Mặc dù không được quay 3D từ đầu, mọi thứ khác trong phim đều rất tối
tân hiện đại mà Disney hứa hẹn là trải nghiệm chuyển đổi 3D hậu kỳ tốt
nhất bạn được thưởng thức cho tới nay. Nhưng nếu mua vé cho chuyến đi
thăm sao Hỏa này -- ồ, xin lỗi, đi thăm Barsoom -- có cần thiết phải trả
phụ phí 3D không nhỉ?
Đó chính là điều chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu trong bài viết mới nhất của chuyên mục
3D hay không 3D,
trong đó chúng tôi duyệt theo một danh sách tất cả mọi điều bạn sẽ tìm
kiếm trong một trải nghiệm xem phim 3D và quyết định liệu John Carter có
đáng tiền vé không. Chúng ta không đánh giá chất lượng bộ phim -- bạn
có thể xem bình luận phim tại
đây -- mà chỉ xét một cách chuyên
biệt về công nghệ 3D để xem phần này có thành công hay không. Xin đọc
bên dưới những cảm nghĩ của chúng tôi về công nghệ 3D của bộ phim này.
Tính phù hợpPhim hành động chuyển đổi 3D hậu kỳ có thể rất mạo hiểm, dù nói chung là càng thâm dụng CGI thì càng có cơ may tốt hơn.
John Carter là một sử thi viễn tưởng quy mô lớn theo dòng
Avatar,
bộ phim đã định ra tiêu chuẩn cho 3D hiện đại, nhưng phim không được
sinh động về hình ảnh hay được đo ni đóng giày cho 3D bằng xuất phẩm của
James Cameron. Có nhiều đại cảnh hành động rất sâu và các nhân vật CGI
vốn rất thích hợp với không gian ba chiều, nhưng cũng có những cảnh đối
thoại trong bối cảnh hoang mạc đầy cát, mờ mịt phù hợp với 2D. Phim
không hoàn hảo với 3D, nhưng cũng không đến nỗi không phù hợp.
Điểm: 3/5Kế hoạch và công sức
Andrew Stanton và ê-kíp cộng tác của ông đã lên kế hoạch mọi thành phần
của John Carter từ rất lâu, thậm chí cả thập kỷ -- Stanton, nhà sản xuất
và đồng biên kịch của ông đã có tất cả các bản vẽ về trẻ em người
Tharks và cư dân hành tinh Barsoom. Nhưng không ai trong đội ngũ sản
xuất phim này lên kế hoạch cho 3D. Disney đã quyết định chuyển đổi bộ
phim sang định dạng 3D trong giai đoạn hậu kỳ cùng thời gian họ loại bỏ
cụm từ "Of Mars" ra khỏi tựa phim, và mặc dù Stanton ủng hộ việc đổi
tựa, điều tối đa mà ông có thể làm được về 3D là một tuyên bố yếu xìu
"Tôi không nói phim phát hành ở định dạng 3D hay không." Nếu đạo diễn mà
còn không quyết muốn thấy phim của mình ở định dạng 3D, thì tại sao có
ai khác muốn?
Điểm: 1/5Sâu trong màn ảnhĐây là khía cạnh lẽ ra
John Carter
phải thực sự tỏa sáng -- hạng mục này miêu tả hiệu ứng 3D trông như có
một cửa số mở vào không gian thực, tạo chiều sâu cho cảnh vật hoặc,
trong trường hợp
John Carter, những cảnh chiến đấu hoành tráng.
Thỉnh thoảng hiệu ứng này có tác dụng, nhất là về cuối phim khi có tàu
không gian và người Tharks chạy tứ tung trong cảnh hoang m5ac bụi mù.
Nhưng kể cả ở đây, cảm giác hiệu ứng 3D giống như lớp sơn phết phủ lên
mọi thứ đã có hơn là làm tăng thêm cho hành động. Chắc chắn bạn có chút
chiều sâu từ các cảnh hành động trong
John Carter, nhưng ít đến nỗi có thể bạn không nhận ra.
Điểm: 3/5Trước màn ảnh
Hạng mục này thường để tính đến những yếu tố hào nhoáng của 3D, mà cũng
là thú vị nhất -- hình ảnh hoặc nhân vật vọt ra khỏi màn ảnh vào mặt
bạn, khiến bạn muốn nhảy khỏi ghế. Với một phim 3D chuyển đổi hậu kỳ thì
hiệu ứng này là không thể nào, và
John Carter không cố làm
vậy; bất kể những cảnh nhân vật hoặc tàu chiến bay về phía trước màn
ảnh, không thứ nào thực sự vọt ra. Nói cho đúng thì, đây không phải loại
phim làm được điều đó -- thỉnh thoảng phim cũng thú vị, nhưng không thú
vị theo kiểu những phim tận dụng khía cạnh này của công nghệ 3D. Nhưng
nếu bạn đi xem
John Carter để trông chờ có thứ gì bay vào mặt bạn thì không có đâu.
Điểm: 1/5Độ sángMang
cặp kính 3D trong rạp tức là mang kính mát xem phim rồi -- chắc chắn
kính giúp bạn thấy được ba chiều, nhưng sẽ làm mọi thứ trên màn ảnh tối
tăm đi. Phim 3D làm tốt bù đắp điều này, và
John Carter cũng có
làm, đảm bảo màu sắc và ánh sáng trông như khi không đeo kính. Nhưng
bối cảnh phim diễn ra ở một hành tinh như hoang mạc với bụi tung mù mịt
là phần chủ đạo của bảng màu thì
John Carter khó mà làm bật lên độ sáng rõ.
Điểm: 4/5Thử bỏ kính
Đây là cách để phân biệt rõ ràng giữa phim 3D chuyển đổi với 3D thứ
thiệt; gỡ cặp kính 3D ra trong lúc xem phim, và xem hình ảnh nhòe đi cỡ
nào. Càng nhòe thì 3D càng 'nhiều', và mọi thứ sẽ rõ ràng khi bạn lại
mang kính lên. Là một phim 3D hậu chuyển đổi,
John Carter đã lộ tẩy điều này khi bạn gỡ kính ra và và cũng chẳng thấy có thay đổi gì mấy. Công nghệ 3D trong
John Carter có vẻ tốt, nhưng khi gỡ kính ra rồi thì mới thấy hiệu ứng của công nghệ đó ít ỏi đến mức nào.
Điểm: 2/5Sức khỏe khán giảĐây
là điều hay về 3D hậu chuyển đổi mà không mấy hiệu quả -- phim cũng
không có khả năng làm bạn phát ốm. Đôi khi 3D được ứng dụng kém trong
các lớp hình ảnh hậu chuyển đổi có thể bị rung, và đôi khi hành động quá
nhanh thì 3D sẽ khiến bạn buồn nôn, bất luận có được ứng dụng tốt hay
không. Nhưng
John Carter gần với kiểu khung hình cổ điển hơn và
những cảnh hành động tuân thủ logic địa lý, nên bất luận máy quay di
chuyển thế nào cũng không làm bạn cảm thấy mệt mỏi nhức đầu.
Điểm: 5/5.
Kết luận 19 trên 35 điểm là dưới trung bình quá mức cho một đánh
giá điểm 3D. Hiệu ứng 3D không đến nỗi làm bạn đau đầu, và cũng chẳng
hay ho để làm tôn lên hành động -- được kết hợp điêu luyện nhưng vô ích
đến độ bạn sẽ không hề nhận ra. Có thể bạn hiểu vì sao Andrew Stanton
phải tỏ ra nước đôi về việc ứng dụng 3D cho phim của ông, và có cảm giác
có cơ hội thì ông cũng chọn phiên bản 2D thôi.
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi