Nhân vật & Sự kiện

Im Kwon Taek đưa truyền thống Hàn Quốc lên màn ảnh rộng

04/09/2012

Một bậc thầy về pansori – một loại hình nhạc thính phòng Hàn Quốc – dẫn đứa con gái và con trai nuôi qua những bãi nước đọng của vùng nông thôn Hàn Quốc. Đoàn hát lâm vào cảnh cuộc sống ngày càng bấp bênh của những nhạc công lưu động trong khi ông chủ của họ, từ chối thỏa hiệp với chất hiện đại, huấn luyện họ một cách nghiêm ngặt môn nghệ thuật truyền thống - sở trường và khát vọng thúc đẩy duy nhất của ông.

Đạo diễn Im Kwon Taek nhận giải Gấu vàng thành tựu trọn đời
của Liên hoan phim quốc tế Berlinale lần thứ 55 tại Berlin năm 2005
[Ảnh: Korea Times]

Một bậc thầy về pansori – một loại hình nhạc thính phòng Hàn Quốc – dẫn đứa con gái và con trai nuôi qua những bãi nước đọng của vùng nông thôn Hàn Quốc. Đoàn hát lâm vào cảnh cuộc sống ngày càng bấp bênh của những nhạc công lưu động trong khi ông chủ của họ, từ chối thỏa hiệp với chất hiện đại, huấn luyện họ một cách nghiêm ngặt môn nghệ thuật truyền thống - sở trường và khát vọng thúc đẩy duy nhất của ông.

Nhưng với một vùng quê biến động trong những đổi thay đột ngột và hàng loạt của xã hội trong những năm 40, 50 và 60, loại hình nghệ thuật của họ mất đi nét đặc sắc, sự tương thích và khán giả của mình. Cậu con trai quyết định từ bỏ cuộc sống hát rong lang thang và đi theo âm nhạc hiện đại. Người cha – tin tưởng rằng chịu đựng là cần thiết để tạo ra một nghệ thuật tuyệt hảo, không có ý định thay đổi theo thời gian và liều mạng giữ chặt sự kiểm soát đối với đứa con gái nuôi của mình, một tài năng ca hát nổi bật – đã dẫn đến việc thực hiện một hành động hung ác không thể quên.

Như vậy đã phác họa được bộ phim Sopyeonjae (1993). (Tựa phim là một loại hình pansori của vùng tây nam Hàn Quốc.) Kịch bản, dựa trên một câu chuyện ngắn, đơn giản nhưng hấp dẫn. Phim cũng bao trùm nhiều đề tài sâu sắc: cuộc chiến không hồi kết giữa truyền thống và hiện đại; cuộc đấu tranh gìn giữ bản sắc, cái giá của việc duy trì tính nghệ thuật vẹn toàn. Pansori, lý do tồn tại của phim, mang đến một phép ẩn dụ cho những cảm giác truyền thống Hàn Quốc bị vây hãm bởi sự thay đổi như vũ bão. Hơn tất cả, bộ phim nắm bắt "han" – cảm xúc cay đắng và bất lực bị kiềm nén, mà nhiều người nói, nằm trong tâm hồn người Hàn Quốc.

Phim với kỹ thuật quay đầy thu hút và nhạc phim ám ảnh, nhưng là một tác phẩm kinh phí thấp với dàn diễn viên không tên tuổi: Nói ngắn gọn, là một phim nghệ thuật. Chính vì vậy, phim chỉ khởi chiếu tại một rạp ở Seoul. Nhưng Sopyeonjae đã nắm bắt ngoạn mục hệ tư tưởng thời đại.

