Tin tức

10 phim hoạt hình đẹp nhất từng được làm ra

15/08/2013

Mỗi người nhìn nhận vẻ đẹp khác nhau. Thẳng thắn mà nói, điều này đúng đến nỗi tác giả không hề xem đó là một câu nói sáo rỗng. Đây là lý do vì sao mọi danh sách tốp 10 đều hơi ngớ ngẩn, và bản chất những danh sách đó, đa phần không nói gì về cái đẹp.

Việc ngồi xuống và liệt kê mười phim hoạt hình đẹp nhất mọi thời đại về mặt thẩm mỹ có vẻ không khả thi. Nhưng tại trang Film.com này, chúng tôi không tin vào hai chữ “không thể” (thực ra, chúng tôi còn chẳng tin bộ phim The Impossible (Thảm họa sóng thần – ND) cơ mà), nên kiểu gì thì tác giả cũng sẽ làm thử.

Fantasmagorie

Mặc dù thật lố bịch khi khẳng định danh sách kiểu này đáng tin cậy, nhưng tác giả cố gắng đảm bảo rằng danh sách ít nhất cũng mang tính đại diện. Những tác phẩm hoạt hình tuyệt vời nhất không phải đều được vẽ bằng tay, nhưng cũng không phải dựng bằng máy tính hết. Phim hoạt hình cũng lâu đời như phương tiện truyền thông, có lẽ bắt đầu bằng phim Fantasmagorie (1908). Kể từ đó, rất nhiều kỹ thuật xuất hiện, nhiều hơn so với một số kỹ thuật mà tác giả cố gắng nêu bật trong bài viết này. Ngoài ra, không nên bỏ qua phương diện nghệ thuật quốc tế. Hoạt hình không chỉ là Disney và các hãng phim Hollywood, hay cả như Studio Ghibli. Và với những phim hơi sặc sỡ như Turbo chạy đua vào rạp, điều quan trọng là hãy nhớ rằng hoạt hình còn hơn rất nhiều những phim mà khán giả thời nay bỏ tiền đi xem.

Cuối cùng, tác giả chỉ muốn nhấn mạnh rằng phim hoạt hình thật sự rất hay. Điều đó nghe cũng ngớ ngẩn. Nhưng các phim hoạt hình không xuất hiện trong danh sách của tạp chí điện ảnh Sight and Sound, những phim này cũng hiếm khi đoạt giải Oscar nào khác ngoài hạng mục phim hoạt hình, và nhiều nhà phê bình dường như mặc định rằng nghệ thuật hoạt hình chỉ dành cho con nít. Về mặt lý thuyết, việc các nhà làm phim hoạt hình được tự do tuyệt đối để làm bất cứ điều gì họ muốn với khung hình khiến những người chuyên nghiên cứu hoạt hình thấy hào hứng chứ không chán. Hãy xem danh sách này hơi giống kêu gọi thức tỉnh.

10. Phim Grave of the Fireflies của Isao Tokahata (1988)

Khi thảo luận về vẻ đẹp trong hoạt hình, chúng ta thường nghĩ đến những thứ dễ thương. Phong cảnh nguyên sơ đẹp ngoạn mục, những gam màu ấm, mái tóc được tô vẽ hoàn hảo của các nàng công chúa trong phim Disney. Nhưng cũng có thành tựu nghệ thuật trong việc dựng nên những tấn thảm kịch, thậm chí là những bi kịch khủng khiếp nhất. Bộ phim Grave of the Fireflies (Mộ đom đóm) của Isao Tokahata là một ví dụ tuyệt vời, là bức chân dung cảm động về hai đứa trẻ mắc kẹt trong đợt thả bom mở rộng của Mỹ nhắm vào các thành phố của Nhật vào tháng cuối cùng của Thế chiến thứ 2. Sự liên tưởng những quả bom đến những con đom đóm thể hiện sự ngây thơ của trẻ em trong thời chiến và sự tàn phá to lớn giáng xuống nhiều thành phố ở Nhật (trước cả lần thả trái bom hạt nhân cuối cùng). Vẻ đẹp của bộ phim khiến mọi người rơi lệ.

9. Phim Waltz with Bashir của by Ari Folman (2008)

Bộ phim tài liệu của Ari Folman nói về những trải nghiệm bản thân ông trong cuộc chiến Lebanon năm 1982 còn đẹp hơn nữa theo cách rất khác biệt. Kỹ thuật của Folman trông có vẻ như rotoscope (kỹ thuật vẽ trên phim quay người thật), nhưng thật ra đó là sự kết hợp độc đáo giữa hoạt hình truyền thống và trên máy tính. Kết quả cho ra hiệu ứng thực tế ảo gạn lọc những nỗi sợ chân thực mà đạo diễn/nhân vật chính đã chứng kiến qua những đợt ký ức. Những hình ảnh tạo ra phần nào thể hiện vẻ đẹp trong bi kịch, khắc họa ký ức sống động mà không biến cuộc tàn sát sâu trong quá khứ của Folman trở nên tầm thường.

8. Phim Coraline của Henry Selick (2009)

Bốn phim trong danh sách này được làm trong mười năm trở lại đây, mà tác giả biết là có thể không chứng minh được với nhiều độc giả. Tác giả muốn nhấn mạnh rằng giai đoạn thú vị nhất với phim hoạt hình không nằm trong thời kỳ hoàng kim của Hollywood từ những năm 30-50, mà rất có thể sẽ diễn ra ở thời điểm hiện tại. Nhưng cũng không phải chỉ toàn phim hoạt hình dựng bằng máy vi tính. Hãng Laika xuất hiện trong vai trò sản xuất phim điện ảnh hồi năm 2009 với phim Caroline, câu chuyện cổ tích u ám rất hay được dựng bằng kỹ thuật quay hình tĩnh, chuyển thể từ tiểu thuyết của Neil Gaiman. Phim rất ám ảnh, và với chiến thắng của phim ParaNorman năm 2012, hãng Laika đang đi đúng hướng.

7. Phim Fantastic Planet của René Laloux (1973)

Phim Fantastic Planet vô cùng khác lạ so với thể loại khoa học viễn tưởng tuyệt vời ở thập niên 70. Phim của René Laloux là một tuyệt phẩm quay hình tĩnh cắt từ giấy, thể loại mà nhiều người trong số chúng ta liên tưởng ngay đến những chàng ngốc nhóm Monty Python của Terry Gilliam. Phim nói đến rào cản, khai khác sự kỳ lạ tuyệt vời nhưng không lạnh lùng, nói cách khác là không quá xa cách. Phim có thể không phải câu chuyện ngụ ngôn khó hiểu nhất, nhưng những hình ảnh trong phim chính là điều mà tác giả hy vọng tìm thấy ở bất cứ một hành tinh xa xôi nào.

6. Phim Paprika của Satoshi Kon (2006)

Tuyệt tác được sắp lớp điên rồ của Satoshi Kon khiến phim Inception trông thật ngu ngốc, hay chí ít thì cũng quá ảm đạm. Một đoàn người điên cuồng cùng đi qua giấc mơ chung ở trung tâm của Paprika có thể nhìn còn thú vị hơn bất cứ phim nào của Christopher Nolan, nhưng chuyện đó để khi khác sẽ nói. Những tầng ý thức trong vũ trụ khác thường của Kon mở rộng ra với sự thích thú và vô số gam màu táo bạo, phong phú hơn cả giấc mơ điên rồ nhất của bạn.

5. Phim WALL-E của Andrew Stanton (2008)

Cảnh mở đầu của WALL-E rất có thể là đỉnh cao trong tất cả các phim hoạt hình dựng bằng máy vi tính, ít nhất là cho đến giờ. Vậy nếu cảnh đó diễn ra quanh một đống rác khổng lồ thì sao? Đó là phần mấu chốt về vẻ đẹp trong phim. Nắm chắc sự đơn giản là thành công của phim, cần có một nỗ lực kỹ thuật cực kỳ phức tạp để tạo ra điều khiêm tốn nhưng có tham vọng nghệ thuật lớn. Việc làm chủ được sự mâu thuẫn này, câu chuyện không gian về hai rôbô không biết nói, là thành quả tuyệt vời của Pixar.

4. Phim Princess Mononoke của Hayao Miyazaki (1997)

Bây giờ mà chọn ra một phim của Hayao Miyazaki thật không dễ dàng. Phim Spirited Away thì quá “khủng” rồi, và đôi khi còn được gọi là phim hoạt hình hay nhất từng được làm. Nhưng phim Princess Mononoke có thể chỉ suýt đến mức là tác phẩm nghệ thuật hay. Phim là sự định nghĩa lại từ ‘thừa mứa’, với ý định làm mỗi một miêu tả trước đó về khu rừng trong phim trông như bãi đậu xe. Bộ phim gần làm được. Riêng vị thần nai là ý tưởng thiên tài, nhưng mọi thứ xung quanh hoàn toàn khớp với sự khẳng định chắc nịch vào toàn bộ vẻ đẹp tự nhiên. Phim hoạt hình này làm cho phim Avatar mà tất cả chúng ta đều yêu thích trông hơi ngớ ngẩn.

3. Phim The Adventures of Prince Achmed của Lotte Reiniger (1922)

Bộ phim hoạt hình đẹp thứ ba mọi thời đại cũng là phim cũ nhất còn sót lại. Khó có thể tìm được thứ gì trên đời hoàn hảo hơn nghệ thuật rối bóng của Lotter Reiniger. Những hình ảnh được lên màu thật chi tiết và dựng khéo đến nỗi khó mà tin đây là phim rất cũ và còn rất thô sơ. Theo cách nào đó, đây là bộ phim siêu anh hùng đầu tiên, bộ phim đã làm tốt với sự táo bạo hình ảnh cần có. Nếu bạn có cơ hội xem bộ phim này trên màn ảnh rộng với nhạc nền sống, hãy chộp lấy ngay cơ hội đó nhé. Đó sẽ là một trong những trải nghiệm điện ảnh quan trọng để đời của bạn.

2. Phim Fantasia của Walt Disney (1940)

Phân cảnh The Night on Bald Mountain

Có rất nhiều phim hoạt hình Disney khác đẹp tuyệt. Nhưng, không có phim nào trong số đó đẹp theo cách của Fantasia. Walt Disney sắp xếp để mang những tác phẩm nhạc cổ điển đồ sộ đến với công chúng cùng hình hoạt họa khéo léo và có điềm báo. Riêng ý tưởng gắn liền với nghệ thuật. Phân cảnh The Night on Bald Mountain là cơn ác mộng trở thành hiện thực, trong khi phân cảnh Nutcracker hoa mỹ có lẽ là đoạn dùng nhạc Tchaikovsky tốt nhất trên màn ảnh. Bản nhạc Rite of Spring làm cho The Land Before Time trông như truyền hình rẻ tiền. Mỗi một phân cảnh có thể đứng độc lập trong số những phim hoạt hình hay nhất từng được thực hiện – và là độc nhất vô nhị khi ghép chúng lại với nhau.

1. Phim The Thief and the Cobbler của Richard Williams (1964-1993)

Phim này có thể xem là ăn gian. Phim The Thief and the Cobbler là kiệt tác tuyệt vời chưa hoàn thành của Richard William, nhà làm phim hoạt hình từng đoạt giải Oscar đã thực hiện các phim như Who Framed Roger Rabbit?, A Christmas Carol và vô số cảnh giới thiệu phim kinh điển khác. Ông bắt tay thực hiện dự án mà ông say mê vào năm 1964. Bộ phim là tuyệt tác nghệ thuật, đỉnh cao trong toàn bộ những trải nghiệm công việc. Nhưng không có kinh phí, và việc sản xuất lúc được lúc không trong nhiều năm. Năm 1988, hãng Warner Bros. quyết định cho ông sự hỗ trợ cần thiết, nhưng William đã chi quá ngân sách. Bộ phim cuối cùng cũng được nhà sản xuất Fred Calvert hoàn thành với vốn bảo đảm (cam kết phim thực hiện đúng hạn và trong ngân sách – ND), và phiên bản cuối cùng cũng được ra rạp nhưng không xuất sắc như trước.

Điều gì giúp tác phẩm làm vội không chất lượng của Calvert thật phi thường. Cốt truyện nham nhở thì không phải, và phần lớn những thay đổi làm hỏng cả bộ phim. Nhưng giờ chúng ta có lựa chọn khác. Nghệ sĩ Garrett Gilchrist đã mất nhiều năm thực hiện Recobbled Cut, phục hồi bản vẽ gốc. Hiện anh đã đi gần một phần tư chặng đường và đã đưa tác phẩm đang làm dở dang lên YouTube. Cảnh mở màn của phim tập trung vào Golden City vẫn choáng ngợp, lời giới thiệu về việc sắp đặt với lời nói khoa trương quá mức. Trong khi đó, người dân thành phố nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự một cách khác thường. Mỗi khung hình được sắp xếp rất đẹp, cả bộ phim được dàn dựng với linh hoạt tự nhiên. Phim là thành quả hiếm hoi nhất, phần nào hơi cứng nhắc về hình học nhưng tự do về hình dạng, thật xuất sắc ngay cả khi chưa hoàn thành.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi