Nhân vật & Sự kiện

Khi võ sĩ đạo gặp cao bồi: Tại sao Nhật Bản chào đón những tác phẩm làm lại của Hollywood

08/08/2016

Chuyện là Akira Kurosawa không quá ấn tượng với The Magnificent Seven, phiên bản làm lại tác phẩm cổ điển Seven Samurai năm 1954 do chính mình đạo diễn của John Sturges năm 1960 đầy ồn ào, đánh dấu nỗ lực tái hiện tác phẩm có một không hai này trong bối cảnh Mexico thời đại miền Tây cũ, một sự “thất vọng”, dẫu là một phim “giải trí”.

Những nhà phê bình lúc đó không thể thấy sự thất bại đã từng của Sturges trong việc tái hiện lại nỗi ám ảnh những hình thái xã hội Nhật Bản cứng nhắc của phiên bản gốc: Howard Thompson của tờ New York Times gọi bản làm lại đó là một “sự tái hiện xanh xao, khoe khoang và quá dài dòng của bản gốc” và thiếu “tính hồi hộp lạnh như băng” và “cận kề xuất sắc với hiển lộ chân dung con người” trong phim của Kurosawa.

Naomi Watts trong bản làm lại Ringu năm 2002 của Mỹ

Và mặc dù vậy, nhiều thập kỷ sau đó, hết lần này đến lần khác Hollywood tước đoạt những giá trị văn hóa Nhật Bản với những bộ phim cướp bóc thô bạo của Eli Wallach. Vào cuối những năm 1990, sự thành công của phim lạnh gáy siêu nhiên ghê sợ Ringu của Hideo Nakata đã khởi nguồn cho một chuỗi những bản tiếp theo và làm lại của Mỹ, cũng như một loạt tác phẩm làm lại những phim kinh dị Nhật Bản khác: Pulse, The Grudge, One Missed Call, và Dark Water tất cả đều dựa trên phim gốc của châu Á. Gần đây hơn, 47 Ronin của Keanu Reeves đã thu hút nhiều phê bình khi dựa trên truyền thuyết quốc dân của Nhật Bản về những võ sĩ đạo không người lãnh đạo đã trả thù cho chủ của họ, nhưng lại dùng diễn viên từ Bill & Ted’s Bogus Journey này.

Tuần đầu tháng 7 đã chứng kiến những tin đồn từ cuộc họp báo về việc bộ truyện tranh kinh điển Lone Wolf and Cub, là khởi nguồn cho sáu phim Nhật Bản và phim Shogun Assasin rất nổi tiếng với phương Tây (được chỉnh sửa lại để phù hợp với khán giả Mỹ từ hai phim đầu trong loạt phim) đang được Hollywood làm lại, nhưng với dàn diễn viên toàn người Nhật Bản, trong khi đó nhắc nhở rằng bộ truyện tranh được sùng bái Akira sẽ được làm lại dưới dạng phim người thật, lần này là bởi đạo diễn Fast and Furious Justin Lin.

Scarlett Johansson trong Ghost in the Shell

Hồi tháng 4, Scarlett Johansson đã vướng vào một cơn bão dư luận trên Twitter sau khi bức ảnh đầu tiên của ngôi sao Avengers này trong vai nữ cảnh sát người máy thiếu tá Kusanagi trong phim người thật làm lại phim hoạt hình Ghost in the Shell được sùng bái lên mạng. Các phê bình tập trung vào ngoại hình truyện tranh lạnh lùng của nữ diễn viên người Mỹ này, với bộ tóc giả kiểu người máy xanh và đen. Một số tin đồn, mà hãng phim Paramount đã bác bỏ, thậm chí còn cho rằng các nhà sản xuất ban đầu đã xem xét đến việc sử dụng công nghệ CGI để khiến Johansson giống người Nhật hơn. Một cuộc trưng cầu, hiện đã có hơn 100.000 người ký tên, bày tỏ mong muốn một diễn viên gốc Đông Á đảm nhận vai diễn này.

Tuy nhiên, tại Nhật Bản, nhiều người thấy khó hiểu về cuộc tranh cãi đó. “Họ náo nức với việc Johansson đảm nhận một nhân vật manga biểu tượng và tin rằng sự xuất hiện của cô chỉ nhằm mục đích phổ biến hơn nữa bộ truyện này,” John Berra, đồng tổng biên tập trang mạng phim châu Á VCinema và biên tập của loạt sách Directory of World Cinema: Japan cho biết. “Ở khía cạnh này, người hâm mộ Nhật Bản có cái nhìn khách quan hơn người hâm mộ phương Tây.”

Berra tin rằng sự giao thoa thụ phấn giữa các hãng phim Hollywood và Nhật Bản hiện “được chấp nhận một cách rộng rãi và chào đón ấm áp tại quê nhà nếu tác phẩm thành công,” nhấn mạnh vào sự phổ biến gần đây của các phiên bản Godzilla và bản làm lại Ringu của Gore Verbinski của Warner Bros tại Nhật Bản.

Bản làm lại Godzilla gần đây

Bất kỳ bản làm lại nào đều phải tôn trọng nguyên tác từ việc sử dụng đúng tài năng và những giá trị sản xuất phù hợp để bản gốc không bị ghét bỏ,” anh nói. “The Ring rất nổi tiếng ở Nhật Bản, bởi vậy mặc dù sự mơ hồ của bản gốc đã được làm sáng tỏ để phù hợp với khán giả phương Tây, chủ đề và cách kể chuyện phần lớn vẫn được giữ nguyên và không khí đầy lo sợ đã được chuyển một cách thành công vào bản dàn dựng của Mỹ này.”

Sáng tạo là dòng chảy hai chiều. Unforgiven, Sideways và (kém thành công hơn) Ghost đều đã được làm lại tại Nhật, và thậm chí chúng ta còn có thể thấy dấu ấn của nền công nghiệp Mỹ trong tác phẩm đầu thời đại phim câm của Yasujirō Ozu nổi tiếng với Tokyo Story, người cũng đã vay mượn từ Ernst Lubitsch, Charlie Chaplin và Harold Lloyd.

Jasper Sharp, nhà phê bình phim và tác giả của The Historical Dictionary of Japanese Cinema (2011), tin rằng những kết luận về việc đánh cắp văn hóa gần đây nên chờ thời gian thi hành án.

Ghost in the Shell xây dựng một thế giới trong đó không có giới hạn, mọi ranh giới giữa người và máy và giữa thế giới thật và ảo đều mờ nhạt,” anh nói. “Nhân vật của Johansson Thiếu tá Kusanagi là một người máy tự động hoàn toàn trong truyện gốc, mặc dù cô có nhận thức của con người. Vì vậy có tranh luận rằng liệu nhất thiết cô phải có ngoại hình Nhật Bản hay không, bởi nhân vật truyện tranh về cơ bản được vẽ với ngoại hình người da trắng.”

Bản làm lại năm 2016 The Magnificent Seven,
dựa theo Seven Samurai của Akira Kurosawa

Hồi tháng 9 năm ngoái, một phiên bản mới của The Magnificent Seven được lên lịch ra rạp, với Chris Pratt, Denzel Washington và Ethan Hawke đeo súng Smith & Wessons để bảo vệ một ngôi làng nghèo khó khác, lần này được chuyển đến phía bắc biên giới Mexico. Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng, có vẻ phim này của Antoine Fuqua sẽ không cố gắng làm gì khác hơn là tái hiện không khí tuân thủ một xã hội khắc nghiệt dễ gây bối rối của thời đại phong kiến Sengoku so với tác phẩm gốc năm 1960 của phim. Nhưng một lần nữa, có vẻ sẽ không có phàn nàn gì đến từ quê hương của Kurosawa.

Sharp tin rằng chỉ khi Hollywood chơi kiểu “thiếu trách nhiệm” với giá trị văn hóa châu Á thì phiền toái mới phát sinh, như trong trường hơp Memoirs of a Geisha (2005) của Rob Marshall, bị phê phán tại Nhật Bản, do dàn diễn viên chủ yếu là người Trung Quốc.

“Akira thực ra đặc biệt không phù hợp để Hollywood làm lại, bởi phim ngầm giải quyết những vấn đề như sự thất bại trong chiến tranh của Nhật Bản và những cuộc biểu tình của sinh viên nước này thập niên 1960,” anh nhấn mạnh. “Có nhiều điều đối với bộ phim hơn chỉ là mãn nhãn, và tôi nghi ngờ rằng sẽ bị chôn vùi dưới một công thức phim hành động đơn giản trong bất kỳ bản làm lại nào.

Bản làm lại Ringu của Gore Verbinski

Lone Wolf and Cub đã được “địa phương hóa” nhằm phù hợp với khán giả Mỹ với phiên bản Shogun Assasin được lồng tiếng và biên tập lại năm 1980. Tôi không thực sự hứng thú xem bản làm lại này của Hollywood, nhưng về cơ bản, nếu những phim đó thu hút sự chú ý đến điện ảnh Nhật Bản, thì không phải là chuyện xấu.”

Liệu bản thân Kurosawa có đồng ý không vẫn là tranh cãi.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Guardian