“Nên bắt đầu từ đâu?” là câu hỏi thường xuyên được đặt ra với những những người muốn giới thiệu phim của Hong Sang Soo.
Những người hâm mộ trung thành của đạo diễn Hàn Quốc này đã đưa ra rất
nhiều ý kiến về phim tệ nhất và hay nhất của ông – một vấn đề gây tranh
cãi và vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, bởi sự tương đồng bao
trùm trong những tác phẩm của ông, Hong Sang Soo còn khiến cho người hâm
mộ cảm thấy khó khăn hơn nữa trong việc lựa chọn một bộ phim, nếu như
có thể, mang tính đại diện.
Đạo diễn Hong Sang Soo
Tác giả bài viết này thường thấy bản thân mình tuân theo quy tắc sau đây
khi thưởng thức phim của Hong Sang Soo: đừng đưa ra lời nhận xét cuối
cùng, cho tới khi bạn xem ít nhất ba phim. Đây có lẽ là cách hợp lý duy
nhất để nhận định liệu có hay không việc những tác phẩm điện ảnh đầy
tính trữ tình của Hong được sản xuất nhằm hướng tới một đối tượng khán
giả cụ thể. Những khán giả này, dù đã quen hay chưa quen với tiết tấu
phim của ông, đều cần có nhiều thời gian để tìm hiểu.
Có thể nói
rằng, Hong Sang Soo không đơn thuần chỉ là một trong số những nhà làm
phim thông thường, mà là người có thể làm ra những bộ phim với cùng một
trường liên tưởng, mỗi bộ phim đều như đang giao tiếp với một bộ phim
khác; mỗi bộ phim mới ra đời đều tác động một cách tinh vi, thay đổi
tiền kiến của người xem về chúng.
Tất cả những bộ phim của Hong
đều chứng minh cho điều ấy, vào ngày bộ phim mới nhất của Hong Sang Soo
được ra mắt, những khán giả không quen thuộc với phong cách làm phim của
ông lại một lần nữa bị đặt vào thế bất lợi. Nhưng điều này có thể thay
đổi. Với việc bộ phim
Nobody’s Daughter Haewon được trình chiếu
tại Liên hoan phim New York, những khán giả mới có thể coi đây là một
lời dẫn nhập vắn tắt, khuyến khích họ tiếp cận những bộ phim của đạo
diễn Hong Sang Soo và nhanh chóng bắt kịp tốc độ một cách ít đáng sợ
hơn.
1. Sự lặp lạiBởi sự vận động thất thường của
bộ phận phát hành phim Mỹ, Hong Sang Soo đã có ba bộ phim dài được ra
mắt tại Mỹ trong năm 2013:
Oki’s Movie,
The Day He Arrives và
In Another Country.
Cả ba bộ phim này, một cách ngẫu nhiên, lại đều dùng thủ thuật cấu trúc
kỳ lạ, với những sự kiện, những cuộc trao đổi, và đôi lúc là cả một
cảnh phim dài được lặp đi lặp lại không mục đích.
Cảnh phim The Day He Arrives
Tất cả những bộ phim của Hong Sang Soo đều sử dụng sự lặp lại với một
chút thay đổi – tái hiện một sự kiện từ nhiều góc nhìn khác nhau, các
nhân vật lặp lại thái độ của mình một cách ngẫu nhiên với những nhóm
người khác nhau, trong một số trường hợp thậm chí những sự kiện xảy ra
trong đời thật cũng được phản chiếu vào trong bộ phim thông qua sự đảo
ngược – nhưng rất hiếm khi những sự hoán đổi này tạo ra được những ranh
giới rõ ràng.
Đây là một trong những lý do khiến cho những bộ phim như
In Another Country
khó có thể mang giới thiệu cho những khán giả lần đầu tiên tiếp cận
những tác phẩm điện ảnh của Hong Sang Soo. Các nguyên tắc cấu thành của
những bộ phim kiểu này quá đơn giản và rõ ràng, khiến cho những người
không thể nhận ra sự lặp lại của mô hình này gặp phải những khó khăn
trong việc nắm bắt tổng thể bộ phim.
Điều cần ghi nhớ: Nên biết
rằng sự lặp lại đóng vai trò quan trọng trong những sản phẩm nghệ thuật
của Hong Sang Soo. Và cũng đừng nên tiêu tốn thời gian vào việc sắp xếp
các sự kiện theo một trình tự thời gian hay sắp xếp các đường chuyện
phức tạp ra ngô ra khoai. Những bộ phim của Hong Sang Soo không giống
với trò chơi xếp hình – bạn hoàn toàn không có trách nhiệm phải “giải
quyết” chúng.