Đạo diễn Im Kwon Taek tạo dáng với máy quay.
Rất nhiều phim trong hơn 100 tác phẩm của ông nói về truyền thống Hàn Quốc

Hàn Quốc năm 1993 là một quốc gia vừa mới dân chủ hóa và đi lên; là một quốc gia sử dụng đòn bẩy thương mại quốc tế một cách khôn ngoan để làm giàu cho chính mình, nhưng phải đối mặt với nhiều áp lực để mở cửa thị trường. Với việc một mặt mở cửa thị trường mặt khác tăng cường du lịch quốc tế một thuật ngữ mới – 'segyewha', hay toàn cầu hóa – đã ra đời. Người Hàn Quốc băn khoăn đâu là nơi xu hướng thú vị nhưng đầy đe dạo này có thể hoặc có nên nắm bắt họ. Vào những năm 80, nhiều sinh viên tập trung năng lượng tình cảm của mình vào việc tranh đấu vì chế độ dân chủ. Nay khi đạt được rồi, đã đến lúc phải tự xem xét lại: Những người Hàn Quốc trẻ tuổi tìm kiếm đặc tính dân tộc của chính mình, khám phá chủ nghĩa dân tộc, truy tìm nguồn gốc của họ.

Bất chấp bị phân phối giới hạn một cách nực cười, Sopyeonjae trở thành một cơn chấn động. Gây xúc động mạnh nhưng không đa cảm lẫn ủy mị, bộ phim trở thành phim Hàn Quốc đầu tiên bán được một triệu vé tại Seoul – sau đó là một triệu vé nữa ngoài thủ đô, phá vỡ kỷ lục phòng vé trước đó. Đây là bộ phim trong nước đầu tiên sản sinh ra một bài nhạc phim thương mại, và một mình khơi dậy niềm yêu thích thể loại pansori. Phim là một thành tựu gần như bất khả thi: một phim nghệ thuật trở thành phim bom tấn.

Sopyeonjae, hơn hết, là sự sáng tạo của chính đạo diễn phim, Im Kwon Taek.

Sinh năm 1936 trong một gia đình nghèo tại tỉnh Jeolla, Im Kwon Taek lớn lên tại thành phố tây nam của Gwangju, tại đây ông hoàn thành những năm trung học của mình. Gia đình ông hứng chịu cuộc chiến tranh Triều Tiên, khiến cho Im Kwon Taek phải chuyển đến Pusan, và lao động chân tay. Ông chuyển tới Seoul năm 1956, ở đó đạo diễn Chung Chang Hwa đề nghị cho ông một công việc trong vai trò trợ lý sản xuất đổi lấy phòng ở và cơm ăn.

Sopyeonjae, từng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất và Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại liên hoan phim quốc tế Thượng Hải.
Phim còn giành hơn 24 giải thưởng tại Hàn Quốc, ba giải ở nước ngoài
.

Sau năm năm học nghề tại Chungmuro - Hollywood của Hàn Quốc - Im Kwon Taek đã học đủ để Chung Chang Hwa gợi ý ông làm đạo diễn. Tác phẩm đầu tiên Im Kwon Taek chỉ đạo, Farewell Tumen River – một phim hành động về những chiến sĩ chống Nhật Bản giành độc lập – xuất hiện năm 1962.

Trong nhiều năm, ông sản xuất thiên về số lượng hơn chất lượng những phim thuộc thể loại có tính công thức – phim lịch sử quy mô lớn – để thỏa mãn nhu cầu phim trong nước, nhưng vẫn ao ước những tác phẩm nghiêm túc hơn. Năm 1979, ông thực hiện được khát vọng này, giành được sự chú ý giới phê bình với Geneology. Năm 1981, Mandala giành được sự ủng hộ nhiệt liệt hơn nữa. Bộ phim dựa trên một tiểu thuyết, nói về hai nhà sư chọn con đường khác nhau và cho thấy khung hình thu hút của Im Kwon Taek. Phim giành một giải Grand Prix tại Liên hoan phim Hawaiian tại thời điểm chỉ có vài phim Hàn Quốc được chiếu ở nước ngoài.

Tuy nhiên, nhu cầu tăng thêm các tác phẩm thương mại vẫn đặt ra. Son of the General (1991) của Im Kwon Taek – một phim đấu giá võ thuật nhàm chán về một tên xã hội đen quả cảm và nhà hoạt động chính trị chủ trương chiến đấu chống Nhật giành độc lập – kéo theo hai phần kế tiếp. Theo đưa tin, sự thành công của loạt phim này chính là thứ dẫn đến việc các nhà sản xuất cho phép ông thực hiện những dự án mà ông ấp ủ, về một nhóm ca sĩ pansori đấu tranh để tồn tại trong thời hiện đại.

Sopyeonjae đã giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất và Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải lần thứ nhất, được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Cannes lần 46 và Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 50. Cuối cùng phim đã giành 27 giải thưởng tại Hàn Quốc, ba giải ở nước ngoài. Năm bộ phim ra mắt, Im Kwon Taek được tạp chí Dong-a Ilbo vinh danh là “Người đàn ông của năm”.

Cảnh trong Chihwaseon, nói về cuộc đời của một họa sĩ vĩ đại thế kỷ 19.

Thành công bất ngờ của phim đem lại cho Im Kwon Taek sự tự do nghệ thuật ông khao khát. Hầu hết những phim của ông sau đó khai thác sâu vào truyền thống Hàn Quốc.

Sau Sopyeonjae, tác phẩm đầu tiên của ông, Festival (1996), là về một gia đình phiền phức tụ họp tại một đám tang. Về phim này, Im Kwon Taek viết, “Tôi muốn cho khán giả những người xem phim này một khoảnh khắc để nghĩ về điều gì là thực sự giá trị và quý báu trong thế giới thay đổi nhanh chóng của chúng ta. Lúc này, tôi nhận thức mục đích này là nghĩa vụ của tôi trong vai trò đạo diễn.”

Festival chỉ là một thành công vừa phải. Chunhyang (2000) chứng kiến sự quay lại của Im Kwon Taek gần với tầm cao của Sopyeonjae. Phim kể lại một câu chuyện dân gian được yêu mến về hai người yêu nhau phải đối mặt với sự bất công và đau khổ dưới triều đại Joseon Hàn Quốc và giành được sự chú ý bởi kỹ thuật quay lộng lẫy cũng như nhạc phim dựa trên pansori của phim.

Chihwaseon (Painted Fire, 2002) gắn với tên tuổi của Im Kwon Taek. Phim là một sự phác họa nổi bật về một họa sĩ Hàn Quốc phá vỡ quy tắc tại thế kỷ 19 đã đem về cho Im Kwon Taek giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes.

Những tác phẩm gần đây nhất của ông ít thu hút hơn. Beyond the Years năm 2007 được giới thiệu là phần trước của Sopyeonjae nhưng chỉ giành được thành công vừa phải; bộ phim mới nhất của ông năm 2011 Hanji về nghệ thuật làm giấy truyền thống Hàn Quốc cũng thất bại trong việc khuấy động.

Tuy nhiên, ngay cả khi danh tiếng của ông hiện giờ bị che phủ bởi những đạo diễn hợp thời hơn dẫn đầu “làn sóng Hàn”, Im Kwon Taek là người cha của nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc. Hơn thế, trong khi những đạo diễn gần đây sản xuất thiên về số lượng hơn chất lượng những phim tình cảm, đấu giá, hồi hộp và phim hài, Im Kwon Tael được chú ý bởi ông tập trung vào những đề tài đặc biệt, lấy Hàn Quốc làm trung tâm.

Điều này khiến ông trở thành một biểu tượng. Im Kwon Taek đã giới thiệu với người xem phim toàn cầu những cảm xúc Hàn Quốc, nâng bậc chất lượng của nền công nghiệp điện ảnh nước nhà – và chứng minh rằng việc thực hiện những điều này mà vẫn đạt kha khá lợi nhuận là điều có thể. Ngay cả trong thời đại mạng, điện ảnh vẫn giữ được vị trí là một trong những phương tiện thông tin mạnh và phổ biến nhất. Theo lời hậu thế, không danh sách những phim Hàn Quốc tuyệt vời nhất nào có thể hoàn thiện nếu thiếu tác phẩm tiêu biểu của Im Kwon Taek: Sopyeonjae.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi