“Chó không được phép ở đây, phải không?” anh hỏi.
Cảnh trong phim đạo diễn đầu tay của Bong Joon Ho, Barking Dogs Never Bite (2000)
|
“Ừm, đúng thế. Nhưng không ai tuân thủ cả,” bảo vệ đáp.
Yun Ju tiếp, “Không ai ở cái đất nước này tuân thủ quy định.”
“Đúng, kể từ ngày giải phóng,” bảo vệ tiếp lời.
Thú
vị là, điều này âm hưởng những tính cách tìm thấy trong rất nhiều nhân vật
của Bong Joon Ho, những người không tuân thủ luật lệ hoặc buộc
phải không tuân thủ. Nhân vật Yun Ju ở trên hối lộ để đảm bảo vị trí giáo sư
của mình. Một trong những nhân vật cảnh sát chính trong
Memories of Murder (2003) ngụy tạo chứng cứ. Gia đình trong
The Host (2006) bị buộc phải phá hoại nhà chức trách để tìm Hyun Seo thân thương (Go Ah Sung).
Người góa phụ trong
Mother (2009) tự xử lý hết mọi chuyện để đảm bảo con trai mình không bị mang tội giết chết một sinh viên trẻ. Trong
Snowpiercer (2013), những cư dân phía cuối đoàn tàu nổi dậy và trong
Okja cô bé Mija bất chấp tất cả, kể cả lao vào cửa kính để tìm bạn thân Okja.
Cảnh trong phim Memories of Murder (2003)
|
Kết quả thường là cảm giác hỗn loạn (“hỗn loạn cấp 10” theo lời của nhân vật Mason (Tilda Swinton) trong
Snowpiercer),
đặc trưng hóa nhiều phim của Bong Joon Ho khi ông tìm cách phơi bày
những điều vô lý trong xã hội dẫn tới việc nhân vật của mình phải đưa ra
những lựa chọn như vậy. Ví dụ, tham nhũng ngấm sâu trong
Barking Dogs Never Bite hay cách cảnh sát những năm 1980 được dạy để lấp liếm hơn là điều tra trong
Memories of Murder.
Cách
tiếp cận nổi loạn của Bong Joon Ho với điện ảnh phản ánh qua các nhân vật trong phim của ông khi ông tìm cách làm xói
mòn lỗi cũ, đảo ngược mọi chuyện qua cách kể chuyện và thủ pháp trong thể loại và làm điều gì hoàn toàn cực đoan như
tiết lộ cả một con quái vật trong vài phút đầu tiên của
The Host.
Cách
sử dụng hài hước của Bong cũng rất đáng nói, vì ông có thể đưa vào
những tình huống đen tối nhất một tràng cười hợp tình hợp lý như trong
Memories of Murder.
The Host (2006) tiết lộ cả một con quái vật trong vài phút đầu tiên
|
Cái khiếu phá luật điện ảnh của Bong Joon Ho được chứng minh trong tác phẩm đầu tay
Barking Dogs Never Bite phần lớn bị giới phê bình ngó lơ và là phim duy nhất của Bong Joon Ho thua lỗ ở phòng vé.
Táo bạo và lập dị, nhưng là một tác phẩm đầu tay khác biệt,
Barking Dogs Never Bite
được coi là quá sớm với khán giả năm 2000. Tuy nhiên, quả thật phim
đứng vững trước phép thử thời gian được diễn tả trong bài viết của tạp
chí điện ảnh danh giá nhất Hàn Quốc
Cine 21 có tựa: “
Cine 21 đã nhầm -
Barking Dogs Never Bite”, một năm sau khi phim ra mắt.
Ba năm sau Bong Joon Ho thực hiện kiệt tác vĩ đại nhất của mình
Memories of Murder,
phát hành năm 2003 được giới phê bình khen ngợi, và là thành công phòng
vé đầu tiên của ông. Năm đó là năm quan trọng bởi là một trong những
năm được mùa nhất của điện ảnh đương đại Hàn Quốc với
Oldboy của Park Chan Wook,
A Tale of Two Sisters của Kim Jee Woon,
Save the Green Planet của Jang Joon Hwan và
A Good Lawyer’s Wife của Im Sang Soo cũng ra mắt. Những bộ phim này sau đó đưa Hàn Quốc lên trường quốc tế và cho Bong Joon Ho sự bùng nổ xứng đáng.
Người mẹ làm tất cả để gánh tội cho con trai trong phim Mother (2009)
|
Tác phẩm bom tấn nội địa
The Host của Bong Joon Ho ra rạp mùa
hè năm 2006 sau khi trình chiếu ở Cannes và trở thành phim Hàn Quốc
thành công nhất mọi thời đại. Ví dụ hoàn hảo của điện ảnh Hàn Quốc đánh
bại Hollywood trên chính món tủ, Bong Joon Ho mang đến lời bình dí dỏm
và thông minh một cách tuyệt vời cho mối quan hệ không chắc chắn của Hàn
Quốc với Mỹ.
Ba năm sau Bong Joon Ho đã củng cố thêm tên tuổi của mình với
Mother theo phong cách Hitchcok mang nhiều sự tương đồng với
Psycho
(1960) về cách kể chuyện và thực hiện. Nhưng đây không phải hàng nhái;
Bong Joon Ho một lần nữa nội địa hóa và xoắn thành một thứ hoàn toàn
khác khi đưa hình tượng người mẹ lên đầu.
Snowpiercer
phần lớn diễn ra trên một con tàu với cấu trúc phân tầng xã hội là một
canh bạc lớn của Bong Joon Ho. Phim kinh phí lớn (40 triệu USD) và là
phim bom tấn nói tiếng Anh đầu tiên của Bong Joon Ho cũng như Hàn Quốc.
Nhưng là một thành công thương mại khổng lồ với hơn 9 triệu lượt xem ở
Hàn.
Cảnh trong phim Snowpiercer (2014), phim bom tấn nói tiếng Anh đầu tiên của Bong Joon Ho
|
Bộ phim cũng là chủ đề của tranh cãi về việc Harvey Weinstein đòi cắt 20
phút phim cho bản chiếu ở Mỹ. Bong Joon Ho từ chối; bộ phim được phát
hành thông qua một hãng con và không được trình chiếu trên diện rộng.
Tuy nhiên bộ phim vẫn được coi là tạo ra sự thay đổi ở Mỹ khi được phát
hành ngoài rạp và VOD cùng lúc tạo ra lợi nhuận trên cả hai loại hình
truyền thông này.
Phim mới nhất của Bong Joon Ho
Okja có nguồn vốn từ Mỹ với êkíp sản xuất nội địa, tuy nhiên có nhiều thoại tiếng Hàn hơn
Snowpiercer
và một phần bối cảnh ở Hàn Quốc. Không chỉ vốn đến từ Mỹ, mà còn là một
xuất phẩm của Netflix, dẫn tới tranh cãi cả trong lẫn ngoài nước.
Tại
buổi họp báo ở Cannes, có sự chế nhạo khi biểu tượng Netfilx xuất hiện
và buổi chiếu bị dừng do sự cố kỹ thuật. Các chủ rạp ở Pháp nổi giận vì
Cannes chọn bộ phim Netflix vào tranh giải mà sẽ không phát hành tại các
rạp chiếu Pháp, trong khi ở Hàn Quốc các cụm rạp lớn cũng từ chối chiếu.
Đạo diễn Bong Joon Ho, phải, trao đổi với nữ diễn viên Tilda Swinton trên trường quay Okja
|
Điều quan trọng cần để ý ở đây là Bong Joon Ho không ngại thách thức
những chuẩn mực thông thường của ngành và phá vỡ cái gọi là luật lệ. Bối
cảnh phát hành và trình chiếu phim đang chuyển biến và điều Bong Joon
Ho thể hiện lặp đi lặp lại là ông đang đứng ở tiền tuyến của những thay
đổi đó.
Giống trong phim của ông có những cảnh hỗn loạn như những
chuyện xảy ra ở Cannes, nhưng đây là chỗ cho Bong Joon Ho tỏa sáng, tạo
ra những điều mới mẻ với tư cách một nhà làm phim tiên phong từ chối
tuân theo thói thường. Khả năng nhìn xa trông rộng, Bong Joon Ho là một
trong những đạo diễn có tầm nhìn vĩ đại nhất thế giới.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times