2. Những góc quayPhong cách làm
phim của Hong Sang Soo, vừa cứng nhắc vừa dễ dãi, thường xoay quanh
những hình ảnh mấu chốt: hai cảnh cỡ trung trong đó người ta đang nói
chuyện trên phố, những cú máy góc thấp từ góc của một chiếc bàn trong
quán rượu hay nhà hàng; đôi lúc, là những cảnh phổ biến nhất, một cú máy
dài trong không gian mở đột ngột chuyển hướng (chứ không cắt cảnh) tập
trung vào đặc tả.
Cảnh phim Tale of Cinema
Lần đầu tiên được sử dụng trong bộ phim
Tale of Cinema (năm
2005), góc quay này ban đầu bị nhìn nhận là một hành động phá hoại, phá
vỡ những quy ước đã được đặt ra trong nghệ thuật quay phim thường tập
trung vào hình dáng. Thực ra cứ theo nó là được. Hong Sang Soo rất hiếm
khi sử dụng cách truyền thống để tập trung vào tiêu điểm. Ông sử dụng nó
thay cho cách chuyển góc quay hoăc dàn xếp lại bố cục khi thể hiện sự
nối tiếp giữa các cảnh. Và dù cách quay này thường mang lại cảm giác
ngẫu hứng hoặc không bị gò bó, nó thể hiện sự căn chỉnh và tính toán
thời gian tuyệt đối, như tất cả những khuynh hướng khác của Hong Sang
Soo. Sự khác biệt này có lý do: Hong Sang Soo muốn khán giả của mình
nhận ra những tính toán của cảnh quay, chú ý đến không gian và thời
gian.
Điều cần ghi nhớ: Đây là bước tiến xa nhất có thể đạt được
từ cách làm phim nghiệp dư. Do đó đừng mắc sai lầm nhiều người từng mắc
phải là bỏ qua nó vì không theo quy tắc. Hãy chú ý tới việc góc máy đó
đã được sử dụng như thế nào, và sự sắp xếp góc máy ấy tạo ra khác biệt
như thế nào.
3. Nhiều cảnh uống rượuSoju là món đồ
uống có cồn phổ biến ở Hàn Quốc, trong trường hợp bạn chưa nghe qua.
Thứ đồ uống này được bán với giá rẻ và (theo như cảm nhận của cá nhân
tác giả) nắm một vị trí quan trọng đáng kinh ngạc – điều này có lẽ không
cần phải nghi ngờ bởi soju có mặt ở khắp nơi trong văn hóa cộng đồng
Hàn Quốc. Không màu, gần như không vị, được bán trong những chai thủy
tinh xanh quen thuộc – thứ thường xuyên xếp kín các mặt bàn trong phim
của Hong Sang Soo, soju tạo ra một ấn tượng mạnh về sự tham lam và lãng
phí.
Một cảnh phim của Hong Sang Soo có soju
Cảnh tinh tế nhất của Hong Sang Soo có lẽ là cảnh quay một nhóm bạn đang
ngồi uống rượu cùng nhau; họ uống rất nhiều soju trong khi bàn luận về
tình yêu và cuộc đời – đây là cảnh quay mà bạn sẽ thấy xuất hiện ít nhất
là một lần trong tất cả các bộ phim của ông từ trước tới nay. Là một
vật rõ ràng và bất biến thuộc về cuộc sống thực tại xuất hiện giữa tâm
hồn lãng mạn của tuổi đôi mươi, soju đối với Hong Sang Soo vừa giống như
một ý tưởng về chất bôi trơn cho các hoạt động xã hội, lại vừa giống
như một phương tiện để kể chuyện, nhanh chóng có thể chuyển đổi nhân vật
từ trạng thái điềm đạm và ngoan ngoãn sang một cơn bốc đồng của cảm xúc
cần phải được sẻ chia, mà ngọn nguồn chính là nỗi cô đơn và cơn say bí
tỉ.
Điều cần ghi nhớ: Chưa có phim nào của Hong Sang Soo lấy việc
nhậu nhẹt làm chủ đề – ít ra không trực tiếp – nên hãy ít chú ý đến
lượng soju người ta uống, mà chú tâm vào những tương tác được xúc tác
diễn ra sau đó.
4. Phụ nữNếu sự nghiệp điện ảnh
của Hong Sang Soo, tính đến ngày hôm nay, có một hướng phát triển rõ
ràng, thì mục tiêu chính là miêu tả sâu sắc hình ảnh người phụ nữ — sự
phát triển nghệ thuật góp phần xóa nhòa những lo ngại về tính đàn ông
trong những sản phẩm điện ảnh đầu tay của ông.
Tất cả những bộ
phim của ông, ở một mức độ nào đó, đều đề cập đến vấn đề bạo hành phụ nữ
của nam giới, nhưng một khi phim đã nhìn thẳng không nao núng vào những
xấu hổ và ân hận của những tên khốn đó, thì phim đã có những chuyển
biến trong thái độ và thực sự nhận ra những người phụ nữ tự tìm kết thúc
cho mình (thay vì thần tượng hóa họ).
Nobody's Daughter Haewon
Cái mốc của sự thay đổi này, theo như người viết nghĩ, là vào khoảng năm 2005, bộ phim
Tale of Cinema.
Bộ phim là việc tìm kiếm sự kết nối hợp lý sự thất bại của một người
phụ nữ khi người yêu cũ cô không nhận ra anh ngốc thế nào trong mối quan
hệ của họ, dù điều này thể hiện rõ trong sự nghiệp của anh ta.
Trong bộ phim
Oki’s Movie,
Hong Sang Soo đã hoàn toàn kiểm soát hướng tiếp cận này. Một phần ba
cuối phim là một bộ phim ngắn do nhân vật nữ chính làm, nói về những
người đàn ông khác trong phim – một cú lộn ngược dòng đầy khéo léo đã
sắp xếp lại tất cả những điều đã diễn ra ở phía trước. Ba bộ phim gần
đây nhất của Hong, tính cả
Nobody’s Daughter Haewon và
Our Sunhi được ra mắt trong năm 2013, đều xoáy sâu vào nữ chính.
Điều
cần ghi nhớ: Đạo diễn Hong Sang Soo đã mất rất nhiều thời gian mới có
thể tìm ra sự tự nhận thức cũng như những mối quan hệ với phụ nữ. Và
cũng cần phải nhớ rằng Hong Sang Soo là một người đàn ông đứng đắn và
giàu thành ý dù các tác phẩm trước đây của ông dường như mâu thuẫn với
điều này.
5. Tự phê bìnhĐiều này có thể hiểu là,
những cố gắng của Hong Sang Soo trong việc tự phê bình tình sử của ông:
không ít lần ông đã đưa con người mình vào các nhân vật trong phim, rất
khó để xem họ là điều gì khác ngoài bóng dáng của ông. Gần như tất cả
trong số 15 bộ phim của Hong Sang Soo tính tới ngày hôm nay đều có một
tấm màn mỏng che đi sự hiện diện của ông trong những nhân vật ấy, thường
là một đạo diễn Hàn Quốc, một giáo sư điện ảnh tại một trường đại học
địa phương, hay một ai khác hòa trộn hai yếu tố trên.
Our Sunhi
Trong khi các nhân vật tập trung vào câu chuyện, kết cục của chúng
thường ít nhiều liên hệ với con người và nghề nghiệp của ông, có thể đó
là mối quan hệ không được tốt với những người hâm mộ trẻ tuổi (như
trường hợp của phim
The Day He Arrives) hay khó khăn của ông trong việc đưa lý tưởng nghệ thuật của mình (như trong
Woman In the Beach)
tới những người xung quanh. Khi những nhân vật này xuất hiện với vai
phụ – điều thường xảy ra trong những bộ phim tập trung vào phụ nữ -
những lỗi lầm thường gây day dứt hơn, đặc biệt là khi tán gái là vấn đề
chính.
Điều cần ghi nhớ: Việc tìm hiểu sâu hơn mối liên hệ giữa
những nhân vật đạo diễn hay giáo viên của Hong Sang Soo với chính bản
thân ông, vì rõ là các phim có xu hướng tự truyện. Điều cần phải ghi nhớ
là khao khát được nhìn thấy con người mình trên màn ảnh của Hong Sang
Soo luôn phải được nhắc đến khi đánh giá về những hành vi của ông: ngay
cả khi những sự liên hệ chính xác là 1:1, thì động lực đến từ sự phản
chiếu của bản thân.
Dịch: © Anh Phan @Quaivatdienanh.com
Biên tập: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi