều sâu của sự tăm tối, tàn bạo và tuyệt vọng có thật sự là nơi mà Thế giới điên ảnh DC – và tất cả những câu chuyện bất tận, giàu trí tưởng tượng, đầy màu sắc, đầy mạo hiểm vốn là quyền cơ bản của khái niệm này - nên xuất phát?

Cách này hay cách khác, chúng ta sẽ biết.

Batman V Superman: Dawn of Justice khởi chiếu vào ngày 25/3/2016, sau đó là Suicide Squad vào ngày 5/8/2016; Wonder Woman vào ngày 23/6/2017; Justice League Part One vào ngày 17/11/2017; The Flash vào ngày 16/3/2018; Aquaman vào ngày 27/7/2018; Shazam vào ngày 5/4/2019; Justice League Part Two vào ngày 14/6/2019; Cyborg vào ngày 3/4/2020; và Green Lantern Corps. vào ngày 19/6/2020.

Dịch: © Phương Hà – Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant